PGS. TS Lê Thanh Bình: Nghệ sĩ đa tài trong ngoại giao văn hóa

Thảo Nguyên| 18/09/2019 15:47

PGS. TS Lê Thanh Bình, nguyên là Tham tán Công sứ, người thứ 2 của ĐSQ Việt Nam tại Na Uy, nguyên Trưởng Khoa Truyền thông và Văn hóa đối ngoại của Học viện Ngoại giao. Trên cương vị của nhà ngoại giao văn hóa hay một người thầy ông đều để lại những dấu ấn riêng bởi sự nhiệt huyết, tận tâm. Gặp ông trong một ngày cuối thu, nghe ông kể về những câu chuyện ngoại giao văn hóa và những duyên nợ với thi ca… càng hiểu rõ hơn về người “nghệ sĩ đa tài” này.

Nghệ sĩ đa tài trong ngoại giao văn hóa

 Làm ngoại giao  bằng văn hóa

PGS.TS Lê Thanh Bình sinh năm 1955 tại Hà Tĩnh. Quê gốc của ông ở Quảng Trị, trong một dòng họ quân nhân - trí thức giàu truyền thống, có nhiều đời làm tướng, đại thần, đỗ đạt cao... Ông từng đi bộ đội, thuộc đơn vị C26, E293, F373, Quân chủng Phòng không - Không quân, sau đó học tại trường đại học quốc gia Lômônôxốp, Liên Xô, chuyên ngành báo chí truyền thông. 

Trở về Việt Nam, ông công tác tại nhiều cơ quan, đảm nhiệm nhiều vai trò như tư vấn, nghiên cứu và giảng dạy, quản lý liên quan đến báo chí, truyền thông và văn hóa... Từ năm 2013 đến năm 2016, ông đã được cử làm Tham tán Công sứ, người thứ 2, ĐSQ Việt Nam tại Na Uy. Ông cũng từng là Vụ trưởng, trưởng khoa, giảng viên cao cấp, chuyên gia cấp Bộ, tham gia thành viên Ban chỉ đạo Ngoại giao Văn hóa của Bộ Ngoại giao. Chính sự trải nghiệm nhiều cương vị, môi trường công tác đa dạng đã rèn giũa người con miền Trung hiếu học trở thành một "nghệ sĩ đa tài" trong ngành ngoại giao Việt Nam.

PGS.TS Lê Thanh Bình chia sẻ, ngoại giao văn hóa nếu để dùng lời nói thì khó mà diễn tả hết được, chính vì thế, việc trực tiếp giới thiệu đến công chúng nước ngoài bằng các màn biểu diễn sẽ là cách tốt nhất để họ cảm nhận được vẻ đẹp và giá trị tinh thần đa dạng này. Tháng 8/2014, trong chuyến công tác của ông tới trường Đại học Stord-Haugegund Tham tán Công sứ Lê Thanh Bình được mời thuyết trình tại Khoa Giáo dục và Văn hóa - nơi diễn ra một hội thảo khoa học quốc tế. Sau lời tự giới thiệu ngắn gọn về bản thân, về truyền thống văn hóa Việt Nam, ông đã thể hiện ba bài hát “Gặp lại người xưa” (do chính ông sáng tác), bài “Lý chiều chiều” (dân ca Nam Bộ) và bài “Trống cơm” (quan họ Bắc Ninh). Ông còn biểu diễn thổi sáo trúc hai nhạc phẩm “Trên đường chiến thắng” và “Lý hoài Nam”. Trong tiết mục cuối, nhà ngoại giao Việt Nam đã dùng sáo trúc đi một bài quyền với tên gọi “Sen nở lúc bình minh” thuộc hệ phái võ cổ truyền Việt Nam. 
Với màn "thuyết trình" như một nghệ sĩ, ông đã gây ngạc nhiên cho toàn thể giảng viên và sinh viên có mặt trong buổi giao lưu. PGS.TS Oded Ben-Hori, thay mặt nhà trường đã viết thư gửi đến Đại sứ quán Việt Nam, cám ơn sự nhiệt tình của Tham tán Công sứ Lê Thanh Bình. Thư viết: “Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của tôi đối với sự chia sẻ của ngài bằng những ví dụ điển hình thông qua âm nhạc và hình ảnh văn hóa của Việt Nam với các sinh viên tại Đại học Stord- Haugegund… Chuyến thăm của ngài đã truyền cảm hứng cho sinh viên, cho các đồng nghiệp của tôi và cho bản thân tôi. Cách trình bày của ngài và sự diễn giải tương ứng của ngài về các truyền thống của đất nước đã cung cấp một ví dụ thú vị cho hoạt động ngoại giao văn hóa vì nó có thể được thực hiện trong môi trường giáo dục”. 

Đó không phải là lần đầu tiên "nghệ sĩ ngoại giao" Lê Thanh Bình khiến người khác thích thú và bất ngờ bởi các sở trường của mình. Ông đã tạo được nhiều dấu ấn thiện cảm sâu sắc với các đối tác của mình, góp phần thắt chặt quan hệ ngoại giao giữa hai bên theo một cách rất độc đáo mà không phải ai cũng làm được. Năm 2004 ông từng nhận được thư trả lời của ngài G.Bush với cương vị Tổng thống Mỹ hoan nghênh các ý tưởng chia sẻ. Năm 2013, khi còn làm Phó trưởng cơ quan đại diện Việt Nam tại Na Uy, ông được nhận thư cảm ơn của đức vua vì tập thơ “Tôi yêu thế giới này”. Năm 2014, ông vinh dự được Ngoại trưởng Na Uy J.Brend gửi thư riêng, bày tỏ lòng cảm mến và xúc động vì bức vẽ chân dung chính ngoại trưởng do ông Lê Thanh Bình thực hiện. Tiếp đó, năm 2015, ông nhận thư của Hoàng hậu Na Uy cảm ơn vì thơ, tranh vẽ của ông tặng nhân dịp sinh nhật hoàng hậu. Năm 2016, Tổng thống Ireland cũng đã gửi thư cám ơn tranh chân dung ông được ông Lê Thanh Bình vẽ tặng nhân dịp sinh nhật Tổng thống. 

Nghệ sĩ đa tài trong ngoại giao văn hóa
Bên cạnh những tài lẻ như thi ca, hội họa, PGS.TS Lê Thanh Bình còn là một người đam mê võ thuật và là một trong các truyền nhân phái võ cổ truyền miền Trung. Hiện tại, ông đảm nhiệm vai trò Chuyên gia cấp Bộ, giảng viên Cao cấp Khoa Truyền thông & Văn hóa Đối ngoại, Học viện ngoại giao, Bộ Ngoại giao, tiếp tục bền bỉ cống hiến cho sự nghiệp đào tạo và phát triển ngành ngoại giao Việt Nam, mà đặc biệt là lĩnh vực truyền thông quốc tế và ngoại giao văn hóa. Tuy đã quá tuổi lục tuần nhưng PGS.TS Lê Thanh Bình vẫn luôn không ngừng tìm tòi và học hỏi, trau dồi thêm những tri thức mới cho bản thân cũng như truyền đạt kiến thức cho lớp trẻ. 
Duyên nợ với thi ca

Không chỉ nghiên cứu, viết sách, sáng tác nhạc, vẽ tranh, thổi sáo, am hiểu một số loại hình võ thuật dân tộc, PGS. TS Lê Thanh Bình còn biết làm thơ. Từ những năm 1990, ông đã mải miết sáng tác, tìm tòi thử nghiệm sáng tác. Cho đến nay, ông đã có nhiều tác phẩm thơ in trên các báo Văn nghệ, Quân đội Nhân dân, Giáo dục và Thời đại, Nhân dân, tạp chí Văn nghệ Quân đội, Tác phẩm mới… Năm 1996, ông in tập đầu tiên là tập “Khúc hát” (NXB Thanh Niên). Thời gian sau do công việc có sự chuyển dịch và có nhiều dịp nghiên cứu, trao đổi nhiều ở nước ngoài nên ông sáng tác thêm thơ song ngữ: tập “Khúc giao hòa”(2003), “Cung đàn thơ” (2008); “Tôi yêu thế giới này” (2013). Mới đây nhất - năm 2019, ông vừa cho ra mắt bạn đọc 2 tập thơ mang tên “Lên núi cao thổi sáo” và “Cầu vồng nhỏ”. 

Về hình thức, thơ ông đa chiều kích, tựu trung gồm các dạng: thơ ngắn 4 câu kiểu phương Đông nhưng diễn tả các nội dung thời đại mới; thơ tự do chứa nhạc điệu trữ tình; thơ lục bát và thơ phong cách Haiku Nhật. Bên cạnh những bài bình dị, hồn nhiên là những bài thâm trầm, triết lý sâu sắc; có những bài gần với ca khúc, dân ca Trung Bộ; có nhiều bài viết theo cách người đi sứ ngoại giao thời mới, ghi chép, cảm nhận những vùng đất trên thế giới; nhiều bài theo lối thiền, nhìn thế giới và con người theo triết lý thơ Haiku… 

Nhà thơ Nguyễn Bao khi nhận xét về tập thơ “Khúc hát” thời tác giả còn trẻ có viết: “Đọc Lê Thanh Bình ta dễ nhận ra… sự chân thật và hồn nhiên. Đó cũng là nguồn gốc khiến người đọc dễ dàng tiếp nhận và chia sẻ những cảm xúc đang rung động trái tim người làm thơ.” Sang các tập sau, thơ Lê Thanh Bình ngắn gọn về câu chữ nhưng mở rộng tầm nhìn hơn, sâu sắc hơn trong cảm xúc. Đúng như PGS.TS Phạm Thành Hưng viết: “Có thể nhận thấy phong cách của tác giả Lê Thanh Bình là… cách viết cô đọng của thơ phương Đông, để diễn tả những rung động chân thực, sâu lắng bằng những hiện tượng đa diện; tứ thơ nhiều khi mang chất tráng ca và giàu nhạc điệu…” . Trong tập “Cầu vồng nhỏ” ra mắt bạn đọc mới đây, PGS. TS Lê Thanh Bình viết theo phong cách Haiku Nhật (theo truyền thống có “Kigo” chỉ cảm quan về mùa trong năm) nhưng đã thổi hồn Việt vào thơ. Mỗi bài thơ đều mang đậm dấu ấn một người trải nghiệm giao tiếp với con người, xã hội ở nhiều cảnh huống, đi qua nhiều vùng đất và đôi khi anh dùng cả thi pháp của dòng Haiku “Muki” (dòng thơ không vịnh thiên nhiên) nói về xã hội, nhân tình thế thái, bản thân mà không có “Kigo”…

Có thể nói PGS.TS Lê Thanh Bình giống như một ngọn lửa nhiệt huyết đang ngày đêm nung nấu, lan truyền cảm hứng, niềm tin và kinh nghiệm cho nhiều lớp học trò. Không chỉ khẳng định mình bởi tài ngoại giao văn hóa, tài thi họa… ông còn là một người giản dị, chân tình, là tấm gương sáng và niềm tự hào trong lĩnh vực chuyên môn. Với những cống hiến của mình, PGS.TS. Lê Thanh Bình đã vinh dự được trao: Huy chương Vì sự nghiệp Báo chí (2005), Bằng khen Chủ tịch UBND TP. Hà Nội (2009), Giải B cuộc thi báo chí viết về kỷ niệm hoạt động Tuyên giáo (2010), Bằng khen Thủ tướng Chính phủ (2011), Giải thưởng “Vì sự nghiệp Dân vận” và bằng khen Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tặng có bài báo xuất sắc (viết chung) về Hội nghị Paris (2014), Giải Nhì bài viết Kỷ niệm về nước Nga do Hội Hữu nghị Việt-Nga và tạp chí Bạch Dương tặng (2018). Đây cũng chính là sự ghi nhận cho những đóng góp, cống hiến của ông đối với sự nghiệp ngoại giao, văn hóa... 
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Phú Thọ ra mắt tour du lịch "Về miền Di sản UNESCO ghi danh"
    Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Đặc biệt, dịp này, Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”, lấy đền Hùng làm điểm xuất phát chính để đi đến các điểm danh lam, thắng cảnh khác.
  • Quý I năm 2024, Thành phố Hà Nội đã thu hút 953,2 triệu USD vốn FDI
    Đây là thông tin được Chánh Văn phòng UBND Thành phố kiêm người phát ngôn UBND Thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng chia sẻ tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024”, diễn ra chiều 28/3 tại Trụ sở UBND Thành phố Hà Nội.
  • Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội
    Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội sẽ diễn ra đêm nhạc tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff.
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
  • Phố cổ của tôi
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Phố cổ của tôi của tác giả Nguyễn Duy Quý.
  • Quận uỷ Tây Hồ ra mắt Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây
    Sáng 27/3, Quận ủy Tây Hồ tổ chức lễ ra mắt Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây. Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây phấn đấu thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, tham mưu, giúp việc cho Quận ủy, UBND quận Tây Hồ quản lý toàn diện, tập trung thống nhất khu vực Hồ Tây và vùng phụ cận; triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng Đảng.
  • Quy hoạch Phong Hòa: Phát triển đô thị theo hướng bảo tồn các giá trị di tích lịch sử
    Định hướng Quy hoạch phân khu xã Phong Hòa (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) thành lập phường đến năm 2045 và phát triển đô thị theo hướng bảo tồn các giá trị của di tích lịch sử kết hợp giữ gìn cảnh quan sông Ô Lâu, làng cổ Phước Tích.
PGS. TS Lê Thanh Bình: Nghệ sĩ đa tài trong ngoại giao văn hóa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO