Nỗi đau tột cùng của cô giáo chồng mất, con gái bị bệnh liệt giường

Nguyễn Hường| 07/09/2018 16:04

Chồng qua đời sau khoảng thời gian 7 năm chống chọi với căn bệnh suy thận bỏ lại người vợ một mình phải nuôi 2 người con. Nhưng trớ trêu thay, vào năm 2013, người con gái của cô lại mắc căn bệnh hiểm nghèo. Sự khó khăn lại chất thêm lên đôi vai gầy guộc của cô.

Đây là hoàn cảnh của cô Nguyễn Thị Nhàng (sinh năm 1968), quê ở thị trấn Hà Lam -huyện Thăng Bình – tỉnh Quảng Nam. Cô Nhàng trước đây là giáo viên dạy tiểu học, nhưng từ khi chồng cô bị mắc bệnh nặng, cô phải nghỉ việc để chăm sóc. Chồng cô Nhàng – ông Lê Văn Hà làmột chiến sĩ từng chiến đấu tại chiến trường Cam Pu Chia. Cách đây 7 năm, do vết thương chiến tranh tái phát ảnh hưởng rất nhiều đến thận ông phải đi chạy thận hết bệnh viện trong tỉnh đến bệnh viện tỉnh ngoài.
Nỗi đau tột cùng của cô giáo chồng mất, con gái bị bệnh liệt giường
Chị Nguyễn Thị Nhàng đã tìm đến tòa soạn báo Người Hà Nội để được hỗ trợ. Chị nhờ Báo kêu gọi sự chung tay của cộng đồng nhằm xoa dịu phần nào những khó khăn khi bệnh tình của con gái ngày càng nặng mà chị không còn khả năng kinh tế  
Tuy nhiên, căn bệnh suy thận mãn tính của chồng ngày một nặng, tình cảnh gia đình lại khó khăn, cô Nhàng đành phải bán căn nhà của gia đình để có tiền chữa bệnh cho chồng. Nhưng rồi, mọi điều tốt lành đều không xảy ra với gia đình cô. Sau 7 năm chống chọi với bệnh tật, chồng cô đã ra đi để lại vợ và 2 người con cho cô chăm sóc.

Bi kịch nối tiếp bi kịch, năm 2013, người con gái đầu lòng của cô bị mắc căn bệnh hiểm nghèo - bệnh viêm màng não. Khi học hết lớp 12 chuẩn bị bước vào kì thi đại học, con cô lên cơn co giật và được đưa tới bệnh viện. Các bác sĩ chẩn đoán con gái cô bị viêm màng não, dường mọi thứ dường như sụp đổ hết tất cả khi người mẹ phát hiện bệnh tình của con. Từ khi phát hiện bệnh đến nay, không năm nào cô không phải đưa con đến bệnh viện để chữa trị. 
Nỗi đau tột cùng của cô giáo chồng mất, con gái bị bệnh liệt giường
Từ ngày phải chuyển ra Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) để điều trị, cuộc sống của hai mẹ con rất cơ cực trong một phòng trọ

Vậy là ước mơ được bước chân đến cửa đại học đã hoàn toàn đóng lại với con gái cô tên là Lê Thị Hoàng My (1995). Từ lúc bị bệnh, My không thể đi lại được do bị liệt cả 2 chân, mọi vận động đều phải có sự giúp đỡ từ người khác, nói chuyện khó khăn và thường xuyên lên cơn co giật và động kinh.

Hoàn cảnh gia đình vốn khó khăn, cô phải tất bật làm thuê, làm mướn để có tiền chạy chữa cho con gái, vừa phải lo tiền cho con trai đi học. Giờ đây, đôi vai  của cô đã lại chồng chất thêm rất nhiều gánh nặng.


Chạy chữa tại bệnh viện tỉnh không được, cô và con gái được chuyển ra bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) để chữa bệnh. Cô đã phải thuê một phòng trọ gần bệnh viện để tiện chăm sóc cho con. Tuy nhiên, sau 2 tháng được các bác sĩ tại đây nhiệt tình chữa trị nhưng bệnh tình của con không thuyên giảm.


Từ khi ra Bắc chữa trị, một bữa ăn tử tế dường như quá xa xỉ đối với mẹ con cô. Để giảm bớt chi phí trong thời gian chữa bệnh cho con, cô thường đi lấy cơm, cháo từ thiện được phát miễn phí ở bệnh viện về cho hai mẹ con.


Tiền thuốc tháng nào cũng lên tới hơn 12 triệu/ tháng cô đành phải vay ngân hàng 120 triệu để trang trải kinh phí chữa bệnh và có tiền mua thuốc cho con. 
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chiến thắng Điện Biên phủ được tái hiện qua tranh cổ động
    Ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).
  • Di sản văn hóa cần được coi là nguồn lực cho phát triển
    Sáng 17/4, cho ý kiến về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) tại phiên họp thứ 32 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, di sản văn hóa cần được coi là nguồn lực cho phát triển cần được bảo tồn và phát huy, mối quan hệ bảo tồn và phát huy cần được rà soát trong tổng thể văn bản luật...
  • [Infographic] Chuỗi sự kiện "Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai"
    Chuỗi sự kiện “Ươm mầm tri thức – Kiến tạo tương lai” là chương trình ý nghĩa được UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp các nhà xuất bản, nhà sách, các đơn vị, cá nhận hoạt động trong cùng lĩnh vực tổ chức thường niên, nhằm hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3, chào mừng kỷ niệm 7 năm Ngày thành lập Phố Sách Hà Nội (01/5/2017 - 01/5/2024).
  • Hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tham gia chuỗi cung ứng
    Ngày 17/4 tại Hà Nội, Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) tổ chức diễn đàn doanh nghiệp với chủ đề: “Hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tham gia chuỗi cung ứng thông qua các công cụ phát triển bền vững”.
  • Nuôi dưỡng tình yêu với sách cho thế hệ trẻ Thủ đô
    Ngày 17- 4, hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21-4), quận Tây Hồ tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc quận Tây Hồ năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Nỗi đau tột cùng của cô giáo chồng mất, con gái bị bệnh liệt giường
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO