Pavel Antokolsky (Nga)

Bằng Việt giới thiệu và dịch| 20/08/2020 16:26

Chào mừng 75 năm Cách mạng tháng Tám, báo Người Hà Nội giới thiệu một bài thơ nước ngoài hiếm hoi, diễn tả không khí chiến đấu thời kỳ tiền khởi nghĩa của các chiến sĩ Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Tuy mới thành lập mà các chiến sĩ đã ghi dấu những chiến công chống thực dân chói lọi, song song với thời kỳ nước Nga Xô viết đang phản công quyết liệt quân phát xít Đức xâm lược, làm nên chiến công lịch sử ở Stalingrad. Đó là bài thơ “Thời sự 1943” của nhà thơ Nga nổi tiếng Paven Antokolsky (1896 -1

Pavel Antokolsky (Nga)

Thời sự 1943

Người Việt vượt dòng sông đỏ phù sa
Rồi trèo lại bò, xuyên ngang đồng cỏ:
Người trinh sát chẳng hề ai biết đó
Đôi mắt bùng lên như ánh than hồng!

Không một ngôi sao, một đốm lửa lập lòe
Chỉ còn dúm tro tàn, vệt khói treo lơ lửng
Đợt sóng trào lên thình lình quật trúng
Hất anh ngã nhào trên bùn đất nhão sâu…

Giặc Pháp đã từng đánh anh tàn tệ
Chúng dồn anh vào những khoảng rừng hoang,
Đói rét tả tơi và xám ngắt tro tàn
Tự anh chưa biết mình thành cao cả!

Nước vũng tù váng đục, nhấp thay cơm
Anh vẫn vui, nhớ một cô bạn nào rám nắng,
Và vẫn tỉnh, dù cơn sốt rùng người lẳng lặng
Phải đưa tin về cho du kích tận rừng sâu.

Anh biết rằng quanh quất khắp đâu đây
Đồng bào anh, ngày lại ngày vụt lớn,
Ôi những bóng thân thương không gì làm đục gợn:
Những hình vợ con, làng xóm, trâu bò…

Bao người thân cùng kề vai, thở dốc,
Thôi thúc cuộc đổi đời, rồi sẽ đẹp như mơ,
Cài chặt lá ngụy trang, băng mình qua rừng rậm,
Theo điệu nhạc mưa rào, theo tiếng rít gió mùa…

Họ bật dậy, run run, nóng bừng cơn sốt,
Hàng tiếp hàng, cùng nối bước đi lên…
Chính cũng những ngày này - ở Stalingrad
Cơn bão Volga thổi chiến thắng tới trăm miền!

Người lính Nga khoác áo choàng cháy xém
Giữa một trưa bừng sáng tuyết, vui sao:
Phôn Paulut (1) quẳng lên bàn khẩu súng
Như mất hồn, tay uể oải, giơ cao!

Người chiến sĩ Nga mỉm cười cay đắng
Anh nói “Chào ông!” - lịch thiệp lạ lùng,
Điếu thuốc Nga ngon, anh đem tới hắn dùng,
Tự anh không biết là mình cao cả!
…Ôi đất phù sa trải dọc sông Hồng
Đang đỏ lựng và ngầu lên như máu,
Người trinh sát vẫn bò và ẩn náu
Cùng đội ngũ điệp trùng, nối bước tới chân mây!

Anh mím chặt môi, gò má trũng sâu,
Bóng tối nhạt dần, rồi lửa bùng dậy mãi:
Cách mạng gầm lên, tiếng hò vĩ đại,
Đạp xích, phá xiềng, giang thẳng cánh bay cao!

…Rồi trước mặt anh, dưới rãnh nhỏ bên đường
Kẻ thù ngã xoài, sườn mang vết đạn,
Tên sĩ quan thực dân đã đền bù thích đáng
Cho trăm ngàn hành động dã man xưa!

Người Việt không giết kẻ bần cùng từ mặt đất
Anh nói “Chào ông!” - lịch thiệp lạ lùng!
Rót nước kề môi cho kẻ địch dùng
Tự anh không biết là mình cao cả!

…Ôi vàng óng bao nhiêu bình minh thuở ấy
Ta lấy lại quyền làm chủ đất trời,
Dù xa cách ở hai đầu lục địa
Ta vẫn cùng một chính nghĩa nhân đôi!

Chính nghĩa kết liền hai dân tộc xa xôi,
Tới hôm nay, cùng dựng xây, cày cấy,
Cùng lý tưởng nhân văn, cùng quật cường lớn dậy,
Tay bắt mặt mừng, ta lại gặp nhau,
Mới hiểu mình đều cao cả, lớn lao!...

Hà Nội, mùa thu 1960
...........................................................................
1. Trong trận chiến Stalingrad năm 1943. Thống chế Đức là Phôn Paulut bại trận, phải đầu hàng Hồng quân Liên Xô. 
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Quận Tây Hồ: đối ngoại nhân dân góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp về công tác đối ngoại của Thủ đô
    Chiều 28/3, Quận uỷ Tây Hồ và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội đã tổ chức ký kết Chương trình phối hợp công tác đối ngoại nhân dân giai đoạn 2024 - 2025.
  • Trấn Bình Môn Kinh thành Huế như bị lãng quên
    Trấn Bình Môn là một cổng phụ trong 13 cửa của Kinh thành Huế nhưng ít người lui tới; như bị lãng quên, xuống cấp theo thời gian và tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai di dời dân để trả lại nguyên trạng cho di tích.
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Phú Thọ ra mắt tour du lịch "Về miền Di sản UNESCO ghi danh"
    Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Đặc biệt, dịp này, Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”, lấy đền Hùng làm điểm xuất phát chính để đi đến các điểm danh lam, thắng cảnh khác.
  • Quý I năm 2024, Thành phố Hà Nội đã thu hút 953,2 triệu USD vốn FDI
    Đây là thông tin được Chánh Văn phòng UBND Thành phố kiêm người phát ngôn UBND Thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng chia sẻ tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024”, diễn ra chiều 28/3 tại Trụ sở UBND Thành phố Hà Nội.
  • Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội
    Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội sẽ diễn ra đêm nhạc tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff.
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
  • Phố cổ của tôi
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Phố cổ của tôi của tác giả Nguyễn Duy Quý.
Pavel Antokolsky (Nga)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO