Ông già Oxkar

Truyện ngắn của Paustovsky (NGA) | 09/11/2017 14:32

Thường hay có vị chát chát chua chua khi mọi lần trò chuyện với vị nhạc sĩ già ấy trong cái quán cà phê sâm sẩm tối.

Ông già Oxkar
Minh họa của Hà Trí Dũng

Vẻ bên ngoài ông ta già hơn độ tuổi 60 của mình. Uống say, ông khóc và nguyền rủa nghề nghiệp hiện đang phải làm - ông là giáo viên tiếng Đức trong trường phổ thông trung học - rồi len lén nhét những bản nhạc đã viết dày đặc vào trong ống tay áo.

Ông đã soạn ra một vở diễn opera tuyệt vời. Nhưng không nhà hát nào đồng ý dàn dựng mặc dù ông thuyết phục hết lời với họ rằng vở nhạc kịch sẽ không thua kém bất cứ vở diễn danh giá nào trên thế giới.

- Anh hãy nhìn vào những ngón tay của tôi đây này! - Ông đau buồn thốt lên và lúc lắc đầu xót xa - Đây là những ngón tay chỉ để dành cho phím và dây đàn. Ôi Henrich Heine, làm sao ông nỡ ra đi sớm như vậy! Tôi yêu cuộc sống cũ kỹ ở phương Tây, yêu những con người chỉ biết mỉm cười và am hiểu âm nhạc. Tôi thậm chí cũng yêu các anh cho dù trong trường học các anh đã cả gan nhạo báng NOVALIC. Hàng trăm lần tôi đã nói với các anh rằng: “Đừng có ngồi bệt xuống như thế trong cuộc đời, hãy phiêu lãng đi, làm một gã lang thang đi, viết ra những vần thơ lóng lánh, yêu đám phụ nữ, nhưng đừng có chạy vòng quanh khu phố của bọn người giàu”.

Chúng tôi cùng im lặng uống rượu vang chua loét và hút thuốc. Thành phố phương Nam ầm ã dưới những ngôi sao tháng 9 màu trắng bạc.

Bất chợt Xtasevxki xuất hiện -  đó là một người tự tin và hay giễu cợt. Vị nhạc sĩ già mỉm một nụ cười mệt mỏi và lặng thinh

- Thật tuyệt vời và những cuộc đời rực rỡ làm sao - anh ta lặp lại rồi im lặng. Anh nói ngắt quãng. Sẽ rất khó hiểu những lời lẽ lộn xộn của Xtasevxki nếu không biết rõ con người anh.

- Oxkar! - anh ta khoái trá gào tướng lên - ông hãy viết opera làm sao để trong mỗi nốt nhạc cuộc sống phải hét toáng lên. Ông hiểu không?, cuộc sống thì ngu ngốc và loè loẹt như cái chuồng với lũ vẹt. Nhưng đó là một đề tài hay phải không?. Kệ những đám đàn bà của ông trong các váy hoa! Hãy cắt cổ con chim hoàng yến và bỏ đến Viên. Đó mới là thành phố dành cho ông. Hãy hát lên ở đó, thương khóc cho số phận của gái điếm, dạo khắp ngõ chợ cùng quê và chỉ trở về căn phòng của mình lúc tang tảng sáng khi mà hương trời thơm lừng mùi hoa và bắp cải. Làm như vậy ông sẽ viết ra được một opera vĩ đại.

Oxkar run rẩy đôi tay.

- Anh ta đang say - Tôi khẽ nói và đẩy dịch cái cốc của Xtasevxki ra xa.

- Ngồi ở đây thật ngu xuẩn. Liếm những giọt rượu và khóc ti tỉ cho cuộc đời bị hoang phí.

Xtasevxki bất ngờ đấm tay đánh “thình” một cái xuống mặt bàn.

Đám nhân viên bàn chạy nháo nhác. Chớp loé sáng phía xa rồi tắt lịm trên biển.

Người nhạc sĩ già bỗng lập cập gỡ kính xuống.

- Xin anh đừng hét lên, Xtasevxki - ông già nói và đưa mắt nhìn - Xin hãy im lặng, vì Chúa, mười phút thôi. Bây giờ tôi sẽ kể cho các anh nghe về một cuộc đời đẹp.

- Vậy, ngay từ khi còn bé - Oxkar nói khẽ, dường như đang nhớ lại - tôi đã nung nấu ý định phải sáng tác ra loại âm nhạc thế nào để làm cho mọi cái đầu phải nghiêng ngả.

Từ bé tôi đã có những ngón tay khá dài, giọng oe oe và những ý nghĩ táo bạo. Lớn lên giữa đống kho vựa, nơi hàng chục xăngtimét mới có một hạt bụi trắng, những bao tải thóc ngập tới trần nhà. Bố tôi là người cho vay nặng lãi mà. Trong nhà tôi có một dãy bàn dài và các anh tôi gò lưng ghi chép cắm cúi hàng trăm nghìn con số. Nhiệm vụ kế toán. Mỗi một đồng xu phải sinh thêm xu mới. Do đó dân kế toán bao giờ cũng nhạt nhẽo và nhỏ mọn. Tiếp theo là trường trung học, những con hai to tướng, các thói hư tật xấu của trẻ con, đôi bàn tay đẫm mồ hôi và thường xuyên vấy bẩn mực. Tôi thích liếm chúng - có vị chua và da dường như bị lột đi.

Bà mẹ giọng khàn khàn phía sau lưng đi đôi giày cao su với gương mặt bất định, cứ như thể bà vừa uống xong nửa cốc rượu mùi ngâm ngải cứu.

Đúng, phải nói thẳng là một cuộc sống buồn bã. Những người anh đi cả ngày trong đám ruộng hoang đen thẫm dày đặc, họ luôn mang theo những chiếc bao tải, và từ phòng họ bốc mùi tất thối. Anh cả mắc bệnh lao. Tôi không ưa bọn họ.

Bố tôi là một người thời thượng, ít nói. Ông đeo kính, để ria nhọn. Bố muốn tôi trở thành nhà buôn.

- Bố, con thích âm nhạc cơ!

- Âm nhạc? Thằng ngu! Mày lại muốn bắt chước các cô nương và nhảy trong vũ hội hoá trang à? Muốn trở thành nhạc công à? Đồ súc vật.

Tôi lúc đó yếu đuối và hay nhè. Tôi run lên. Bố làm tôi đau khổ. Dù sao tôi cũng đã chọn cho mình một ngành hơn là nhà buôn. Tôi trở thành giáo viên.

Sau nữa là hôn nhân. Tôi không hiểu vì sao dường như thượng đế biết rõ mọi chuyện. Vợ tôi là tiểu thư ốm yếu từ một gia đình khá giả. Cô ấy đem vào phòng tôi mùi hương hoa hồng, con chim hoàng yến Misa và mùi mồ hôi phụ nữ.

Trước giờ phút đó tôi vẫn còn run. Đó là đám khách họ hàng chán ngắt, bữa ăn trong cái quán có một màu vàng thường xuyên nào đấy, và mùi hành bốc ra từ bếp rất khó chịu.

Lấy vợ tôi đã phát minh ra một điều không bình thường. Đó là chứng tỏ cho các bạn của mình biết tôi ngu xuẩn thế nào. Tôi đã hiểu ra cuộc sống gia đình là cố gắng thích nghi với việc cùng nhau đến làm khách một ai đó, ăn trưa, ôm tự nguyện người phụ nữ nhão nhoét và cuối cùng “tình yêu” là những cuộc cãi vã nảy lửa do phải chi phí tốn kém.

Nhưng đêm là của tôi. Ban đêm tôi trở dậy, đốt ngọn đèn và viết đến mệt lử vì mùi thối khẳn từ lớp học, vì những biến cách phức tạp của phép chia động từ tiếng Đức. Đúng vậy, tôi viết hằng đêm. Tôi còn không đủ giấy để chép nhạc. Dường như đó là một điều kỳ diệu. Tôi nghe thấy - xin các anh đừng cười - rất rõ tiếng vọng vang của các đám mây trên mặt đất, tiếng sáo thổi theo điệu nhạc nhảy điên cuồng và tiếng đập gió của những ngọn cờ đã cũ.

Tôi viết và lắng nghe dưới những ngón tay này câu chuyện huyền thoại về một cuộc đời ai đó đang bay bổng, nơi phương xa đầy nắng lần lượt được cảm nhận. Tôi đưa đám thuỷ thủ và di gan đến cửa biển đen thẫm. Những tiếng súng lục hoà lẫn tiếng trống, những quả chuông chao đảo và rền vang... Tôi hiểu đó là sự phấn khích. Các anh có biết từ đó không? Sự phấn khích - ông ta run rẩy hỏi

- Tôi viết về tất cả: vị đắng của tình yêu cùng cái cao cả không tả nổi, về thượng đế và sự khao khát vĩnh cửu của biến động.

Ông ta ngồi im lặng hồi lâu.

- Sau đó - ông già nói giọng trầm xuống - chuyện gì đã đến?... giám đốc các nhà hát, các nhà phê bình, sự im lặng giận dỗi của vợ, chiếc bánh mì rắn đanh trên bàn ăn, những kỳ thi dịch, cảm giác buồn nôn đến lợm giọng.

Ông ta nhăn mặt, lục tìm điếu thuốc trong túi - Các anh có biết người ta đã nói gì với tôi không?. “Âm nhạc của anh gần với cái không tưởng và hỗn loạn. Nhạc của anh khoa trương. Sáng tác opera rất khó”. Quả là rất hiếm lời từ chối nhã nhặn. Thường thì họ từ chối thô bỉ. Tôi có chơi một bản nào đó trong các buổi hòa nhạc nhưng nó mang lại kết quả đau đớn. Từ sáng sớm tôi đã phải tẩy rửa những vết lấm trên bộ đồ đại lễ, thắt lại cravat đến buổi hòa nhạc với tâm trạng bực bội và rồi nghe tiếng vỗ tay loáng thoáng.

Thật xấu hổ! Và trong các tờ báo người ta viết “Sự câm điếc của âm thanh, âm nhạc không cấu trúc”. Các anh có nghe thấy không? Những cấu trúc! Tài năng! - Giống như mù tạt trên món thịt rán, còn trên tất cả - là “cấu trúc âm thanh”.

Có một vài lời chế giễu thân ái của bạn bè - Họ độc ác hơn những lời nói xấu hung hãn nhất của họ hàng.

Sau đó là sự tĩnh lặng trong mơ, và nỗi chán chường trong mắt vợ, rượu vang chát đắng, những nhà hàng rẻ tiền và dăm chàng trai trẻ như các anh.

- Đó là tất cả những gì tôi còn lại.

- Tôi không thể là kẻ bại trận - tôi không đầu hàng và tôi đã chiến thắng.

Lũ gió xào xạc lan tỏa, ném dọc các con phố nhỏ đám lá Kastan bị thẫm đen lại bởi màu han gỉ của mùa thu.

Chúng tôi im lặng đi. Biển và đêm ầm ì, những cô gái không biết mùi vị của tình yêu thầm thì gọi sau lưng. Lá dưới bước chân, sột soạt.
Nguyễn Thiên Việt 
(Dịch từ nguyên bản tiếng Nga)
(0) Bình luận
  • Hố băng
    Tôi nghe kể có một làng miền Tây hơn năm trăm năm không có lấy một đền chùa, nhà thờ, miếu mạo nào, mà cũng hơn năm trăm năm không có giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư, hay cử nhân đại học. Trái ngược hoàn toàn và cái làng sát bên hông nó, có một cái đình to vật vã với sắc phong mỗi mùa nắng ráo, ông từ phải đem ra phơi tràn cả lối đi, với các gia phả chi chít những tri huyện, thượng thư, thái úy.
  • Dưới bóng cây mận già
    Năm ấy, một ngày đầu mùa hè, con ngựa bạch xuất hiện ở cổng nhà tôi với hai cái sọt to tướng đầy măng rừng trên lưng. Chở nặng, và bị cột vào gốc cây, con ngựa đứng im, đầu hơi cúi xuống trầm tư. Cái đuôi dài xác xơ thi thoảng vẩy lên đuổi một con ruồi vô ý.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • Câu chuyện một giờ
    Kate Chopin (1850 - 1904) là nhà văn người Mỹ và là một trong những tác giả nữ quyền đầu tiên của thế kỷ 20. Vốn là một người nội trợ, nhưng cuộc đời bà đã thay đổi kể từ sau cái chết yểu của người chồng. Bà trở thành nhà văn viết truyện ngắn đầy tài năng và giàu năng lượng. Kate Chopin được biết đến nhiều nhất qua tiểu thuyết “The Awakening” (1899) - câu chuyện tiên tri đầy ám ảnh về một người phụ nữ.
  • Hoa thủy tiên của mẹ
    Đã nhiều năm trôi qua chúng tôi không lên bờ đón Tết. Mẹ nói đời mẹ gửi cả vào sông. Sống ở trên sông. Mai này mẹ nằm lại đáy sông, nhờ sông giữ giùm phần linh hồn người thiên cổ. Mẹ không muốn xa dòng sông nửa bước. Tôi lớn lên trên chiếc ghe chòng chành sóng nước, qua bao mùa gió trăng. Mùa xuân này tôi ra lái thuyền ngồi chải tóc.
  • Ký ức xương rồng
    (Làm sao em nhớ Mưa ngoài song bay… T.C.S)
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Điện Biên Phủ - nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật
    Sáng 19/4, tại Điện Biên, Hội đồng Lý luận - Phê bình Văn học nghệ thuật Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Điện Biên Phủ - thiên anh hùng ca, nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật”.
  • Đấu xảo Hà Nội Vang bóng một thời
    Cách đây 78 năm, đúng vào ngày 1/5, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội) đã diễn ra cuộc mít tinh khổng lồ với trên 25.000 người tham gia. Địa điểm này khi xưa được mang tên Đấu xảo - một công trình tráng lệ và đồ sộ, mang tầm vóc quốc tế.
  • Vẽ tiếp bức tranh về “Văn minh trà Việt”
    Hành trình văn hóa uống trà trải dọc bề dày suốt hơn 5000 năm của người Việt đã được tác giả Trịnh Quang Dũng phác thảo sinh động trong cuốn sách “Văn minh trà Việt”. Sách do NXB Phụ nữ ấn hành vừa trình làng bạn đọc đúng vào dịp Ngày Sách Việt Nam lần thứ 3 – 2024.
  • Vì sao phân khu Tài Lộc được ví như “mỏ vàng” trên đảo Vũ Yên?
    Nằm ngay cửa ngõ của Thành phố Đảo Hoàng Gia Vinhomes Royal Island, lại sở hữu nhiều lợi thế hiếm nơi nào có được, phân khu Tài Lộc được xem là biểu tượng của sự thịnh vượng và may mắn, hội tụ đầy đủ các yếu tố đầu tư sinh lời, kinh doanh thuận lợi.
  • Mảng xuất khẩu của Vinamilk khởi sắc nhờ các thị trường chủ lực
    Mảng xuất khẩu của Vinamilk năm 2023 tăng về cả doanh thu và số thị trường, kết quả quí I/2024 dự báo tích cực. Bên cạnh sự đóng góp lớn từ các thị trường chủ lực truyền thống, nhiều thị trường mới đã được khai phá.
Đừng bỏ lỡ
Ông già Oxkar
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO