Những số phận mỏi mòn nơi xóm chạy thận

Nguyễn Trang| 08/04/2020 16:40

Nằm trong ngõ Cột Cờ - Lê Thanh Nghị, Hai Bà Trưng (Hà Nội) những dãy nhà trọ nhỏ, sâu hun hút ngày nắng hay ngày mưa đều chỉ le lói ánh sáng, cũng giống cuộc sống nhiều bệnh nhân chạy thận trong xóm trọ chỉ còn le lói. Căn bệnh suy thận mãn đã rút hết sinh lực của họ, bất cứ ngày nào với họ cũng là ngày cuối cùng. Chẳng cần đến lúc dịch Covid-19 xuất hiện thì cuộc sống của họ vốn đã rất mong manh…

Những số phận mỏi mòn nơi xóm chạy thận
Lam lũ những khu nhà trọ của người chạy thận

Những căn phòng trống…

Bệnh nhân ở xóm thận này, người trẻ thì từ 20 – 30 tuổi, già thì từ 60 – 70 tuổi, hàng trăm người ở mọi nẻo, mọi tỉnh thành, nhưng họ cùng chung một số phận. Cái xóm ấy có nhiều nhà cho thuê trọ, chủ yếu là những căn phòng trọ nhỏ xíu, rộng thì kê vừa giường đôi, còn đa số chỉ đủ kê một chiếc giường một. Các dãy phòng chẳng bao giờ vắng khách thuê trọ. Ấy thế nhưng cứ thỉnh thoảng những người trọ cùng xóm lại thẽ thọt đi qua những căn phòng trọ trống. Mới hôm qua thôi, căn phòng ấy còn có người bệnh như họ thuê, cùng đồng cam cộng khổ, nhưng rồi hôm nay như ngọn đèn cạn kiệt dầu, đã nhắm mắt xuôi tay. Căn phòng trống trải, người mới đến thì thấy lạnh lẽo, nhưng người ở lâu thì biết rằng đó là điều tất yếu, bởi không biết khi nào, căn phòng họ đang ở, lại trở thành một căn phòng trống.

Không chồng, cũng chẳng con, bà Nguyễn Thị Ráng, sinh năm 1963, quê Đông Hưng, Thái Bình lấy bệnh viện làm nhà, những bệnh nhân trọ cùng xóm chạy thận Lê Thanh Nghị là người thân. Đã hơn 2 năm nay, bà không về quê thăm người mẹ già đã 87 tuổi mà sống lay lắt trên phố nhờ vào tuần 3 buổi lọc máu.

Còm cõi, khó khăn, bà Ráng đưa tôi đến thăm căn phòng nơi bà thuê trọ. Nói là phòng, nhưng thực tế nó chỉ vẻn vẹn 3,4m2, kê vừa đủ một chiếc giường cùng tầm 50 phân dư ra để đặt những đồ cá nhân khác. Căn phòng lợp mái tôn, được trát sơ sài với lớp tường gạch mỏng dính. Có lẽ chỉ cần một trận mưa cũng đủ cả vách tường ướt sũng. Mùa hè chắc không cần tưởng tượng, dưới cái nóng 39, 40 độ, căn phòng có lẽ không khác cái lò xông hơi.

Phòng của bà Ráng là một trong 7 phòng ở cùng một khoảng đất tầm trên 30m2. Số phòng nhiều, diện tích phòng nhỏ, nên đầu hồi chủ nhà có dành ra chút diện tích để bệnh nhân có thể sử dụng làm bếp. Cuối dãy là nhà vệ sinh vẻn vẹn 1m2 cùng nhà tắm đối diện. Người đàn ông đang cặm cụi lăn sơn bên ngoài các vách phòng chào tôi rồi cho biết, ông vốn là chồng của một bệnh nhân đang trọ ở đây, quê Nam Định. Hôm nay lên thăm vợ, thấy nhà cửa tuềnh toàng, tối tăm nên đi mua sơn rồi về lăn cho cả dãy. “Các bà ấy khổ quá cô ạ. Hôm trước Hà Nội có trận mưa, nước ngập mấp mé chân giường. Tạnh mưa, người nào người ấy cầm bát tát nước ra khỏi phòng mà thở như kéo bễ”. Ông cho biết.

E ngại vì chuyện Hà Nội sắp vào hè, bà Ráng cười với tôi. Rằng bà quanh năm mùa đông cũng như hè, cứ sù sụ chăn áo. Thân nhỏ gày còm chỉ còn da với xương, làm gì còn sức để mà cảm thấy nóng. Bà yếu lắm rồi, những ngày chạy thận ở Bệnh viện Bạch Mai, lúc đi bà bắt xe ôm đầu ngõ vào viện, lúc về thì đi cùng xe với một cậu cùng xóm. Bà bảo: “Hôm trước cậu ấy bảo có lẽ cậu ấy bán xe, tôi lo lắm. Nếu cậu ấy bán thì không biết tôi đi đứng thế nào. Tháng 100 nghìn tiền xe ôm thì cố gắng được, chứ hơn nữa thì lấy đâu ra. Mà sức thì không thể lê nổi chân từ bệnh viện về nhà trọ được.”

Chẳng thế mà hai năm trời rồi, bà đâu có về được nhà. Mẹ già ở quê nhờ anh em họ hàng, con cháu chăm sóc, còn bà có Tết, có lễ cũng chịu vì tuần 3 buổi cứ đều tăm tắp. Thiếu một buổi cũng không được. Đi một km đã vất, nói gì đến cả hành trình vài ba tiếng đồng hồ ngồi xe mà về quê.

Bà Ráng cho biết, nhà trọ này là nhà trọ thứ bao nhiêu bà chuyển trong xóm này bà không nhớ nữa. Chuyển vì một phần không còn đủ tiền thuê, một phần vì chủ nhà xây chung cư mini cho thuê để được giá. Cứ di chuyển đầu xóm, cuối xóm như thế. Cũng may nhà cũng chẳng có gì mà chuyển, thế nên “di động” cũng không ngại.

Những số phận mỏi mòn nơi xóm chạy thận
Bà Nguyễn Thị Ráng trong căn phòng trọ rộng 3 - 4m2

Câu chuyện thỉnh thoảng ngắt quãng vì người qua, người lại hỏi thăm bà Ráng. Bởi trong khu nhà trọ này, bà là người yếu nhất rồi. Mấy hôm trước ở xóm cũng đã tiễn một người về trời, phòng còn trống để đó chưa có ai thuê. Cứ đi qua, đi lại thấy trống trải nhưng với các bà, có lẽ chuyện cũng đã quen. Bao nhiêu năm trời, người còn, người mất đã không còn khiến những bệnh nhân nơi đây quá xúc động. Trăm người cùng một cảnh ngộ, chuyện nhắm mắt xuôi tay cũng là chuyện sớm muộn mà thôi.

Những bữa cơm 10 nghìn đồng

“Bà ý ốm nhiều rồi đấy - bà Hứa Thị Rinh, sinh năm 1950, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng bảo tôi. Bà là người mới đến sống khu này từ tháng 12 năm 2018. Bà bảo, nhà bà có 6 người con, nhưng lúc bà ốm mới có người xuống, còn không bà cứ kì cạch một mình thôi. Dẫn tôi ra chỗ nấu bếp cùng các căn trọ khác, bà bảo, cơm bà nấu ở đây. Chỉ được ăn 10 nghìn/bữa thôi, cũng có khi thế là đã là tươm tất vì chẳng có tiền để mà ăn hơn. Nhiều lúc có cái bánh mỳ của ai đó hảo tâm đem tặng, đó cũng đủ để giải quyết một bữa no rồi.

“Đợt rồi cái gì cũng tăng giá do mọi người sợ dịch Covid-19, cũng may chúng tôi mới được nhận bao gạo của người ta trao, thế nên chút mắm, ít rau cũng xong bữa”, bà Rinh cho biết. Rồi bà ngậm ngùi, tiền thuốc chữa bệnh còn không đủ, nói gì đến tiền ăn. Đói à, cũng chẳng thể đói được đâu. Sức người đã suy kiệt vì bệnh còn mấy mà ăn nhiều, húp bát cháo cầm cự cũng xong bữa. Nhiều khi sáng hôm nay có lịch chạy, tối hôm trước đã quay mòng mòng, đến nhấc chân tay đi còn khó, ăn uống được là bao.

Đã sinh sống và gắn bó với xóm chạy thận 25 năm trời, anh Mai Anh Tuấn (Ba Vì, Hà Nội) gần như là người đầu tiên “đặt móng” của cái xóm này. Bố anh cũng đã có thời gian ra đây cùng là bệnh nhân chạy thận như anh. Nhưng không may, ông đã mất rồi. Và anh cũng tiếp tục chứng kiến những người mới đến, những người khốn khổ ở khắp mọi tỉnh, thành cùng chung bệnh. Không những chung bệnh, họ còn chung sự khó khăn… “Hầu hết những người trọ ở đây là những người cực kỳ khó khăn. Họ thiếu thốn sức để có thể tự lực, họ cạn kiệt tiền bởi quá trình chạy thận không phải ngày 1, ngày 2. Chạy thận, có nghĩa là cuộc sống khi còn hơi thở, là phải nhờ vào sự trợ giúp của máy móc. Có nghĩa việc chạy thận sẽ chỉ dừng lại khi người ta nhắm mắt xuôi tay. Anh Tuấn nói.

Thế nên nhà có người suy thận có vương giả đến mấy cũng sẽ không thảnh thơi. Đó là chưa tính những gia đình như gia đình anh Tuấn đã phải bán hết, vay mượn hết để anh, bố anh… chống chọi bao nhiêu năm nay.

Anh Tuấn cho biết, hiện nay ở xóm chạy thận Lê Thanh Nghị còn khoảng 130 bệnh nhân ở trọ. Đa phần những bệnh nhân ở đây đều có bảo hiểm hoặc trợ cấp của xã hội, bởi họ đều thuộc diện nghèo hoặc tàn tật. Thế nhưng ngoài các danh mục trong bảo hiểm, còn rất nhiều thứ phải chi trả cho cuộc sống thường nhật. “Tùy theo điều kiện kinh tế của từng người, nhưng nói chung 1 tháng tiền thuốc ngoài bảo hiểm của một người chạy thận cũng rơi vào tầm 1 đến 2 triệu đồng. Đó là chưa kể tiền thuê nhà, tiền điện nước, ăn uống”. Anh Tuấn cho hay. 

Theo một bác sỹ đã điều trị cho bệnh nhân thận lâu năm, thì trong dịch Covid hiện nay, đây là những nhóm người dễ bị tổn thương nhất. Anh nói. “Bởi đơn giản, sức lực họ không còn, hệ miễn dịch đã suy yếu. Việc tuần 3 buổi ra vào bệnh viện cũng khiến họ có nguy cơ hơn rất nhiều. Hơn nữa, có thể trong nhóm đối tượng này, họ có thể có thêm những bệnh nền khác.” 
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Quận Tây Hồ: đối ngoại nhân dân góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp về công tác đối ngoại của Thủ đô
    Chiều 28/3, Quận uỷ Tây Hồ và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội đã tổ chức ký kết Chương trình phối hợp công tác đối ngoại nhân dân giai đoạn 2024 - 2025.
  • Trấn Bình Môn Kinh thành Huế như bị lãng quên
    Trấn Bình Môn là một cổng phụ trong 13 cửa của Kinh thành Huế nhưng ít người lui tới; như bị lãng quên, xuống cấp theo thời gian và tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai di dời dân để trả lại nguyên trạng cho di tích.
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Phú Thọ ra mắt tour du lịch "Về miền Di sản UNESCO ghi danh"
    Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Đặc biệt, dịp này, Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”, lấy đền Hùng làm điểm xuất phát chính để đi đến các điểm danh lam, thắng cảnh khác.
  • Quý I năm 2024, Thành phố Hà Nội đã thu hút 953,2 triệu USD vốn FDI
    Đây là thông tin được Chánh Văn phòng UBND Thành phố kiêm người phát ngôn UBND Thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng chia sẻ tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024”, diễn ra chiều 28/3 tại Trụ sở UBND Thành phố Hà Nội.
  • Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội
    Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội sẽ diễn ra đêm nhạc tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff.
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
  • Phố cổ của tôi
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Phố cổ của tôi của tác giả Nguyễn Duy Quý.
Những số phận mỏi mòn nơi xóm chạy thận
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO