Những loài hoa tài lộc, may mắn đắt hàng nhất mùa Vu lan

Ngọc Hà/Gia đình. NET.VN| 12/08/2019 07:06

Sắp tới lễ Vu lan, một số loại hoa được coi là rước tài lộc, sức khỏe, thịnh vượng, đắt hàng, giá tăng gấp đôi vì nhu cầu dâng cúng báo hiếu cha mẹ, gia tiên

Những ngày cận kề lễVu lan, Rằm tháng 7, chợ hoa tươi Quảng Bá lớn nhất Hà Nội nhộn nhịp cả đêm, lượng hoa về chợ tăng gấp 3 lần ngày thường, giá hoa tươi tăng 20 – 50%, nhất là các loài hoa được coi là rước tài lộc, sức khỏe, may mắn, hạnh phúc… như: cúc, hồng, sen, mẫu đơn, hoa huệ…
Những loài hoa tài lộc, may mắn đắt hàng nhất mùa Vu lan - Ảnh 1.

Hoa tươi về chợ hoa Quảng Bá tăng gấp 3 lần bình thường

Chị Lê Thị Nở (vùng hoa Mê Linh, Hà Nội) chia sẻ, năm nay thị trường hoa không nhiều do thời tiết khi hoa làm nụ, đơm bông thì nắng nóng kéo dài, lúc thu hoạch thì mưa lớn dầm dề… vì vậy giá hoa tươi phục vụ Lễ Vu lan cao hơn so với tháng 7 năm ngoái, giá hoa tại vườn đã tăng 20 - 30% so với ngày thường, tới Rằm giá có thể tăng cao hơn.

Tại các chợ bán lẻ, giá hoa cúc Đà Lạt bông to và đẹp hơn hoa cúc thường, tươi lâu giờ đã tăng thêm 7.000đ/bông, bán lẻ đã hơn 20.000đ/bông. Giá hoa cúc to bình thường chỉ 3.000đ/bông, nay là 4.500đ/bông. Các loại hoa cúc khác do nắng nóng kéo dài nên sinh trưởng chậm, bị hỏng nhiều nên giờ mới thu hái lứa đầu nên bông bé và ít.

Hoa hồng ta (hồng thơm, hồng đỏ) tăng giá từ 10.000 - 10.500 đồng/chục, hay là 2.000 – 2.500đ/bông, và là hoa cúng giá hợp túi tiền nhiều người, nhưng những cành hồng lộc vẫn đắt hàng. Hoa hồng Đà Lạt từ 40.000 tăng lên 50.000đ/bó 10 bông.

Những loài hoa tài lộc, may mắn đắt hàng nhất mùa Vu lan - Ảnh 2.

Hoa hồng ta là hoa cúng giá hợp túi tiền nhiều người

Hoa mẫu đơn ít hàng nên thương lái đã về tận vườn hoa Tây Tựu (Hà Nội) thu mua, bán lẻ tại chợ giá 35.000-40.000đ/10 bông.

Hoa sen cuối vụ giá khá cao, sen Hồ Tây dao động từ 70.000 - 200.000đ/bó 10 bông, tùy loại. Hoa sen các vùng lân cận như Cổ Nhuế, Từ Sơn… giá 45.000 -100.000đ/bông tùy loại.

Hoa ly cành màu vàng, trắng, hồng 25.000 đến 35.000đcành tùy màu (tăng 5.000đ/cành).

Hoa huệ thanh cao, dáng đẹp, đang được ưa chuộng cúng lễ Vu lan giá 40.000đ/10 bông, nay cũng tăng giá lên 50.000 -55.000đ/chục mà thị trường không có nhiều hàng. 

Giá hoa tăng do nhu cầu thị trường cao đột biến trong lễ Vu lan, lượng hoa hiếm và dự đoán đến lễ Vu lan giá hoa tươi có thể nhích nhẹ.

Những loài hoa tài lộc, may mắn đắt hàng nhất mùa Vu lan - Ảnh 3.

Hoa sen đã cuối vụ, giá tăng nhẹ

Trong nghi thức cúng Vu lan và ngày mùng Một, ngày Rằm thì những bình, bát hoa tươi thắm đầy ý nghĩa dâng lên như một sự biết ơn, kính trọng và tình yêu dành cho đấng sinh thành và gia tiên, tiền tổ.

Có một số loài hoa dâng ngày lễ Vu lan vừa đẹp thanh khiết, với ý nghĩa trân trọng biết ơn dâng lên chư Phật, gia tiên điều thiện, điều tốt lành. Với các tăng ni, Phật tử thì cúng dâng hoa là thể hiện cho việc tu nhân, bởi thấy hoa là nhớ đến việc tu nhân thiện. Mỗi loại hoa đẹp có ý nghĩa khác nhau vì vậy nên chọn được hoa đẹp cả về hương sắc và có ý nghĩa sẽ rất tốt.

Các loài hoa dâng cúng Vu lan có ý nghĩa tốt lành gồm:

- Hoa sen là quốc hoa, được các phật tử coi là linh thiêng để dâng cúng Tam bảo, được nhiều người lựa chọn cúng dường dịp lễ Vu lan.

Những loài hoa tài lộc, may mắn đắt hàng nhất mùa Vu lan - Ảnh 4.

Hoa huệ ta được dâng cúng nhiều trong lễ Vu lan

– Hoa huệ ta hương thơm thanh nhã, đẹp và trưng được lâu, thích hợp dâng cúng trên ban thờ.

- Hoa ngọc lan hương thơm thanh khiết, trang nghiêm không gian thờ cúng, là biểu tượng cho tấm lòng thơm thảo, nhân từ… nên được cắm, hoặc bày đĩa trên ban thờ.

- Hoa mẫu đơn vương giả sang trọng, là biểu tượng của sự thịnh vượng, phồn vinh… nên được chọn cúng Vu lan và các ngày mùng Một, ngày Rằm. Dâng hoa Mẫu đơn báo hiếu là cách thể hiện tình yêu sâu sắc, tình yêu vô bờ bến với đấng sinh thành.

Những loài hoa tài lộc, may mắn đắt hàng nhất mùa Vu lan - Ảnh 5.

Hoa Mẫu đơn

- Hoa ly màu sắc rất tươi tắn, tượng trưng cho sức sống mãnh liệt, rất được chuộng để dâng cúng Vu lan với ý nghĩa mong cha mẹ mãi mạnh khỏe để con cái có nhiều cơ hội phụng dưỡng, báo đáp công ơn sinh thành. Lễ Vu lan nên chọn màu ly trắng và ly hồng là phù hợp nhất.

- Hoa lan biểu tượng quyền quý, hương thơm đặc trưng với thông điệp Cha mẹ vất vả nuôi chúng con khôn lớn thành người, chẳng biết đến khi nào công ơn này mới đền đáp hết được, hứa sẽ luôn ở bên cha bên mẹ, chăm sóc, yêu thương cha mẹ.

- Lễ Vu lan tặng cha mẹ hoa màu tím, màu vàng là sang trọng và phù hợp nhất, vò hoa lan vừa phải, dễ chăm sóc.

Những loài hoa tài lộc, may mắn đắt hàng nhất mùa Vu lan - Ảnh 6.

Hoa cẩm chướng

- Hoa cẩm chướng dùng lễ Vu lan tượng trưng cho tình yêu vĩnh cửu. Ý nghĩa hoa cẩm chướng hồng là con nhớ ngay đến sự dịu hiền của mẹ. Hoa cẩm chướng đỏ là thể hiện tình yêu mãnh liệt dành cho mẹ. Hoa màu trắng thể hiện sự tinh khiết.

Những loài hoa tài lộc, may mắn đắt hàng nhất mùa Vu lan - Ảnh 7.

Hoa hồng lộc luôn có giá cao

– Hoa hồng mang lại hạnh phúc, trường tồn - là loài hoa sang trọng, hương thơm đặc trưng, có nhiều ý nghĩa tốt lành, giá cả phù hợp nên được chọn nhiều nhất để dâng cúng và tặng mẹ trong lễ báo hiếu, thể hiện tình yêu vô bờ với đấng sinh thành.

Lễ Vu lan người Việt thường cài một bông hồng đỏ lên áo để thể hiện sự kính trọng đối với với cha mẹ vẫn còn sống, và những bông hồng trắng trên ngực áo là dành cho những bậc sinh thành đã khuất. Hình ảnh hoa hồng mang sự thiêng liêng, niềm xúc động, cảm xúc trào dâng từ trẻ nhỏ đến người già.

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Điện Biên Phủ - nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật
    Sáng 19/4, tại Điện Biên, Hội đồng Lý luận - Phê bình Văn học nghệ thuật Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Điện Biên Phủ - thiên anh hùng ca, nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật”.
  • Đấu xảo Hà Nội Vang bóng một thời
    Cách đây 78 năm, đúng vào ngày 1/5, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội) đã diễn ra cuộc mít tinh khổng lồ với trên 25.000 người tham gia. Địa điểm này khi xưa được mang tên Đấu xảo - một công trình tráng lệ và đồ sộ, mang tầm vóc quốc tế.
  • Vẽ tiếp bức tranh về “Văn minh trà Việt”
    Hành trình văn hóa uống trà trải dọc bề dày suốt hơn 5000 năm của người Việt đã được tác giả Trịnh Quang Dũng phác thảo sinh động trong cuốn sách “Văn minh trà Việt”. Sách do NXB Phụ nữ ấn hành vừa trình làng bạn đọc đúng vào dịp Ngày Sách Việt Nam lần thứ 3 – 2024.
  • Vì sao phân khu Tài Lộc được ví như “mỏ vàng” trên đảo Vũ Yên?
    Nằm ngay cửa ngõ của Thành phố Đảo Hoàng Gia Vinhomes Royal Island, lại sở hữu nhiều lợi thế hiếm nơi nào có được, phân khu Tài Lộc được xem là biểu tượng của sự thịnh vượng và may mắn, hội tụ đầy đủ các yếu tố đầu tư sinh lời, kinh doanh thuận lợi.
  • Mảng xuất khẩu của Vinamilk khởi sắc nhờ các thị trường chủ lực
    Mảng xuất khẩu của Vinamilk năm 2023 tăng về cả doanh thu và số thị trường, kết quả quí I/2024 dự báo tích cực. Bên cạnh sự đóng góp lớn từ các thị trường chủ lực truyền thống, nhiều thị trường mới đã được khai phá.
Đừng bỏ lỡ
Những loài hoa tài lộc, may mắn đắt hàng nhất mùa Vu lan
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO