NSND Trần Nhượng đóng vai đểu giả quá đạt khiến Lương Thanh thấy ghét

Ngôi Sao| 06/03/2019 15:52

Nữ diễn viên trẻ cho rằng NSND Trần Nhượng ở ngoài rất dễ thương nhưng rất đáng ghét khi đóng 'Những cô gái trong thành phố'.

- Chị nghĩ gì khi được mời vào bộ phim mà tất cả các diễn chính đều không phải ngôi sao như 'Những cô gái trong thành phố'?

Tôi thấy mình may mắn vì dù không phải là ngôi sao nhưng vẫn được chọn vào vai chính. Tôi nghĩ đạo diễn chắc chắn phải nhìn thấy khả năng nào đó của mình nên mới quyết định như vậy. Trong quá trình làm phim, tôi luôn tự nhủ người ta cố gắng 1 thì mình phải cố gắng 10, cống hiến hết sức có thể cho vai diễn.

Đạo diễn Vũ Trường Khoa từng nói, chú để ý đến tôi từ khi xem Cả một đời ân oán. Tôi được chú đánh giá là người diễn tốt nhất trong dàn trẻ của phim. Đó cũng là lý do chú gọi tôi lên casting cho Những cô gái trong thành phố. Tuy vậy, tôi cũng phải trải qua 2 vòng casting và một số diễn viên khác để có được vai Mai.

NSND Trần Nhượng và Lương Thanh trong phim.
NSND Trần Nhượng và Lương Thanh trong phim.

- Chị gặp khó khăn gì khi đóng cảnh nóng với NSND Trần Nhượng, người hơn mình 44 tuổi?

- Mọi người cứ nghĩ rằng tôi phải áp lực lắm khi thực hiện cảnh đó nhưng thực tế không phải vậy. Tôi chỉ lo lắng về việc phải hở hang nhiều quá mà thôi. Bước vào set quay, tôi nhập tâm vào nhân vật nên hoàn toàn quên chuyện đó và chỉ cố gắng tập trung diễn xuất mà tôi.

- NSND Trần Nhượng tạo cảm xúc cho chị như thế nào?

- Chú Trần Nhượng ở ngoài rất dễ thương nhưng khi vào vai ông Khanh thì đúng là nhìn ghét thật (cười). Lúc đóng cảnh ấy, tôi đặt mình vào trường hợp của Mai và thấy rất khó chịu dù tôi ở ngoài đời còn mạnh mẽ hơn nhân vật Mai rất nhiều. Với tôi, việc có thể cảm thấy ghét bạn diễn lúc ấy là rất tốt cho cảnh quay. Là một diễn viên gạo cội, chú Trần Nhượng đã giúp tôi đẩy cảm xúc lên khá nhiều và dễ dàng hóa thân vào nhân vật hơn. Tôi và chú diễn rất ăn ý và không cần phải nói với nhau quá nhiều khi làm việc chung.

Lương Thanh và Bình An trong Những cô gái trong thành phố.
Lương Thanh và Bình An trong 'Những cô gái trong thành phố'.

- Thế còn khi đóng chung với diễn viên Bình An?

- Là người có nhiều kinh nghiệm hơn nên anh ấy thường góp ý cho tôi về những điểm chưa tốt. Nhận ra sự ngượng ngùng của tôi khi đóng cảnh tình cảm, Bình An chính là người chủ động giúp tôi trấn an tinh thần. Anh ấy nói rằng hai đứa ở ngoài đời dù có người yêu hay không cũng phải gạt chuyện tình cảm sang một bên để tập chung cho vai diễn. Đây là nhân vật chứ không phải Bình An và Lương Thanh ngoài đời. Nhờ sự động viên của anh ấy, tôi đã có thể bỏ qua hết, chỉ tập chung cho Tùng và Mai trong phim. Từ đó, tôi chẳng bận tâm những chuyện bên lề và biết phân định rạch ròi đâu là công việc, đâu là riêng tư.

Thế nhưng, tôi vẫn có chút hồi hộp và lo lắng khi đóng cảnh tình cảm với Bình An. Đây là lần đầu tiên hai đứa có cảnh như vậy trên truyền hình nên chúng tôi không tránh được cảm giác bỡ ngỡ. Đó cũng là một cảnh rất khó vì đạo diễn yêu cầu phải làm sao để quay một đúp xong luôn. May mắn là tôi và Bình An trước khi thực hiện cảnh ấy đã có một thời gian dài làm việc chung nên dễ dàng hiểu ý nhau. Dù vậy, chúng tôi vẫn phải bàn luận, tính toán rất kỹ để có thể hoàn thành mọi thứ đúng như mong muốn của đạo diễn. Chú Vũ Trường Khoa và chú Công Lý sau đó bảo với chúng tôi rằng chúng mày có diễn lại thì cũng không thể tốt hơn như thế này đâu.

- Bắt đầu khẳng định được khả năng với diễn xuất, lý do gì khiến chị quyết định đăng ký tham gia cuộc thi Hoa hậu Bản sắc Việt 2019?

Nhiều người cũng hỏi tôi tại sao đã là diễn viên rồi còn đi thi hoa hậu làm gì nữa. Đến với cuộc thi này, tôi chỉ muốn thử sức và tạo dấu ấn cho tuổi trẻ của mình. Tôi muốn cố gắng hết sức ở cuộc thi chứ không nghĩ mình đã là diễn viên thì phải bó buộc bản thân. Tôi còn trẻ mà, cứ thích thì tham gia thôi.

- Chị kỳ vọng thế nào về chiếc vương miện của Hoa hậu Bản sắc Việt 2019?

- Tôi không nói trước được mà chỉ biết thử sức xem mình đang ở vị trí nào. Nếu có được vương miện thì tôi chắc chắn sẽ rất vui rồi. Tuy nhiên, tôi vẫn còn thiếu khá nhiều kinh nghiệm và chưa biết sẽ có bao nhiêu áp lực và trải qua những gì khi chính thức bước vào cuộc thi.

Lương Thanh tên thật Lương Huyền Thanh, sinh năm 1996 tại Thanh Hóa. Cô sở hữu chiều cao 173 cm cùng vóc dáng gợi cảm, gương mặt xinh đẹp.
Lương Thanh tên thật Lương Huyền Thanh, sinh năm 1996 tại Thanh Hóa. Cô sở hữu chiều cao 173 cm cùng vóc dáng gợi cảm, gương mặt xinh đẹp.

- Chị nghĩ sao trước ý kiến cho rằng trở thành Hoa hậu là con đường ngắn và dễ dàng để nổi tiếng và khẳng định vị trí hơn nhiều so với việc lao động trong những lĩnh vực nghệ thuật như điện ảnh?

- Ai đó nếu đã bước chân vào con đường nghệ thuật mà nói rằng không muốn nổi tiếng thì chắc nói dối. Tuy nhiên, tôi không hẳn muốn nổi tiếng hơn khi quyết định tham gia một cuộc thi hoa hậu. Tôi chỉ muốn lưu giữ cho tuổi trẻ những dấu ấn đáng nhớ, trải nghiệm và học hỏi từ những người mà mình sẽ gặp trong cuộc thi. Đó cũng là cách để tôi có thêm kinh nghiệm cho việc đóng phim. Diễn viên cần biết càng nhiều càng tốt.

Nổi tiếng bao giờ cũng đi kèm với thị phi mà tôi không muốn đi lên bằng con đường thị phi. Tôi muốn tiến từ những bước nhỏ nhất. Nếu như không đạt được gì ở cuộc thi này tôi cũng coi như đó là kinh nghiệm để mình làm tốt hơn ở những cuộc thi sau. Khi đã làm bất kỳ công việc nào, tôi cũng cố gắng hết sức có thể.

(0) Bình luận
  • Chuyện phố - Tiếp nối hành trình trăn trở về thế sự
    Chiều ngày 25/3/2024, NXB Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bộ môn Lý luận văn học - Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm “Chuyện phố - Một tự sự về đô thị đương đại” tại sảnh Nhà E, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tới dự tọa đàm có đại diện của Ban giám hiệu nhà trường, đại diện Nhà xuất bản, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cùng đông đảo bạn đọc trẻ.
  • Lắng mình trong những mạch nguồn văn hóa
    Họa sĩ Trần Thị Thu (Thu Trần) bề ngoài có vẻ xù xì, gai góc đối với những ai lần đầu tiên gặp mặt, nhưng bên trong chị lại là người “khát sống, khát yêu” và say mê sáng tạo trong cõi riêng của mình. Không những là họa sĩ vẽ lụa đầy ngẫu hứng, phiêu lưu, chị còn thỏa lòng mình trên những tác phẩm hội họa hoành tráng theo phong cách biểu hiện, trừu tượng. Tranh hoành tráng của Trần Thị Thu cũng giống con người chị, thô ráp mà thâm trầm, tĩnh lặng mà nồng nàn, tầng tầng lớp lớp câu chuyện ẩn trong những mạch nguồn văn hóa mà chị gắn bó, tự thân tìm hiểu đến ngọn ngành.
  • Nhà văn Lê Minh Khuê xa & gần
    Nhà văn Lê Minh Khuê (sinh năm 1949, tại xã An Hải, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) từng là phóng viên Đài Phát thanh Giải phóng, Báo Tiền phong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ; sau 1975 là phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam, biên tập viên Nhà xuất bản Hội Nhà văn.
  • Tết xưa - và nay: Những biến tấu từ cái nhìn đương đại
    Nhiều năm qua, dù đã có những thay đổi theo thời đại, nhưng Tết Nguyên Đán vẫn luôn là một dịp quan trọng đối với người Việt. Từ những ngày tất bật chuẩn bị đến những ngày thong dong đón Tết, đều là một “thú chơi”...
  • Văn Cao mùa chữ, mùa người
    Nhân dịp Kỷ niệm 100 năm năm sinh nhạc sĩ - thi sĩ - họa sĩ Văn Cao (1923-2023) nhiều sự kiện văn hóa, văn học nghệ thuật được tổ chức ở Thủ đô Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Tại Hà Nội, Ban Văn học nghệ thuật VOV6 (Đài Tiếng nói Việt Nam) đã tổ chức hội thảo và ra mắt sách “Văn Cao mùa chữ, mùa người” (Nxb Hội Nhà văn, 2023) - một cuốn sách đẹp cả về hình thức, nội dung và có tính chất “cập thời vũ”.
  • Triết lý sống đầy nhân văn trong bài thơ “Lời của cây”
    Từ hồi còn nhỏ, khi nghe mẹ đọc và ngâm bài “Thăm lúa” của nhà thơ Trần Hữu Thung, tôi đã bị cuốn hút bởi âm điệu và ngôn từ đậm chất Nghệ tỏa ra từ bài thơ. Và cũng chẳng hiểu vì sao từ đó trên nẻo đường đi học băng qua bờ đê, tôi lại vừa ngắm nhìn cánh đồng trĩu mẩy bông lúa vàng vừa nhảy chân sáo vừa hát véo von: “Mặt trời càng lên tỏ/ Bông lúa chín thêm vàng/ Sương treo đầu ngọn gió/ Sương lại càng long lanh./ Bay vút tận trời xanh/ Chiền chiện cao cùng hót/ Tiếng chim nghe thánh thót/ Văng vẳng khắp cánh đồng”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Quận Tây Hồ: đối ngoại nhân dân góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp về công tác đối ngoại của Thủ đô
    Chiều 28/3, Quận uỷ Tây Hồ và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội đã tổ chức ký kết Chương trình phối hợp công tác đối ngoại nhân dân giai đoạn 2024 - 2025.
  • Trấn Bình Môn Kinh thành Huế như bị lãng quên
    Trấn Bình Môn là một cổng phụ trong 13 cửa của Kinh thành Huế nhưng ít người lui tới; như bị lãng quên, xuống cấp theo thời gian và tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai di dời dân để trả lại nguyên trạng cho di tích.
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Phú Thọ ra mắt tour du lịch "Về miền Di sản UNESCO ghi danh"
    Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Đặc biệt, dịp này, Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”, lấy đền Hùng làm điểm xuất phát chính để đi đến các điểm danh lam, thắng cảnh khác.
  • Quý I năm 2024, Thành phố Hà Nội đã thu hút 953,2 triệu USD vốn FDI
    Đây là thông tin được Chánh Văn phòng UBND Thành phố kiêm người phát ngôn UBND Thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng chia sẻ tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024”, diễn ra chiều 28/3 tại Trụ sở UBND Thành phố Hà Nội.
  • Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội
    Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội sẽ diễn ra đêm nhạc tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff.
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
  • Phố cổ của tôi
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Phố cổ của tôi của tác giả Nguyễn Duy Quý.
NSND Trần Nhượng đóng vai đểu giả quá đạt khiến Lương Thanh thấy ghét
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO