Nhóm nhảy Việt gây sốt tại Asia's Got Talent

VnE| 25/11/2017 16:16

218 Dance Crew kết hợp hiệu ứng đèn LED để tái hiện các hình ảnh như quạt giấy, nón lá, rồng, hoa sen...

Tập sáu (vòng bán kết) chương trình Asia's Got Talent phát sóng tại Việt Nam tối 25-11. Nhóm nhảy 218 Dance Crew là đại diện duy nhất của Việt Nam ở vòng này.
Nhóm gây ấn tượng khi giới thiệu các hình ảnh đặc trưng của Việt Nam bằng hiệu ứng đèn LED. Giám khảo Jay Park nhận xét các thành viên đã tận dụng xuất sắc những đạo cụ đơn giản như quạt, ván trượt. Anh ấn tượng mạnh khi hình ảnh rồng xuất hiện. Giám khảo Anggun thích thú với sự giao thoa Đông - Tây mà 218 Dance Crew mang đến. "Các bạn đã mang đến những yếu tố văn hoá của đất nước mình và các chi tiết chấm phá đây đó được kết hợp trong một tổng thể hiện đại", Anggun nói.

Nguyễn Chấn Tín - nhóm trưởng 218 Dance Crew - cho biết, nhóm gặp một số khó khăn liên quan đến nhạc nền. Họ muốn nhảy trên nền nhạc dân gian Việt Nam nhưng buộc phải sử dụng nhạc của ban tổ chức do chưa xin được tác quyền. Các đạo cụ như quạt, rồng, cánh sen khá cồng kềnh. Nhóm phải tháo rời để mang lên máy bay. Khi đến Singapore, các thành viên tự lắp ráp lại.

Nhóm nhảy Việt gây sốt tại Asia's Got Talent
Nhóm nhảy 218 Dance Crew.

Trước đó, tại vòng sơ khảo, 218 Dance Crew gây ấn tượng khi nhảy trên nền nhạc Trống cơm. Nhóm cũng tái hiện nhiều hình ảnh đặc trưng của Việt Nam như nón lá, ông lái đò bằng hiệu ứng đèn LED.

Asia's Got Talent là chương trình tìm kiếm tài năng Châu Á, được phát sóng trong nước lần đầu năm 2015.

Ban tổ chức căn cứ vào số lượt bình chọn của khán giả để tìm đại diện vào buổi thi chung kết. Khán giả có thể bình chọn các tiết mục qua Google, Facebook Hashtag hay fanpage của Asia's Got Talent.

Asia’s Got Talent là phiên bản khu vực Châu Á của chương trình nhượng quyền Got Talent, phát sóng trên AXN Asia nhằm tìm kiếm ca sĩ, vũ công, ảo thuật gia, diễn viên hài kịch, và những tài năng nổi bật ở nhiều lĩnh vực biểu diễn, thuộc mọi lứa tuổi. Ca nương Kiều Anh, thí sinh Minh Tú, Huyền Trang của Việt Nam từng tham gia các mùa trước song không vào được bán kết.
(0) Bình luận
  • Nhà văn Đức Anh: “Viết văn hay viết phê bình đều cần phải có đầy năng lượng…”
    Nhà văn Đức Anh Kostroma (sinh năm 1993, tại Nga) từng “chào sân” với các tác phẩm ấn tượng như “Thiên thần mù sương”, “Tường lửa”, “Đảo bạo bệnh”. Hành trình sáng tạo đầy bản lĩnh của anh đã nhận được sự đánh giá cao của giới chuyên môn và ghi được dấu ấn mạnh mẽ trong lòng bạn đọc. Giải thưởng “Tác giả trẻ” năm 2023 của Hội Nhà văn Việt Nam đã gọi tên anh cùng với tiểu thuyết “Nhân sinh kép: Sống hai cuộc đời”, bởi đã dám dấn thân thể hiện thế giới quan của “người đi khai phá nét kiêu sa” trong cuộc sống.
  • Người lính và mùa xuân đất nước muôn đời
    Nguyễn Khoa Điềm là tác giả lớn của nền thơ Việt Nam hiện đại. Ông góp vào gia tài thơ ca Việt Nam nhiều tác phẩm xuất sắc, trong đó có bài “Đồng dao mùa xuân”. “Đồng dao mùa xuân” được sáng tác vào tháng 12/1994, in trong sách “Thơ Nguyễn Khoa Điềm - Tuyển tập 40 năm do tác giả chọn” (Nxb Văn học, Hà Nội, 2011). Tác phẩm gồm 9 khổ với 33 dòng thơ, theo thể 4 chữ với phong cách đồng dao. Bài thơ được xem là một trong những tác phẩm thành công trong việc khắc họa hình tượng người lính.
  • Văn học Việt Nam đương đại - những tác động và chuyển đổi tích cực
    Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, văn học và các loại hình nghệ thuật khác đang đối mặt với những thách thức của quá trình sáng tạo và tiếp nhận. Làm sao để công chúng Việt Nam không lãng quên văn hóa đọc, văn hóa thưởng thức và cảm thụ các bộ môn nghệ thuật như sân khấu, điện ảnh, múa, ca nhạc, hội họa… trước sự “bành trướng” của loại hình nghe nhìn, sự “cám dỗ” của điện thoại thông minh cùng các thiết bị điện tử và internet? Đối mặt với những thách thức ấy, các chủ thể sáng tạo đã nỗ lực như thế nào để
  • Chuyện phố - Tiếp nối hành trình trăn trở về thế sự
    Chiều ngày 25/3/2024, NXB Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bộ môn Lý luận văn học - Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm “Chuyện phố - Một tự sự về đô thị đương đại” tại sảnh Nhà E, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tới dự tọa đàm có đại diện của Ban giám hiệu nhà trường, đại diện Nhà xuất bản, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cùng đông đảo bạn đọc trẻ.
  • Lắng mình trong những mạch nguồn văn hóa
    Họa sĩ Trần Thị Thu (Thu Trần) bề ngoài có vẻ xù xì, gai góc đối với những ai lần đầu tiên gặp mặt, nhưng bên trong chị lại là người “khát sống, khát yêu” và say mê sáng tạo trong cõi riêng của mình. Không những là họa sĩ vẽ lụa đầy ngẫu hứng, phiêu lưu, chị còn thỏa lòng mình trên những tác phẩm hội họa hoành tráng theo phong cách biểu hiện, trừu tượng. Tranh hoành tráng của Trần Thị Thu cũng giống con người chị, thô ráp mà thâm trầm, tĩnh lặng mà nồng nàn, tầng tầng lớp lớp câu chuyện ẩn trong những mạch nguồn văn hóa mà chị gắn bó, tự thân tìm hiểu đến ngọn ngành.
  • Nhà văn Lê Minh Khuê xa & gần
    Nhà văn Lê Minh Khuê (sinh năm 1949, tại xã An Hải, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) từng là phóng viên Đài Phát thanh Giải phóng, Báo Tiền phong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ; sau 1975 là phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam, biên tập viên Nhà xuất bản Hội Nhà văn.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Nhóm nhảy Việt gây sốt tại Asia's Got Talent
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO