NSND Trần Quốc Chiêm: Mong báo Người Hà Nội tiếp tục là diễn đàn sôi nổi của văn học nghệ thuật

Hồng Thinh (thực hiện)| 20/06/2018 09:19

Luôn dành sự yêu mến báo Người Hà Nội từ lâu, thế nên khi trở thành tân Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, khóa 12, nhiệm kỳ 2016 - 2020, NSND Trần Quốc Chiêm còn dành nhiều sự quan tâm đến Người Hà Nội - tờ báo là cơ quan ngôn luận của văn nghệ sĩ Thủ đô. Nhân dịp kỷ niệm 93 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2018), NSND Trần Quốc Chiêm đã dành cho phóng viên báo Người Hà Nội cuộc trò chuyện thân tình, cởi mở.

NSND Trần Quốc Chiêm: Mong báo Người Hà Nội tiếp tục là diễn đàn sôi nổi của văn học nghệ thuật
NSND 
Trần Quốc Chiêm 
Chủ tịch Hội LHVHNT Hà Nội

PV: Thưa NSND Quốc Chiêm, ông đánh giá như thế nào về những nỗ lực của tập thể cán bộ, phóng viên báo Người Hà Nội trong thời gian qua khi vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, thực hiện tốt tôn chỉ, mục đích là cơ quan ngôn luận của văn nghệ sĩ Thủ đô?

NSND Trần Quốc Chiêm: Với tôi, Người Hà Nội là tờ báo thân thiết và tôi luôn đón đọc trong nhiều năm qua. Bởi vì, tôi cũng là Ủy viên BCH Hội Sân khấu Hà Nội, Ủy viên BCH Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội. Với tôi, dù trong thời điểm khó khăn nào, cán bộ, phóng viên báo Người Hà Nội vẫn vượt qua để giữ vững, thực hiện tốt nhiệm vụ, tôn chỉ mục đích của mình - là cơ quan ngôn luận của văn nghệ sĩ Thủ đô. Ra đều đặn hàng tuần, báo đã đăng tải nhiều tác phẩm văn học chất lượng qua các chuyên trang như: Truyện ngắn, Thơ, Ký, Tản văn… Cùng với đó, báo còn là một diễn đàn nghệ thuật khá ấn tượng khi đưa tin, có nhiều bài lý luận phê bình cũng như bài viết phản ánh kịp thời hoạt động của 9 hội chuyên ngành: Mỹ thuật, Sân khấu, Điện ảnh, Âm nhạc, Kiến trúc, Văn nghệ dân gian, Văn học, Nhiếp ảnh, Múa. Bên cạnh đó, báo đã dành những trang viết phản ánh sinh động về văn hóa Hà Nội, đời sống của nhân dân Thủ đô, người Hà Nội thanh lịch, văn minh như trang Thời sự, Người tốt việc tốt, Xã hội, Văn hóa Thăng Long - Kẻ Chợ, Tản văn, Văn nghệ… hay mở rộng thông tin về các địa phương trong cả nước với chuyên mục Hà Nội với cả nước… Có thể thấy, trong thời điểm hiện nay khi công nghệ thông tin phát triển như vũ bão cùng sự lấn lướt của báo điện tử và các trang mạng xã hội thì một ấn phẩm báo giấy để tồn tại được đã là khó huống chi với một tờ báo đặc thù là tờ báo văn nghệ như báo Người Hà Nội tự chủ hoàn toàn về kinh tế. Vì thế, tôi đánh giá cao sự nỗ lực hết mình của cán bộ, phóng viên báo Người Hà Nội trong thời gian qua khi các anh chị không chỉ tích cực cải tiến hình thức, nâng cao chất lượng nội dung mà còn tìm nhiều cách truyền thông thương hiệu “báo Người Hà Nội” qua việc cải tạo, chỉnh trang trụ sở, tổ chức nhiều chương trình xã hội như: Hà Nội trong trái tim em, Khúc quân hành, Tôn vinh thương hiệu Thương hiệu truyền thống gia truyền nổi tiếng, Doanh nhân với cộng đồng, trao quà thiện nguyện tình yêu Người Hà Nội, hay mới đây báo đã phát động cuộc thi “Nụ cười Hà Nội” để tôn vinh những nụ cười Hà Nội trong giao tiếp ứng xử trong đời sống văn hóa. Đó là sự hưởng ứng tích cực chương trình 04 của Thành ủy Hà Nội.

PV: Vậy, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, theo ông, trên cơ sở những gì đã gây dựng được trong suốt 33 năm phát triển, báo Người Hà Nội cần tiếp tục đổi mới như thế nào để xứng đáng với niềm tin yêu của văn nghệ sĩ Thủ đô?

NSND Trần Quốc Chiêm: Sự phát triển như vũ bão của công nghệ, đặc biệt là những thành tựu từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra rất nhiều khó khăn, thách thức đối với báo chí (báo giấy) nói chung, đặc biệt là báo chí văn nghệ, trong đó có báo Người Hà Nội. Vậy nên, từ những kết quả bước đầu đạt được, tôi mong rằng cán bộ, phóng viên báo Người Hà Nội không nên hài lòng với những gì đã làm được mà phải luôn có sự tiến bước. Báo cần tiếp tục nỗ lực nâng cao chất lượng nội dung cũng như hình thức của tờ báo sao cho vừa đẹp, sang trọng và thiết thực, ngắn gọn, dễ hiểu. Báo cần làm phong phú hơn các chuyên mục với những câu chuyện thường ngày không chỉ qua bài viết mà qua cả hình ảnh về Hà Nội đẹp và chưa đẹp, văn hóa giao thông, văn hóa ứng xử… Hoặc như, theo xu hướng hội nhập quốc tế, báo có thể mở chuyên mục nhìn sang Thủ đô nước bạn với đội ngũ cộng tác viên là các nhà báo ASEAN chẳng hạn? Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ, phóng viên cần được nâng cao trình độ theo chiều sâu, không chỉ giỏi nghề mà còn phải có bản lĩnh chính trị vững vàng. 

PV: Được biết, trong thời gian tới, báo Người Hà Nội sẽ được quy hoạch theo lộ trình chung. Ý kiến của ông về vấn đề này?

NSND Trần Quốc Chiêm: Vấn đề quy hoạch báo chí đã được Đảng, Nhà nước đặt ra một lộ trình rất cụ thể, rõ ràng. Các tờ báo của Thành phố Hà Nội nói chung và tờ báo Người Hà Nội nói riêng cũng nằm trong lộ trình này. Đây là một chủ trương đúng đắn để ngành báo chí nước nhà gọn về bộ máy, nhân sự mà chất lượng được nâng cao, hiệu quả. Vì thế, cũng như nhiều ấn phẩm khác, báo Người Hà Nội cần nghiêm túc chấp hành lộ trình quy hoạch này. Tất nhiên, khi được quy hoạch, hơn 3400 hội viên được tụ hội trong 9 hội chuyên ngành thuộc Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội mong muốn báo vẫn tiếp tục có quy mô và tầm vóc xứng đáng là diễn đàn văn học nghệ thuật sôi nổi của văn nghệ sĩ Thủ đô với những chuyên trang đăng tải tác phẩm sáng tác, giới thiệu các công trình nghiên cứu, bài viết lý luận phê bình, và cũng là nơi để văn nghệ sĩ Thủ đô gửi gắm tình cảm, tâm tư và đó cũng là nguyện vọng giữ lại báo Người Hà Nội của giới văn nghệ sĩ Thủ đô…; tiếp tục là tờ báo được độc giả trong nước, cũng như thế giới yêu mến, như là nhà báo Đỗ Quảng, cộng tác viên của báo có lần chia sẻ: khi đi công tác ở nước ngoài, cùng với các ấn phẩm khác, cộng đồng người Việt đã đặc biệt yêu thích tờ báo Người Hà Nội của chúng ta. 

PV: Trân trọng cảm ơn ông!
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Điện Biên Phủ - nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật
    Sáng 19/4, tại Điện Biên, Hội đồng Lý luận - Phê bình Văn học nghệ thuật Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Điện Biên Phủ - thiên anh hùng ca, nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật”.
  • Đấu xảo Hà Nội Vang bóng một thời
    Cách đây 78 năm, đúng vào ngày 1/5, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội) đã diễn ra cuộc mít tinh khổng lồ với trên 25.000 người tham gia. Địa điểm này khi xưa được mang tên Đấu xảo - một công trình tráng lệ và đồ sộ, mang tầm vóc quốc tế.
  • Vẽ tiếp bức tranh về “Văn minh trà Việt”
    Hành trình văn hóa uống trà trải dọc bề dày suốt hơn 5000 năm của người Việt đã được tác giả Trịnh Quang Dũng phác thảo sinh động trong cuốn sách “Văn minh trà Việt”. Sách do NXB Phụ nữ ấn hành vừa trình làng bạn đọc đúng vào dịp Ngày Sách Việt Nam lần thứ 3 – 2024.
  • Vì sao phân khu Tài Lộc được ví như “mỏ vàng” trên đảo Vũ Yên?
    Nằm ngay cửa ngõ của Thành phố Đảo Hoàng Gia Vinhomes Royal Island, lại sở hữu nhiều lợi thế hiếm nơi nào có được, phân khu Tài Lộc được xem là biểu tượng của sự thịnh vượng và may mắn, hội tụ đầy đủ các yếu tố đầu tư sinh lời, kinh doanh thuận lợi.
  • Mảng xuất khẩu của Vinamilk khởi sắc nhờ các thị trường chủ lực
    Mảng xuất khẩu của Vinamilk năm 2023 tăng về cả doanh thu và số thị trường, kết quả quí I/2024 dự báo tích cực. Bên cạnh sự đóng góp lớn từ các thị trường chủ lực truyền thống, nhiều thị trường mới đã được khai phá.
Đừng bỏ lỡ
NSND Trần Quốc Chiêm: Mong báo Người Hà Nội tiếp tục là diễn đàn sôi nổi của văn học nghệ thuật
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO