Những “chiến sĩ văn hóa” trên mặt trận chống dịch

HNM| 20/09/2021 14:45

Những ngày qua, khi thành phố tập trung mọi nguồn lực cho nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 cũng là lúc những “chiến sĩ văn hóa” của quận Hai Bà Trưng căng mình làm việc. Là một trong những điểm nóng về dịch ở Thủ đô, các cán bộ văn hóa thông tin từ quận tới cơ sở luôn là những “mắt xích” quan trọng giúp người dân kịp thời nắm bắt các thông tin hằng ngày để thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch.

Những “chiến sĩ văn hóa” trên mặt trận chống dịch
Quận Hai Bà Trưng luôn chủ động tuyên truyền, cung cấp thông tin cho người dân về phòng, chống dịch Covid-19.

Thông tin nhanh, kịp thời

Một ngày làm việc của chị Đặng Hồng Thúy, công chức văn hóa - xã hội phường Lê Đại Hành thường bắt đầu từ 7h sáng bằng việc soạn và đọc bản tin phát thanh thông báo cho người dân về các chỉ đạo mới nhất của phường, quận, thành phố. “Những ngày cao điểm xét nghiệm và tiêm vắc xin vừa qua, chúng tôi phát 4-5 bản tin/ngày với thời lượng 30 phút để thông tin về các chỉ đạo liên quan đến chống dịch, ngày - giờ lấy mẫu xét nghiệm, rồi các điểm cách ly y tế do có F0, F1... Dù công việc bận rộn, nhưng tôi còn thường xuyên hỗ trợ các chốt trực và tổ chức tuyên truyền lưu động tại các điểm tiêm”, chị Thúy chia sẻ.

Từ ngày 24-7, khi thành phố thực hiện giãn cách xã hội, anh Đào Văn Sơn, công chức văn hóa - xã hội cũng như các đồng nghiệp khác của phường Bạch Đằng không có ngày nghỉ vì kiêm nhiệm nhiều việc. Anh Sơn chia sẻ: “Mỗi sáng, sau khi hoàn thành bản tin phát thanh, tôi lại đọc nhanh các thông tin trên báo, các văn bản chỉ đạo liên quan đến phòng, chống dịch để cập nhật lên trang thông tin điện tử của phường. Ngoài ra, chúng tôi còn tổ chức tuyên truyền bằng loa kéo tại các chốt trực, khu phong tỏa hay các điểm cung ứng hàng lưu động”.

Trong khi đó, 18 cụm loa của phường Nguyễn Du cũng đều đặn phát các bản tin hằng ngày về tình hình dịch bệnh. Chị Ông Thị Như Hoa, công chức văn hóa - xã hội phường Nguyễn Du chia sẻ: “Lịch cố định là vậy, song từ khi dịch bùng phát thì bất kể giờ nào có thông báo mới, hệ thống loa truyền thanh phường đều kịp thời phát để người dân hiểu và hợp tác với chính quyền”.

Sinh sống tại điểm nóng về dịch Covid-19, bà Dương Thị Ngọc (phường Nguyễn Du) cho biết, bà thường xuyên tiếp nhận thông tin do các cán bộ văn hóa cung cấp qua loa truyền thanh và mạng Internet để chủ động phòng, chống dịch. Còn ông Trần Văn Quang (phường Quỳnh Lôi) cho rằng, nhờ hệ thống thông tin nhanh, hiệu quả của cán bộ văn hóa từ quận tới cơ sở nên người dân có ý thức hơn trong việc chấp hành quy định phòng, chống dịch.

Phó Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin quận Hai Bà Trưng Nguyễn Như Cẩn cho biết, từ khi bùng phát đợt dịch thứ tư đến nay, phòng đã biên soạn và chuyển 82 tài liệu âm thanh tới cơ sở để tuyên truyền; các cán bộ văn hóa thông tin cơ sở thực hiện 3.921 buổi phát thanh với thời lượng 138.525 phút, sử dụng 10.162 lượt tin, bài để tuyên truyền. Đồng thời, tổ chức 100 lượt xe ô tô tuyên truyền lưu động, lắp đặt hàng chục cụm pano để nâng cao nhận thức của người dân về phòng, chống dịch.

Lan tỏa tinh thần cộng đồng chống dịch

Là địa bàn có mật độ dân cư đông và có số ca F0, F1 cao nên việc chủ động cung cấp thông tin về phòng, chống dịch Covid-19 luôn được các cấp chính quyền quận Hai Bà Trưng chú trọng. Chủ tịch UBND phường Bạch Mai Nguyễn Thùy Dương cho biết, công tác thông tin tuyên truyền qua mạng xã hội, trang thông tin điện tử, loa truyền thanh của phường giúp người dân hiểu và thực hiện tốt các quy định phòng, chống dịch. Đây là nỗ lực lớn của các cán bộ văn hóa, bởi cùng với công việc chuyên môn thì họ còn tham gia trực chốt, rà soát chi trả chế độ chính sách, các hoạt động hỗ trợ người khó khăn…

Anh Đào Văn Sơn, công chức văn hóa - xã hội phường Bạch Đằng chia sẻ, trước tình trạng thông tin giả tràn lan trên mạng xã hội, các cán bộ văn hóa từ quận tới cơ sở còn cập nhật và hướng dẫn người dân tiếp cận các nguồn thông tin chính thống để hiểu đúng về công tác phòng, chống dịch. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền để người dân có trách nhiệm khi sử dụng mạng xã hội.

Phát huy vai trò xung kích trên mặt trận văn hóa thông tin, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin quận Hai Bà Trưng Nguyễn Thị Ngọc Anh cho biết, từ đầu năm 2021 đến nay, trên Cổng thông tin điện tử quận và trang thông tin điện tử của 18 phường chủ động thông tin kịp thời, chính xác các văn bản chỉ đạo của các cấp; các hoạt động nổi bật của địa phương trong phòng, chống dịch. Trong đó, Cổng thông tin điện tử quận đã đăng tải 842 tin, bài, tài liệu, còn trang thông tin điện tử 18 phường đăng tải 8.942 tin, bài, tài liệu liên quan.

Đánh giá cao sự vào cuộc đầy trách nhiệm của đội ngũ cán bộ văn hóa thông tin quận, Phó Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng Nguyễn Thị Thu Hiền cho rằng, bên cạnh sự chỉ đạo kịp thời của các cấp chính quyền thì công tác thông tin tuyên truyền là một mặt trận quan trọng giúp đẩy lùi “giặc” Covid-19. Những đóng góp của các “chiến sĩ văn hóa” còn góp phần tạo đồng thuận xã hội, lan tỏa những nét đẹp văn hóa và nghĩa cử để mỗi người chung tay cùng thành phố sớm đẩy lùi đại dịch.

Hãy cài đặt Bluezone để bảo vệ mình, bảo vệ mọi người. Để cài đặt ứng dụng này trên điện thoại, cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.

Bước 2: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth để ghi nhận tiếp xúc với những người dùng đã cài đặt Bluezone khác. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.

Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2m đã sử dụng Bluezone, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc.

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Những “chiến sĩ văn hóa” trên mặt trận chống dịch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO