PGS. TS Lê Thanh Mẽ: Người góp sức xây dựng tổ dân phố điện tử của phường Đức Thắng

Đặng Thủy| 27/11/2019 14:48

Tổ dân phố (TDP) số 7, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội là một trong những đơn vị đi đầu trong việc ứng dụng thành công mô hình TDP điện tử của quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Góp sức cho sự thành công này không thể không nhắc tới những người “vác tù và hàng tổng”, trong đó có PGS. TS Lê Thanh Mẽ - Tổ phó TDP số 7, nguyên giảng viên trường Đại học Mỏ - Địa chất.

PGS. TS Lê Thanh Mẽ: Người góp sức xây dựng tổ dân phố điện tử của phường Đức Thắng
PGS. TS Lê Thanh Mẽ
Từ chiến trường đến giảng đường

PGS. TS Lê Thanh Mẽ sinh năm 1949 tại xã An Lão, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Lớn lên ở vùng chiêm trũng, sau khi tốt nghiệp cấp III, dù có giấy gọi nhập học của Đại học Ngoại giao nhưng chàng thanh niên Lê Thanh Mẽ đành lùi ước mơ đến giảng đường để đi bộ đội. “Tôi đi được mấy tháng thì đành phải trở về địa phương vì sức khỏe không tốt. Lúc này trường Ngoại giao đã hết tiêu chuẩn và chỉ còn lại trường Đại học Nông nghiệp và Đại học Mỏ - Địa chất tuyển sinh. Nhiều người khuyên tôi, bố đã làm trong ngành nông nghiệp rồi thì con chọn ngành khác đi. Vậy là tôi chọn Đại học Mỏ - Địa chất. Năm 1969, tôi vào trường, năm 1972, khi đang học năm thứ 3 đại học ở Thuận Thành, Hà Bắc (nay là tỉnh Bắc Ninh) thì có giấy gọi nhập ngũ. Vậy là lại “xếp bút nghiên lên đường ra chiến dịch” - ông Lê Thanh Mẽ nhớ lại. 

Cho đến bây giờ, những ngày tháng rời giảng đường đi chiến đấu vẫn còn in đậm trong ký ức của PGS.TS Lê Thanh Mẽ. Ông vẫn nhớ ngày lên đường ra trận trong ba lô vẫn cố mang theo cuốn toán cao cấp và sách tiếng Nga, đến khi qua sông Bến Hải hiểu được những ác liệt của cuộc chiến mới đành thả sách xuống dòng sông; nhớ những ngày ở Trung đoàn pháo binh 84, Sư đoàn 325 cùng đồng đội, chặn ở Đầm Cầu Hai không cho địch rút khỏi Huế; nhớ trận đánh ở Long Thành tạo điều kiện cho bộ binh tiến vào Sài Gòn; nhớ cả không khí hân hoan ngày Sài Gòn giải phóng…

Đầu năm 1976, trở lại với giảng đường, chàng thanh niên Lê Thanh Mẽ lại miệt mài học tập. Với những thành tích xuất sắc, ông được giữ lại làm giảng viên của trường rồi sau này trở thành PGS.TS, giảng viên cao cấp. Được đào tạo tương đối chuyên sâu cả về lý thuyết lẫn thực tế, những bài giảng của thầy Lê Thanh Mẽ đã trao truyền biết bao kiến thức cho các thế hệ học trò. Trong nhiều năm làm công tác giảng dạy đại học và cao học, thầy giáo Lê Thanh Mẽ đã được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú; được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen. Những danh hiệu, bằng khen, đặc biệt là sự trưởng thành của các học trò chính là niềm vui, là động lực để PGS. TS Lê Thanh Mẽ tiếp tục trao truyền kinh nghiệm, kiến thức của mình cho các thế hệ sau kể cả khi ông đã về hưu.

Góp sức xây dựng tổ dân phố điện tử tại địa phương

Nhận quyết định về hưu năm 2016, tuy nhiên PGS. TS Lê Thanh Mẽ vẫn khá bận rộn với các công việc chuyên môn. Dù vậy, khi được mọi người giới thiệu và “vận động” nhận trọng trách Tổ phó TDP số 7, ông Lê Thanh Mẽ vẫn nhận lời. Ông bảo, bao năm đi dạy, ông không có nhiều thời gian để tham gia “việc làng”, vậy nên giờ là lúc để ông có thể góp một phần công sức nhỏ bé của mình. Những ngày đầu tiên khi được giao nhiệm vụ làm chủ chương trình “Ứng dụng công nghệ thông tin vào xây dựng cơ sở dữ liệu dân cư ở tổ dân phố”, ông Mẽ cũng trăn trở rất nhiều. “TDP số 7 rộng 9,4ha, có trên 400 hộ dân và gần 1700 nhân khẩu chưa kể hàng trăm sinh viên và các hộ kinh doanh dịch vụ đến thuê trọ cùng nhiều đơn vị đóng trên địa bàn như: Đại học Mỏ - Địa chất, Học viện Chính trị Công an nhân dân, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam. Để quản lý dữ liệu dân cư của TDP sao cho hiệu quả, rõ ràng cần phải ứng dụng công nghệ thông tin. Nhưng ứng dụng ra sao là một điều không dễ thực hiện trong ngày một ngày hai” – ông Mẽ cho hay.

Là người nghiên cứu khoa học hiểu biết về công nghệ thông tin, PGS. TS Lê Thanh Mẽ lên ý tưởng vẽ sơ đồ toàn bộ khu dân cư bằng việc sử dụng phần mềm đồ họa. Ông đến UBND phường mượn bản đồ địa chính rồi miệt mài số hóa toàn bộ sơ đồ khu dân cư bằng phần mềm Autocad. Các dữ liệu của từng hộ gia đình (tên chủ hộ, địa chỉ, diện tích căn hộ, số tầng, số hộ, số nhân khẩu…) cũng được ông cập nhật trong sơ đồ. Mặc dù công việc khó khăn, vất vả cần nhiều công sức nhưng chỉ sau 3 tháng ông đã xây dựng xong sơ đồ bố trí dân cư rất chi tiết.

Vừa mở cho tôi xem tấm sơ đồ khu dân cư số 7, PGS. TS Lê Thanh Mẽ vừa say sưa kể lại: “Bên cạnh phần mềm đồ họa Autocad, tôi còn sử dụng cả công cụ Excel để tổng hợp toàn bộ các dữ liệu về dân cư theo vùng ở cả 6 khu tập thể trong TDP. Các thông tin, số liệu được tôi thu thập từ danh sách cử tri, số liệu điều tra nhân hộ khẩu trên địa bàn. Bây giờ nếu muốn kiểm tra, khai thác dữ liệu thông tin về dân cư của TDP số 7 chỉ cần vài lần “nhấp chuột” là có thể nắm bắt được hết, rất rõ ràng, minh bạch và hiệu quả, đồng thời cũng tránh được những nhầm lẫn, sai sót so với cách quản lý bằng sổ sách như trước đây”.

Nhắc đến những “thành quả” mà mình đã cất công tạo dựng trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào xây dựng cơ sở dữ liệu của TDP số 7, PGS. TS Lê Thanh Mẽ cũng không quên nhắc đến những người đã đồng hành, động viên khuyến khích ông trong những ngày tháng tiến hành số hóa dữ liệu dân cư. Đó là lãnh đạo, chính quyền quận Bắc Từ Liêm, phường Đức Thắng, những người “vác tù và hàng tổng” của TDP số 7, đặc biệt là ông Nguyễn Mạnh Hoạt (Bí thư Chi bộ TDP số 7): “Anh Hoạt nguyên là lãnh đạo của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Là người làm khoa học anh rất hiểu và khuyến khích tôi. Sự tin tưởng, khuyến khích của anh cũng chính là động lực để giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ” – PGS. TS Lê Thanh Mẽ chia sẻ.

Để có được những sơ đồ, cơ sở dữ liệu của khu dân cư, là những ngày tháng miệt mài, âm thầm làm việc của PGS. TS Lê Thanh Mẽ. Dẫu công việc chẳng có thù lao, nhưng ông vẫn tận tâm, tận lực làm việc. Không chỉ góp công xây dựng dữ liệu dân cư cho tổ dân phố, PGS.TS Lê Thanh Mẽ còn bỏ tiền túi trang bị máy tính, mua font chiếu để ở nhà văn hóa của TDP để mọi người có thể truy cập các dữ liệu mà ông đã số hóa. 

Ông Nguyễn Danh Thắng – Tổ trưởng TDP số 7 khi nhắc về người cộng sự ở TDP của mình đã chia sẻ: “Anh Mẽ là người rất nhiệt tình, có trách nhiệm và rất am hiểu về công nghệ thông tin. Cũng bởi vậy mà anh Mẽ là một trong những người đã hỗ trợ nhiều trong việc thu thập số hóa dữ liệu dân cư của TDP, góp phần không nhỏ cho sự thành công của mô hình TDP điện tử của địa phương. Qua thực tế tại địa phương, tôi thấy hiệu quả của việc số hóa dữ liệu dân cư này đã phát huy nhiều tác dụng. Nếu như trước đây muốn biết những người đến tuổi nhập ngũ, tuổi mừng thọ hay các cháu lứa tuổi thiếu niên nhi đồng… phải mở sổ để tra soát thì nay nhờ có dữ liệu dân cư đã được số hóa này thì chỉ trong vài phút có thể cập nhật ngay được thông tin. Hy vọng, với những hiệu quả tích cực mô hình này sẽ được nhân rộng thêm tới các TDP khác trên địa bàn phường, quận nói riêng, cũng như toàn Thành phố Hà Nội nói chung”.
(0) Bình luận
  • Gần 500 lễ hội tại Hà Nội được tổ chức, đảm bảo trang trọng, lành mạnh
    Theo báo cáo của UBND Thành phố Hà Nội tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024” chiều 28/3, từ đầu năm đến nay, gần 500 lễ hội của Thủ đô được tổ chức, đảm bảo trang trọng, vui tươi, lành mạnh…
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Bồi đắp hệ giá trị gia đình Thủ đô
    Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến là nơi hội tụ nhiều nét tinh hoa của dân tộc. Nổi bật trong đó là nét đẹp văn hóa gia đình, là ứng xử thanh lịch, văn minh trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Nói theo cách khác, văn hóa gia đình là một trong những nền tảng, cốt lõi để hình thành nên giá trị văn hóa người Hà Nội; góp phần đưa những giá trị văn hóa Thủ đô thăng hoa lên tầm cao mới trong thời đại hội nhập quốc tế.
  • Vinh danh 70 cán bộ Đoàn Thủ đô Hà Nội tiêu biểu năm 2023
    Kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2024), ngày 22/3/2024, Ban Chấp hành Thành đoàn Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm và Lễ Tuyên dương 70 cán bộ Đoàn Thủ đô tiêu biểu năm 2023.
  • Hà Nội: Hành trình cảm xúc của người phụ nữ đi tìm ánh sáng cho con trai, em trai
    Chị Trần Thị Xuân (33 tuổi, thị trấn Vân Canh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội) là nhân vật đặc biệt và đến với khán giả cả nước trong chương trình “Trạm yêu thương” - chủ đề “Điểm tựa bình yên”, phát sóng lúc 10 giờ ngày 23/3 trên kênh VTV1.
  • Lễ hội xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm: Tái hiện nét đẹp giá trị văn hóa truyền thống
    Sáng ngày 22/3, đoàn kiểm tra của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội do đồng chí Bùi Minh Hoàng - Trưởng phòng Xây dựng Nếp sống văn hóa và gia đình (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội) đã kiểm tra công tác chuẩn bị lễ hội tại xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) qua tiếp thu, chỉnh lý đủ điều kiện trình Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội
    Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Nguyễn Công Anh, cho biết, Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) qua những lần xin ý kiến gần đây, cơ bản việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật được các cơ quan Trung ương, đại biểu Quốc hội đánh giá cao và tán thành nhiều nội dung, được lãnh đạo Quốc hội đánh giá đủ điều kiện để trình kỳ họp thứ 7 của Quốc hội.
  • Quận Tây Hồ: đối ngoại nhân dân góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp về công tác đối ngoại của Thủ đô
    Chiều 28/3, Quận uỷ Tây Hồ và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội đã tổ chức ký kết Chương trình phối hợp công tác đối ngoại nhân dân giai đoạn 2024 - 2025.
  • Trấn Bình Môn Kinh thành Huế như bị lãng quên
    Trấn Bình Môn là một cổng phụ trong 13 cửa của Kinh thành Huế nhưng ít người lui tới; như bị lãng quên, xuống cấp theo thời gian và tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai di dời dân để trả lại nguyên trạng cho di tích.
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Phú Thọ ra mắt tour du lịch "Về miền Di sản UNESCO ghi danh"
    Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Đặc biệt, dịp này, Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”, lấy đền Hùng làm điểm xuất phát chính để đi đến các điểm danh lam, thắng cảnh khác.
  • Quý I năm 2024, Thành phố Hà Nội đã thu hút 953,2 triệu USD vốn FDI
    Đây là thông tin được Chánh Văn phòng UBND Thành phố kiêm người phát ngôn UBND Thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng chia sẻ tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024”, diễn ra chiều 28/3 tại Trụ sở UBND Thành phố Hà Nội.
  • Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội
    Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội sẽ diễn ra đêm nhạc tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff.
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
PGS. TS Lê Thanh Mẽ: Người góp sức xây dựng tổ dân phố điện tử của phường Đức Thắng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO