Như một lời tri ân sâu sắc...

Thanh Bình| 24/09/2020 19:23

Tiếp sau cuộc hội thảo khoa học “Vai trò của nhà viết kịch Nguyễn Trung Phong với dân ca ví, giặm” được tổ chức tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An ngày 19/10/2019, một cuốn sách mang tên "Nhà viết kịch Nguyễn Trung Phong: Tác giả - tác phẩm" do Nhà xuất bản Văn học ấn hành cũng đã được ra mắt bạn đọc. Lễ ra mắt sách vừa được tổ chức tại Hà Nội sáng ngày 24/9/2020.

Cuốn sách như một lời tri ân sâu sắc, một sự ghi nhận và tôn vinh những đóng góp của nhà viết kịch Nguyễn Trung Phong đối với kho tàng dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh và nền văn hóa xứ Nghệ.

"Nhà viết kịch Nguyễn Trung Phong:Tác giả - tác phẩm" dày hơn 500 trang được chia thành 2 phần: Phần I giới thiệu một số tác phẩm tiêu biểu, còn nguyên gốc của nhà viết kịch Nguyễn Trung Phong như: “Ép duyên”, “Cô gái sông Lam”, “Cô gái thôn Đông”, “Ngọc nữ giáng trần- Thấu tận thiên đình”,"Khi ban đội đi vắng", "Lòng mẹ”, “Ngọn lửa không bao giờ tắt”, “Giữa vụ cấy”. Trong số đó, vở chèo "Cô gái sông Lam"ra đời năm 1961 đã gây được tiếng vang lớn trên sân khấu cả nước, đưa ông trở thành một tác giả sân khấu chuyên nghiệp; còn vở kịch “Khi ban đội đi vắng” trong đó có điệu hát Giận mà thương đã được lan tỏa rộng khắp, trở thành đề tài cho nhiều nhạc sĩ sáng tác về xứ Nghệ.

Như một lời tri ân sâu sắc...

Cuốn sách như một lời tri ân sâu sắc với nhà viết kịch Nguyễn Trung Phong.

Phần 2có tiêu đề “Nguyễn Trung Phong – Huyền thoại ví, giặm” baogồm những bài viết, bài tham luận của các nhà khoa học, nhà thơ, nhạc sĩ, nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa đã trình bày tại hội thảo "Nhà viết kịch Nguyễn Trung Phong với nền kịch hát dân ca ví,giặm". Qua mỗi bài viết, bạn đọc hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp của nhà viết kịch Nguyễn Trung Phong - một con người hội tụ Đức – Tâm - Trí đã để lại cho đời những tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao, để lại trong lòng bè bạn, gia đình một hiền tài, yêu thương gần gũi với mọi người.

Nhà thơ Nguyễn Trung Hợi cho hay để có được cuốn sách này ông và nhà báo Nguyễn Minh Đức (cháu ruột của nhà viết kịch Nguyễn Trung Phong) đã dày công sưu tầm, tuyển chọn những tác phẩm kịch bản tiêu biểu của nhà viết kịch Nguyễn Trung Phong cùng những bài viết của các tác giả về ông.

Như một lời tri ân sâu sắc...

Ông Nguyễn Anh Vũ - Giám đốc NXB Văn học phát biểu tại buổi lễ giới thiệu sách.

Tại lễ ra mắt sách, nhà báo Nguyễn Minh Đức – Tổng biên tập báo Kinh tế đô thị, đồng chủ biên cuốn sách cũng đã chia sẻ thêm về quá trình sáng tác cùng những đóng góp nổi bật của nhà viết kịch Nguyễn Trung Phong. Nhà báo Nguyễn Minh Đức khẳng định: "Tác phẩm của nhà viết kịch Nguyễn Trung Phong đã khắc họa thành công hình tượng người chiến sĩ cách mạng những năm 30-31; khắc họa đời sống văn hóa tinh thần thời kỳ xây dựng Chủ nghĩa xã hội.Một số tác phẩm của ông đã nhen nhóm xây dựng con người mới, trong một xã hội mới và đấu tranh cho cái cũ, nghèo nàn, lạc hậu. Với vai trò nhà quản lý nghệ thuật sân khấu, ông là người dẫn dắt, đào tạo và tạo ra một thế hệ tài năng cho các văn nghệ sĩ xứ Nghệ...”.

Nhìn lại cuộc đời và sự nghiệp của nhà viết kịch Nguyễn Trung Phong, NSND Lê Tiến Thọ cho rằng dấu ấn lớn nhất của nhà viết kịch Nguyễn Trung Phong đó là ông đã sống trọn một đời cho đam mê nghệ thuật. Ông chính là người đã góp phần đưa dân ca Nghệ Tĩnh lên thành kịch hát dân ca, là người đã sáng tác thêm nhiều làn điệu mới làm giàu cho dân ca xứ Nghệ, mà thành công nhất phải kể tới làn điệu “Giận mà thương”. Ngoài sáng tác, ông còn là người dày công sưu tầm kho tàng dân ca cổ để nghiên cứu làm mới làn điệu dân ca xứ Nghệ; phát hiện đào tạo, hướng dẫn cho nhiều nghệ sĩ, diễn viên, góp phần tạo dựng một đội ngũ những thế hệ kế tiếp cho nền móng kịch hát dân ca vừa truyền thống vừa hiện đại”.

NSND Lê Tiến Thọ hi vọng, cùng với cuốn sách này, trong thời gian tới nhà viết kịch Nguyễn Trung Phong sẽ được trao giải thưởng Nhà nước – một giải thưởng xứng đáng cho những đóng góp của ông trong lĩnh vực văn học nghệ thuật.

(0) Bình luận
  • Hố băng
    Tôi nghe kể có một làng miền Tây hơn năm trăm năm không có lấy một đền chùa, nhà thờ, miếu mạo nào, mà cũng hơn năm trăm năm không có giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư, hay cử nhân đại học. Trái ngược hoàn toàn và cái làng sát bên hông nó, có một cái đình to vật vã với sắc phong mỗi mùa nắng ráo, ông từ phải đem ra phơi tràn cả lối đi, với các gia phả chi chít những tri huyện, thượng thư, thái úy.
  • Dưới bóng cây mận già
    Năm ấy, một ngày đầu mùa hè, con ngựa bạch xuất hiện ở cổng nhà tôi với hai cái sọt to tướng đầy măng rừng trên lưng. Chở nặng, và bị cột vào gốc cây, con ngựa đứng im, đầu hơi cúi xuống trầm tư. Cái đuôi dài xác xơ thi thoảng vẩy lên đuổi một con ruồi vô ý.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • Câu chuyện một giờ
    Kate Chopin (1850 - 1904) là nhà văn người Mỹ và là một trong những tác giả nữ quyền đầu tiên của thế kỷ 20. Vốn là một người nội trợ, nhưng cuộc đời bà đã thay đổi kể từ sau cái chết yểu của người chồng. Bà trở thành nhà văn viết truyện ngắn đầy tài năng và giàu năng lượng. Kate Chopin được biết đến nhiều nhất qua tiểu thuyết “The Awakening” (1899) - câu chuyện tiên tri đầy ám ảnh về một người phụ nữ.
  • Hoa thủy tiên của mẹ
    Đã nhiều năm trôi qua chúng tôi không lên bờ đón Tết. Mẹ nói đời mẹ gửi cả vào sông. Sống ở trên sông. Mai này mẹ nằm lại đáy sông, nhờ sông giữ giùm phần linh hồn người thiên cổ. Mẹ không muốn xa dòng sông nửa bước. Tôi lớn lên trên chiếc ghe chòng chành sóng nước, qua bao mùa gió trăng. Mùa xuân này tôi ra lái thuyền ngồi chải tóc.
  • Ký ức xương rồng
    (Làm sao em nhớ Mưa ngoài song bay… T.C.S)
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Như một lời tri ân sâu sắc...
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO