Ổn định phương thức, siết chặt khâu chấm thi THPT quốc gia

Thống Nhất/HNM| 27/09/2018 22:57

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 sẽ giữ ổn định về phương thức tổ chức như năm trước và chỉ điều chỉnh về mặt kỹ thuật để bảo đảm độ tin cậy cao hơn. Tuy nhiên, sự điều chỉnh ấy được triển khai ra sao, nhất là ở các khâu quan trọng, có tác động trực tiếp đến kết quả thi như đề thi, chấm thi, đang là thông tin khiến học sinh, phụ huynh và cả các thầy giáo, cô giáo mong đợi nhất thời điểm này.

Đề thi rộng hơn

Sau hàng loạt những sai phạm về gian lận trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 được phát hiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức cuộc họp Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia năm 2018 mở rộng nhằm đánh giá lại toàn bộ quy trình tổ chức thi và tìm giải pháp khắc phục những bất cập đã xảy ra.
Ổn định phương thức, siết chặt khâu chấm thi THPT quốc gia
Đề thi THPT quốc gia năm 2019 nằm trong chương trình THPT, bao gồm ở cả ba lớp 10, 11, 12. Ảnh: Viết Thành

Để giải tỏa mối lo lắng, thấp thỏm của học sinh, phụ huynh, Tiến sĩ Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo) thông tin: Về cơ bản, kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 vẫn giữ ổn định như kỳ thi năm 2018 song sẽ có một vài điều chỉnh về mặt kỹ thuật để kỳ thi bảo đảm công bằng, nghiêm túc, khách quan. Một trong những điều chỉnh dự kiến sẽ áp dụng từ kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 là ở khâu chấm thi. 

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang khẩn trương hoàn thiện phần mềm chấm thi trắc nghiệm theo hướng tăng cường bảo mật và hỗ trợ tối đa cho việc phát hiện, ngăn chặn các sai phạm trong quá trình chấm thi để hạn chế tiêu cực như đã từng xảy ra ở kỳ thi năm 2018. 

Cũng nhằm mục tiêu hạn chế các hành vi gian lận, việc tổ chức chấm chéo giữa các địa phương sao cho giáo viên không chấm bài của học sinh tỉnh mình cũng đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét để áp dụng từ kỳ thi năm 2019.

Đề thi được ra theo hướng nào, phạm vi ra sao đang là mối quan tâm của học sinh và giáo viên các nhà trường. Giải đáp câu hỏi này, Tiến sĩ Mai Văn Trinh cho biết: Tại Quy chế thi THPT quốc gia ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BGDĐT nêu rõ: Từ năm 2019 trở đi, nội dung thi nằm trong chương trình cấp THPT. Điều này có nghĩa, nếu như năm 2018, đề thi THPT quốc gia nằm trong chương trình lớp 11 và 12, thì năm 2019, đề thi sẽ bao phủ toàn bộ chương trình ở cả 3 lớp 10, 11 và 12.

Cũng theo Tiến sĩ Mai Văn Trinh, những điều chỉnh về mặt kỹ thuật trong quy trình tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 chỉ tập trung vào những người tổ chức thi. Học sinh hoàn toàn yên tâm học tập theo hướng dẫn của thầy, cô giáo. Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các sở giáo dục và đào tạo triển khai kế hoạch năm học theo đúng quy định, trong đó tập trung vào việc giảng dạy giúp học sinh có kiến thức, kỹ năng tốt nhất để bước vào kỳ thi theo định hướng đã triển khai.

Băn khoăn khâu chấm

Chấm thi là khâu nhận được sự quan tâm nhất của dư luận sau nhiều sự việc gian lận tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 được phát hiện. Để quyết định phương án chính thức cho khâu chấm thi năm 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tổ chức lấy ý kiến về việc này. Theo ghi nhận ban đầu, phương án tổ chức chấm chéo giữa các địa phương đang nhận được sự đồng thuận của nhiều sở giáo dục và đào tạo, song vẫn có ý kiến lo lắng về nguy cơ các địa phương có thể “bắt tay nhau” để nâng kết quả thi như đã từng xảy ra tại 11 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long những năm trước.

Đại diện một trường đại học lớn khu vực phía Bắc với chỉ tiêu hàng nghìn thí sinh mỗi năm, PGS.TS Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo duy trì cách thức tổ chức thi như hiện tại nhưng giao cho các trường đại học chủ trì khâu chấm thi. Bộ Giáo dục và Đào tạo, lực lượng an ninh sẽ giám sát việc này. Hiện nay, hầu hết các trường đại học đều sử dụng kết quả thi THPT để làm căn cứ xét tuyển đầu vào, vì vậy, đây vừa là trách nhiệm, vừa là động lực để các trường phải làm nghiêm túc vì mục tiêu chất lượng và uy tín của chính mình.

Là phụ huynh vừa có con tham gia kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, bà Hoàng Thị Nga (phụ huynh học sinh Trường THPT Trần Phú - Hoàn Kiếm) cho rằng, một trong những sơ hở trong khâu chấm thi là quy định cho thí sinh làm cả ba môn thi thành phần trong bài thi tổ hợp trên một phiếu trả lời trắc nghiệm, và phiếu này lại được thí sinh lưu giữ trong suốt buổi thi tổ hợp. 

Thông tin từ các con tham gia kỳ thi vừa qua cho thấy, sau mỗi giờ nghỉ giữa hai môn thi, các con vẫn có thể trao đổi, thông tin với nhau về đáp án và điều chỉnh khi vào giờ thi môn tiếp theo. Việc điều chỉnh này rất đơn giản, các con chỉ tẩy đi phần khoanh bằng bút chì trước đó. 

Vì vậy, cần tách ra mỗi môn thi trong bài thi tổ hợp là một phiếu trả lời trắc nghiệm, hết giờ thi môn nào, thí sinh phải nộp luôn phiếu đó. Cách thức này vừa giúp giám thị bớt áp lực trong việc kiểm soát thí sinh, vừa tạo công bằng cho các thí sinh, hạn chế các hành vi gian lận.

Thông tin mới nhất từ Bộ Giáo dục và Đào tạo tại phiên họp giải trình về thực hiện chính sách, pháp luật trong tổ chức kỳ thi THPT quốc gia do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức ngày 24-9 cho biết: "Kỳ thi THPT quốc gia những năm tới dự kiến được cải tiến theo hướng không phục vụ mục đích “2 trong 1” (tức là không bao gồm cả mục tiêu xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để tuyển sinh đại học, cao đẳng) mà đánh giá thực chất và công khai chất lượng dạy và học THPT. Trên cơ sở đó, các trường đại học, cao đẳng có thể sử dụng kết quả thi để làm căn cứ xét tuyển thí sinh vào trường".

Hiện tại, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn đang lấy ý kiến đóng góp để chốt phương án cụ thể cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2019.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Vẽ tiếp bức tranh về “Văn minh trà Việt”
    Hành trình văn hóa uống trà trải dọc bề dày suốt hơn 5000 năm của người Việt đã được tác giả Trịnh Quang Dũng phác thảo sinh động trong cuốn sách “Văn minh trà Việt”. Sách do NXB Phụ nữ ấn hành vừa trình làng bạn đọc đúng vào dịp Ngày Sách Việt Nam lần thứ 3 – 2024.
  • Triển lãm kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa
    Thông tin từ Ban quản lý Khu di tích Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội), sáng 19/4/2024, đơn vị sẽ tổ chức lễ khai mạc triển lãm “Ngô Quyền – Anh hùng dân tộc kiệt xuất” nhân kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 - 2024).
  • Giới thiệu gần 100 hiện vật, hình ảnh, tài liệu quý của văn hóa Đông Sơn
    Sáng 18/4/2024, tại Bảo tàng Hà Nội, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề “Tiếng vọng”. Đây là hoạt động ý nghĩa nhân dịp Lễ giỗ tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
  • Khai mạc triển lãm quốc tế về làm đẹp tại Hà Nội
    Triển lãm quy tụ hơn 250 gian hàng đến từ gần 20 quốc gia và vùng lãnh thổ đi đầu trong lĩnh vực làm đẹp toàn cầu như Đức, Hà Lan, Ma-rốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc… Tại đây, công chúng được tham quan các gian trưng bày nhiều lĩnh vực như mỹ phẩm, thực phẩm chức năng làm đẹp, kính áp tròng và kính thời trang; thẩm mỹ…
  • Đà Lạt được du khách tìm kiếm nhiều nhất dịp nghỉ lễ 30/4
    Nền tảng du lịch Booking.com vừa công bố những điểm đến trong nước và quốc tế được du khách Việt Nam tìm kiếm nhiều nhất trong dịp lễ 30/4 – 1/5.
Đừng bỏ lỡ
  • Khoảnh khắc chính là yếu tố tạo nên giá trị cho mỗi bức ảnh nghệ thuật
    Trong kỷ nguyên bùng nổ của công nghệ số, mọi bức ảnh đều có thể dễ dàng chỉnh sửa và dàn dựng như ý muốn. Điều này tạo ra một thách thức lớn trong việc gìn giữ chân thực trong ống kính đối với nền nhiếp ảnh Việt Nam, đặc biệt là đối với ảnh báo chí.
  • Tự hào, yêu mến hơn với Phố Sách Hà Nội
    Theo bà Khúc Thị Hoa Phượng, Giám đốc - Tổng biên tập NXB Phụ nữ, 3 năm trở lại đây, Phố Sách Hà Nội đã “thay da đổi thịt”, chúng ta đến với không gian này đều cảm thấy niềm tự hào, yêu mến.
  • Sân khấu Sen Việt ra mắt vở Nhạc kịch "Lá cờ thêu sáu chữ vàng"
    Dù trước đây hình tượng anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản với "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" đã được dàn dựng với nhiều loại hình sân khấu như tuồng, chèo, cải lương…, nhưng lần này với phiên bản mới là Nhạc kịch Dân ca Nam Bộ, hy vọng bằng cách kể chuyện vừa dân tộc vừa hiện đại, tác phẩm sẽ tạo được ấn tượng với người xem, đặc biệt là khán giả trẻ...
  • Sách và văn hóa đọc giữ vai trò quan trọng trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Hà Minh Hải, khẳng định: “Những năm gần đây văn hóa đọc Thủ đô đã từng bước phát triển rõ rệt, có chuyển biến thực chất, đọc sách trở thành thói quen, nét đẹp trong đời sống xã hội, ngành xuất bản đã khẳng định được vị trí, tầm quan trọng trong việc xây dựng xã hội học tập, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
  • Tác giả trẻ và độc giả tuổi teen - một thế hệ, một tiếng nói
    Sáng ngày 18/4, tại phố sách Hà Nội đã diễn ra tọa đàm “Tác giả trẻ và độc giả tuổi teen - một thế hệ, một tiếng nói” do nhà sách Phương Nam, Linh Lan Books và phố sách Hà Nội tổ chức nhân dịp ra mắt tiểu thuyết “Như Sơ” của tác giả Việt Chi.
  • Phát hành cuốn sách tái hiện chân dung các anh hùng, chiến sĩ Điện Biên Phủ
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 17/4/2024, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật đã phát hành cuốn sách “Anh hùng, chiến sĩ Điện Biên Phủ”. Cuốn sách do Tỉnh ủy Điện Biên và NXB Chính trị Quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức biên soạn.
  • “Đồi Thịt Băm” huyền thoại trên dãy Trường Sơn trở thành điểm du lịch mới
    Đồi A Bia hay còn gọi là “Đồi Thịt Băm” (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) trước đây là khu vực diễn ra trận chiến căng thẳng 10 ngày đêm giữa quân dân ta và quân đội Mỹ nhưng hiện nay đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn.
  • Triển lãm “Sofia Yablonska - Hành trình xuyên thế kỷ”
    Tối ngày 17/4, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (36 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Sofia Yablonska - Hành trình xuyên thế kỷ” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán U-crai-na tại Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm 32 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và U-crai-na.
  • Sôi nổi “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam” ở Huế
    Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam cho các em học sinh Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế).
  • Người dân nô nức về đền Hùng trước ngày giỗ Tổ
    Trước ngày chính Lễ hội đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch đất Tổ năm Giáp Thìn 2024, đông đảo người dân và du khách thập phương về dâng hương, trẩy hội.
Ổn định phương thức, siết chặt khâu chấm thi THPT quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO