Nỗi niềm từ ghế giảng đường

Châu Tấn/TNO| 27/10/2017 22:16

Tôi là sinh viên (SV) năm thứ 3. Tôi luôn tự đặt câu hỏi sau mỗi lần trường tổ chức các buổi sinh hoạt, tuyên truyền..., trong tôi đọng lại được gì?

Nỗi niềm từ ghế giảng đường

Các bạn trẻ đến phỏng vấn xin việc trong một ngày hội việc làm ở TP.HCM

Tại sao mỗi năm học, Đoàn trường không tổ chức hướng nghiệp cho sinh viên; dạy cách viết một đơn xin việc hoàn chỉnh; hoặc chí ít là tạo một buổi phỏng vấn xin việc giả lập để SV biết khi đi xin việc cần trả lời như thế nào...?
Cần lắm những buổi giao lưu, chia sẻ của Đoàn - Hội giúp các sinh viên hiểu được những nguy cơ có thể có khi vào học ở thành phố lớn; các công việc làm thêm không nên làm; cách phòng tránh và ứng biến khi gặp cướp giật; cách tránh bị lừa đảo khi thuê phòng trọ hoặc dính vào công ty đa cấp... hơn là tổ chức những vấn đề lan man, không đúng trọng tâm SV cần.
Còn vấn đề nữa, sau mỗi buổi sinh hoạt Đoàn, thường chủ tọa đứng trên bục hỏi: “Các bạn có thắc mắc hay ý kiến gì không?”. Tại sao lại không hỏi: “Các bạn thấy buổi sinh hoạt này có gì bất cập và cần thay đổi chỗ nào?”. Bởi mỗi năm là một sự đổi mới nên cần thay đổi cho phù hợp. Mà một vài người, vài tổ chức thì chắc gì đã có ý kiến hay. Tại sao lại không dùng hình thức trưng cầu ý kiến, đặt câu hỏi một cách thúc giục để họ thoải mái nói không bị ràng buộc khuôn khổ, và cùng nhau đổi mới.
Đoàn - Hội ở trường nên tổ chức buổi trao đổi về chủ đề “Vì sao SV nên làm tình nguyện?”; tổ chức các cuộc thi viết cảm xúc sau những chuyến tình nguyện.
Mong sao Đại hội Đoàn lần này cho ra những giải pháp đáp ứng được nhu cầu của những người trẻ, đặc biệt là SV, để những băn khoăn, trăn trở ấy được giải tỏa phần nào.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Infographic] Chuỗi sự kiện "Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai"
    Chuỗi sự kiện “Ươm mầm tri thức – Kiến tạo tương lai” là chương trình ý nghĩa được UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp các nhà xuất bản, nhà sách, các đơn vị, cá nhận hoạt động trong cùng lĩnh vực tổ chức thường niên, nhằm hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3, chào mừng kỷ niệm 7 năm Ngày thành lập Phố Sách Hà Nội (01/5/2017 - 01/5/2024).
  • Hà Nội tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Ba - năm 2024
    Tại Hà Nội, mở đầu chuỗi các hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Ba - năm 2024 là sự kiện Hội Sách với chủ đề “Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai”, kỷ niệm 7 năm ngày thành lập Phố Sách Hà Nội (01/5/2017 - 01/5/2024) được tổ chức vào 09h30 ngày 17/4/2024 tại Phố Sách Hà Nội.
  • Giới thiệu 70 tác phẩm mỹ thuật với chủ đề “Đường lên Điện Biên”
    Nhân kỷ niệm 70 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), vào ngày 26/4, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ tổ chức khai mạc triển lãm “Đường lên Điện Biên”.
  • Ý nghĩa chiến thắng Điện Biên Phủ với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
    Cách đây 70 năm, quân và dân ta đã tiến hành Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, đó là thắng lợi của sức mạnh “toàn dân đánh giặc”, dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. 70 năm đã trôi qua, nhưng tầm vóc vĩ đại và ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị, là nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay...
  • Hà Nội: Sôi nổi Liên hoan cán bộ thư viện Toàn quốc tuyên truyền văn hóa đọc
    Chiều ngày 16/4, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận Đống Đa, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Lễ tổng duyệt Liên hoan cán bộ thư viện Toàn quốc tuyên truyền phát triển văn hóa đọc và giới thiệu sách chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024) với chủ đề “Điện Biên – Vang mãi bản hùng ca”.
Đừng bỏ lỡ
Nỗi niềm từ ghế giảng đường
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO