Những làng hoa Hà Nội

Thu Hằng/NSHN| 25/01/2019 11:11

Để phục vụ cho nhu cầu chơi hoa, thưởng hoa, từ khi về định đô tại Thăng Long, nhà Lý đã cho thành lập những “hoa điền” ven kinh thành, mạn Hồ Tây. Cuộc sống đổi thay, nhiều vùng đất này không còn trồng hoa để lại nhiều bâng khuâng, tiếc nuối...

Thăng Long – Hà Nội đã từng có những làng hoa nổi tiếng là Ngọc Hà và Nghi Tàm. Khi cả hai làng hoa ấy chỉ còn là hoài niệm do sự mở rộng và phát triển Thủ đô, Hà Nội lại có thêm nhiều làng hoa mới như Mê Linh, Tây Tựu, Từ Liêm… Những làng hoa Hà Nội thực sự trở thành những lẵng hoa đẹp trang điểm cho bộ mặt thành phố thêm phần lộng lẫy.
Những làng hoa Hà Nội
Ảnh MARCUS LACEY

Mỗi dịp Tết đến xuân về, làng hoa Nhật Tân lại đông vui nhộn nhịp. Người dân Hà nội thường rủ nhau đến để ngắm hoa, chụp ảnh và để mua hoa về chơi Tết. Ngoài violet tím, layơn đỏ, thược dược muôn màu… phải kể đến những vườn đào chạy hàng thẳng tắp, e ấp nụ hoa, lác đác lộc non mang vẻ đẹp xuân vừa dịu dàng, vừa nồng thắm. 
Những làng hoa Hà Nội
Ảnh VIẾT THÀNH

Người Nhật Tân xưa thường bảo nghề trồng đào bạc lắm, sương gió quanh năm mà vẫn nghèo. Nhưng đó là câu chuyện cũ. Bây giờ nói đến hoa, người ta bảo đó là một ngành công nghiệp bạc triệu. Khi kinh tế phát triển, có người tìm đến những thú chơi hoa mới nhưng cũng nhiều người tìm về những tinh hoa xưa. Nhờ đó mà đào thất thốn - giống đào quý Nhật Tân tưởng thất truyền đã được hồi sinh, mở ra hy vọng hồi sinh nhiều giống hoa quý của những làng hoa Hà Nội xưa.
Những làng hoa Hà Nội
Ảnh PHAM HẢI

Làng hoa Tứ Liên có lịch sử nghề hoa hàng trăm năm. Nơi đây nổi tiếng về các loại hoa cảnh. Những mảnh vườn, góc sân, thậm chí cả ban công sân thượng ở nhà cũng được bà con tận dụng để trồng và triết ghép uốn tỉa cây cảnh. Sở dĩ nơi đây được nhiều người chơi cây cảnh biết tới là vì làng quê nằm kề sát với làng cây cảnh Nghi Tàm, nên các nhà vườn cũng học hỏi được nghề và bí quyết trồng và tạo dáng cây cảnh.
Những làng hoa Hà Nội
Ảnh MARCUS LACEY

Cũng men theo Hồ Tây và sông Hồng chừng hơn cây sỗ chúng ta sẽ bắt gặp một làng hoa khá nổi tiếng, đó là làng Quảng Bá.

“Quất Quảng Bá, cá Hồ Tây”

Cái nổi tiếng của cây quất cảnh ở đây không phải là những cây sai quả mà là những cây quất dáng đẹp, quả to khi chín vàng rộ và lá xanh tươi tốt. Chẳng thế mà những nhà vườn ở Quảng Bá không phải mang cây vào phố bán rong, mà những người sành điệu về quất cảnh lên tận vườn để chọn, dẫu rằng có đắt hơn nhiều so với giá mua dưới chợ hoa Hàng Lược.
Những làng hoa Hà Nội
Ảnh VIẾT THÀNH

Cách trung tâm Thủ đô 15km về phía tây bắc, làng Đăm bao năm vất vả với nghề trồng rau, giờ đã chuyển sang trồng cúc, trồng hồng… Ngày đầu người ta chê hoa Tây Tựu kém sắc nhưng theo thời gian, cứ từng bước, từng bước khắc phục, hoa Đăm dần tìm được thương hiệu với nhiều loài mới và đáng nói hơn là người trồng hoa nơi đây đã biết cách “bắt” hoa nở đúng thời điểm mà vẫn giữ được sắc, được hương. Ngày áp Tết, nhìn những cánh đồng hoa hồng, cúc, đồng tiền, ly… muôn màu sắc nối nhau chạy dài, một cảm giác thư thái nhẹ nhàng giữa mùa xuân tràn căng sức sống.
Những làng hoa Hà Nội
Ảnh VŨ QUANG HUY

Mươi năm trước, từ Phú Thượng, Nhật Tân nhìn sang bên kia cầu Nhật Tân, chỉ thấy một màu xanh mướt mải của ngô, hoa màu bên Đông Anh. Nhưng giờ, vào quãng Một, Chạp đi trên cầu Nhật Tân đã thấy một màu vàng ối trải ngút tầm mắt. Bãi ngô của xã Tầm Xá hôm nào giờ đã thành “vựa” quất cảnh mênh mông. Đi tiếp nữa là cơ man nào là những làng hoa. Hoa, cây cảnh đã là “chân kiềng” xây dựng nông thôn mới của Đông Anh với những vùng hoa chuyên canh ở các xã Kim Chung, Vân Trì, Uy Nỗ…
Những làng hoa Hà Nội
Ảnh MARCUS LACEY

Ngoài những làng hoa kể trên còn đó những Xuân Phương, Nam Hồng, Vân Trì, Thanh Trì hay cả vùng hoa rộng lớn ở Mê Linh, Gia Lâm, Chương Mỹ… Biết đâu những vùng hoa mới này sẽ viết tiếp những câu chuyện về làng hoa truyền thống của Hà Nội cho mai sau. 
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Những làng hoa Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO