Niềm vui ngày Tết

An Viên| 25/01/2020 20:35

Mẹ ơi, sắp đến Tết rồi! Các bạn con ai cũng trông Tết đến thật nhanh để được mua quần áo mới, dép mới, đồ chơi mới. Tết này, mẹ mua cho con cái áo mới thay cho cái áo cũ đã ngắn cũn mẹ nhé! Cái áo này con mặc ba mùa Tết rồi! Huấn nói, giọng vừa háo hức vừa năn nỉ, hi vọng. Chị Hoài gượng cười nhìn con. Đôi mắt chị lại thăm thẳm buồn nhìn qua khung cửa gỗ đã xin xỉn màu, lưa thưa từng rãnh mối mọt, giọng buông chùng

Niềm vui ngày Tết
Minh họa của LÊ HUY QUANG

- Mẹ ơi, sắp đến Tết rồi! Các bạn con ai cũng trông Tết đến thật nhanh để được mua quần áo mới, dép mới, đồ chơi mới. Tết này, mẹ mua cho con cái áo mới thay cho cái áo cũ đã ngắn cũn mẹ nhé! Cái áo này con mặc ba mùa Tết rồi! Huấn nói, giọng vừa háo hức vừa năn nỉ, hi vọng. Chị Hoài gượng cười nhìn con. Đôi mắt chị lại thăm thẳm buồn nhìn qua khung cửa gỗ đã xin xỉn màu, lưa thưa từng rãnh mối mọt, giọng buông chùng:

- Ừ… Để mẹ tính! Thằng bé Huấn nhìn mẹ, đôi mắt long lanh chợt đọng lại vẻ trầm buồn, phân vân:

- Nhưng… nhà mình nghèo thế này. Mẹ phải vất vả đi nhặt ve chai cũng chỉ đủ tiền cho con ăn học. Làm sao… Mà thôi mẹ ạ! Con không ước có áo mới nữa đâu. Mẹ không cần mua cho con nữa mẹ nhé! Con chỉ ước mẹ khỏe mạnh và sống với con mãi mãi thôi! Huấn nắm lấy bàn tay thô ráp, sần sùi của mẹ, bỗng thấy thương mẹ đến vô cùng. Chị Hoài kéo con lại, ôm chặt vào lòng. Trái tim người mẹ nghèo như được sưởi ấm bởi tình cảm yêu thương của đứa con ngoan. Xoa đầu con, chị thủ thỉ:

- Mẹ sẽ cố gắng để con trai của mẹ có áo mới mặc Tết như các bạn. Khẽ dụi đầu vào con, đặt lên trán lên má con những cái hôn, lòng chị ngập tràn yêu thương, hi vọng.

- Này, bọn mày ơi, nhìn thằng Huấn kìa! Quần thì ngắn cũn. Áo thì mỏng tang. Đã thế lại còn đi chân đất nữa chứ! Thằng Đồng hếch mắt ra hiệu cho cả bọn nhìn về phía Huấn đang đứng co ro bên cái chòi liêu xiêu của bà Năm vẫn ngồi bán rau củ trước cổng chợ. Tức thì thằng Sang, thằng Vững dừng tay chơi bi, ngước mắt nhìn về phía Huấn rồi lẳng lặng nhìn nhau.

- Nhà nó nghèo. Mẹ tao bảo, ba nó bị lũ cuốn trôi khi nó mới tròn một tuổi. Mẹ nó bị bệnh không làm được việc nặng nên suốt ngày đi nhặt ve chai khắp làng. Thôi, mình rủ nó cùng chơi bắn bi luôn cho vui! Nghe Vững nói, Sang và Đồng liền giơ tay lên ra hiệu cho Huấn. Huấn khép nép bước lại, vẻ rụt rè và bẽn lẽn.

- Mày chơi bắn bi với bọn tao không?

- Nhưng em không có bi!

- Bọn tao cho. Nào, lại đây! Huấn ngồi xổm xuống nền đất, tay rón rén đưa ra nhận lấy hai viên bi mắt mèo từ tay Đồng. Thế là trò chơi của đám trẻ con nhà nghèo bên cổng chợ làng rôm rả hẳn. Tiếng nói, tiếng cười của lũ trẻ cứ thế dằng dai cho đến khi mặt trời như hòn than sắp tàn từ từ khuất dần sau dãy tre cuối làng.

- Huấn ơi, đợi đã!

- Có chuyện gì vậy Loan?

- Huấn cầm lấy này. Loan tặng Huấn đấy!

- Đôi dép mới! Loan… Huấn… Huấn không dám nhận đâu. Loan cười híp mí:

- Loan mua tặng Huấn đôi dép từ số tiền tiết kiệm heo đất của Loan thôi mà! Huấn hãy đi cho ấm chân. Loan đặt vào tay Huấn đôi dép được gói kỹ trong chiếc túi nhỏ rồi quay đi và chạy một mạch về phía cuối con đường ngợp đầy sắc tím hoa cỏ may khiến Huấn cứ đứng tần ngần dõi theo, quên cả nói lời cảm ơn.

Chị Hoài dựng chiếc xe đạp cà tàng bên ngoài, rón rén bước vào cửa hàng quần áo. Chiếc nón lá rách te tua, thêm bộ quần áo đã bạc phếch, lấm tấm vài ba mảnh vá của chị khiến cô gái trẻ bán hàng tò mò.

- Chị… chị mua đồ cho ai ạ?

- Tôi… tôi mua đồ cho con trai! 

- À, vậy chắc chị mua đồ Tết cho con trai đúng không? Chị mua loại thường hay loại tốt, cỡ bao nhiêu để em chọn cho?

- Tôi… cho tôi xem rồi lựa được không cô? Chị Hoài gượng cười nhìn cô gái bán hàng chừng 20 tuổi, dáng người mảnh mai, mặt hoa da phấn đang đứng bên cạnh mình rồi quan sát các mẫu áo sơ mi mà cô gái đưa ra.

- Chiếc áo này… giá bao nhiêu tiền vậy cô?

- Cái này giá 120.000 đồng. Thấy chị Hoài đắn đo, lưỡng lự, cô gái bán hàng lại đon đả mời các mẫu áo khác:

- Chị có lấy áo tốt hơn không? Loại này 300.000 đồng, loại này 250.000 đồng, loại này… Cô gái chỉ tay vào những mẫu áo với những giá khác nhau rồi nhìn chị Hoài như muốn thăm dò ý kiến. Chị Hoài gượng gạo. Chị lục trong túi áo ra một bọc tiền, toàn là tiền lẻ 10.000 ngàn, 5000 ngàn, 2000 ngàn… Chị lẩm nhẩm tính nhưng chỉ vừa đủ 110.000 đồng. Nhìn cô gái trẻ bán hàng, chị Hoài ngần ngại:

- Cô… tôi… tôi còn có mỗi 110.000 này. Đây là số tiền tôi dành dụm, tiết kiệm được từ việc nhặt ve chai. Tôi…

- Dạ thôi... Em sẽ bán rẻ cho chị chiếc áo này với giá 110.000 ngàn. Cô gái trẻ vui vẻ vừa nói vừa gói chiếc áo sơ mi lại cho chị Hoài. Cảm ơn cô gái, chị Hoài rảo bước ra khỏi cửa hàng, lòng hân hoan như muốn đem về ngay cho con niềm vui trước thềm năm mới.

- Huấn ơi!

- A! mẹ đã về.

- Ừ! Ra đây, mẹ có cái này cho con. Chị Hoài lấy từ trong chiếc làn nhựa cái áo sơ mi được gấp gọn gẽ, bảo Huấn lại mặc thử. Huấn vừa vui sướng nhưng cũng buồn buồn.

- Mẹ ơi, mẹ mua áo cho con rồi lấy tiền đâu để lo tết ạ? Áo của mẹ cũng đã sờn vai, nhàu nhĩ hết rồi. Sao… mẹ không mua áo cho mẹ đi…! Giọng Huấn ngập ngừng.

- Mẹ mặc sao cũng được. Chỉ cần con có áo mới, con vui là mẹ hạnh phúc rồi! Huấn mặc chiếc áo mới mẹ mua, trong lòng vô cùng sung sướng và biết ơn mẹ. Niềm vui dâng đầy, nó chỉ biết đứng ôm mẹ mãi. Sực nhớ ra món quà Loan tặng, nó chạy ngay vào nhà lấy đôi dép mới khoe với mẹ. Chị Hoài vừa bất ngờ vừa xúc động trước tình cảm của cô bé hàng xóm dành cho con trai mình. Sau một hồi nghĩ ngợi, chị Hoài định bụng lát nữa sẽ sang nhà chị Nga, mẹ của Loan để nói lời cảm ơn. Vừa lúc ấy, giọng chị Nga đã vọng vào từ ngoài ngõ.

- Chị Hoài ơi!

- Ôi, chào chị Nga! Mẹ con tôi đang định sang nhà chị… Với vẻ bối rối, chị Hoài cầm trên tay món quà con trai được tặng, nhìn chị Nga và bé Loan:

- Cảm ơn chị và cháu đã tặng cho cu Huấn nhà tôi món quà này. Mẹ con tôi không biết lấy gì trả ơn chị và cháu.

- Ấy chết, chị đừng nghĩ ngợi gì cả. Hai đứa nhỏ học cùng lớp, lại cùng xóm. Chúng biết chia sẻ, đùm bọc với nhau như vậy mới tốt chị ạ. Chị Nga xoa đầu con gái, mỉm cười. Rồi chị lại vui vẻ:

- Cũng sắp đến Tết rồi. Tôi có ít gạo nếp, đậu xanh đem sang biếu chị gọi là. Tết này có cái gói bánh chưng cho cu Huấn ăn! Thấy chị Hoài ngần ngại, chị Nga xuề xòa:

- Xóm giềng với nhau cả. Nghĩ ngợi làm gì hả chị. Nói rồi hai người phụ nữ nhìn nhau với ánh mắt và nụ cười thân thiện.
Trong khi chị Nga và chị Hoài đang bàn chuyện tết nhất, thằng cu Huấn đem chiếc áo mới ra khoe với Loan. Đôi dép Loan tặng cũng được Huấn xỏ vào chân vừa vặn. Huấn thích thú cười híp mí. Nó ngắm nghía, quay ngang quay dọc rồi nhìn Loan ra vẻ muốn biết có đẹp hay không. Hai đứa trẻ say sưa nói về những ngày tết sắp tới. Niềm hạnh phúc cứ thế ngập tràn trên ánh mắt và nụ cười hồn nhiên, ngây thơ của chúng.
(0) Bình luận
  • Hố băng
    Tôi nghe kể có một làng miền Tây hơn năm trăm năm không có lấy một đền chùa, nhà thờ, miếu mạo nào, mà cũng hơn năm trăm năm không có giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư, hay cử nhân đại học. Trái ngược hoàn toàn và cái làng sát bên hông nó, có một cái đình to vật vã với sắc phong mỗi mùa nắng ráo, ông từ phải đem ra phơi tràn cả lối đi, với các gia phả chi chít những tri huyện, thượng thư, thái úy.
  • Dưới bóng cây mận già
    Năm ấy, một ngày đầu mùa hè, con ngựa bạch xuất hiện ở cổng nhà tôi với hai cái sọt to tướng đầy măng rừng trên lưng. Chở nặng, và bị cột vào gốc cây, con ngựa đứng im, đầu hơi cúi xuống trầm tư. Cái đuôi dài xác xơ thi thoảng vẩy lên đuổi một con ruồi vô ý.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • Câu chuyện một giờ
    Kate Chopin (1850 - 1904) là nhà văn người Mỹ và là một trong những tác giả nữ quyền đầu tiên của thế kỷ 20. Vốn là một người nội trợ, nhưng cuộc đời bà đã thay đổi kể từ sau cái chết yểu của người chồng. Bà trở thành nhà văn viết truyện ngắn đầy tài năng và giàu năng lượng. Kate Chopin được biết đến nhiều nhất qua tiểu thuyết “The Awakening” (1899) - câu chuyện tiên tri đầy ám ảnh về một người phụ nữ.
  • Hoa thủy tiên của mẹ
    Đã nhiều năm trôi qua chúng tôi không lên bờ đón Tết. Mẹ nói đời mẹ gửi cả vào sông. Sống ở trên sông. Mai này mẹ nằm lại đáy sông, nhờ sông giữ giùm phần linh hồn người thiên cổ. Mẹ không muốn xa dòng sông nửa bước. Tôi lớn lên trên chiếc ghe chòng chành sóng nước, qua bao mùa gió trăng. Mùa xuân này tôi ra lái thuyền ngồi chải tóc.
  • Ký ức xương rồng
    (Làm sao em nhớ Mưa ngoài song bay… T.C.S)
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Niềm vui ngày Tết
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO