Phạm Huy Thông

Phạm Huy Thông| 18/09/2019 15:07

Bóng chiều rơi. Đôi ta, từng bước một, Cùng lặng lẽ dưới trời thu dạo gót.

Phạm Huy Thông

Thu
Bóng chiều rơi.
Đôi ta, từng bước một,
Cùng lặng lẽ dưới trời thu dạo gót. 
Bên bờ hồ hiu quạnh, gió nhu mì
Lướt bay qua tấm thảm cỏ xanh rì,
Lấm tấm điểm những hạt sương bằng bạc,
Như vui vẻ thì thầm lời mây nước,
Vài khóm lau già chốc chốc reo,
Nhẹ nhàng đưa trên mặt nước trong veo,
Heo may uốn cụm hoa bèo nghiêng ngả
Lá úa vàng, từng đàn, bay lả tả,
Như thướt tha một đàn bướm dịu dàng
Cùng hơi thu man mác vội tạt ngang.
Em bỗng dừng chân: rồi, buồn bã,
Lim dim mắt ngắm thu êm ả,
Anh đắm mê nhìn cặp mắt em
Và anh tưởng chừng không khí êm đềm
Dưới trời thu cao rộng,
Với tình yêu mơ mộng.
Trong tim xanh
Cùng chan hoà trong cặp mắt long lanh.
Thu năm 1933
Có lẽ nào…?

Mà sao bóng bạn tuyệt mù?
Muốn tìm nào biết vân du ngả nào.
Cô K.L

Có lẽ nào tiếng đàn ta trầm bổng,
Bao đêm trường tha thướt trong vùng sương,
Không khiến được một trái tim mơ mộng
Cùng tim ta thổn thức nỗi cảm thương!
Có lẽ nào tới cuối trời xa rộng,
Tiếng đàn ta cùng gió mát xa đưa,
Không khiến được một giây lòng rung động
Và một trái tim đồng điệu say sưa!
Có lẽ nào tiếng lòng ta khoan nhặt,
Chỉ âm thầm réo rắt với hàng dương,
Không êm đềm ca, không dìu dặt,
Trong tim hồng một thiếu nữ yêu đương!
Nhưng, không! Vì, man mác với hơi đêm man mác,
Một nhịp đàn hưởng ứng chốn xa xôi.
Nhưng... lời ân ái mơ màng, trời bát ngát,
Biết đâu tìm kẻ nghệ sĩ, than ôi!
Con voi già 
(Trích)
Hồn rừng thẳm những vang cây chát chúa,
Nhắc lại tiếng Voi kêu nhiều lượt nữa,
Rồi núi sông rồi cảnh vật âm u
Lại đắm say trong giấc mộng muôn thu.
Tiếng giã từ núi cao cùng sông rộng,
Chào rừng xanh với vòm trời lồng lộng,
Gọi linh hồn hùng vĩ của loài voi,
Voi tưởng một mình mình biết mà thôi.
Có hay đâu gió xuyên sơn lừng lẫy
Đã than lại lời than đau đớn ấy,
Đã khiến cho ở chốn mịt mùng xa,
Tấm lòng ta thổn thức, hỡi Voi già!

Hạng Tịch biệt Ngu Cơ

(Trích Tiếng địch sông Ô)
(...)
Giọt châu sa lã chã trên áo bào,
Nàng Ngu Cơ bên mình chàng thổn thức,
Địch Trương Lương như ngậm sầu quyên khóc,
Lại não nùng dìu dặt trên Ô Giang.
Trên Ô Giang, tiếng địch thiết tha than,
Như tiếng nhạn kêu đêm nơi ven trời vò võ.
Như tiếng nhạn canh khuya thầm nhủ gió
Tự hư vô lại nức nở tiếng mơ màng,
Nàng Ngu Cơ...
Nàng Ngu Cơ, khẳng khái nắm tay chàng:
“Quân Vương ơi! Còn đợi chờ chi nữa
Mà đường xa chàng còn chưa ruổi ngựa?
Trống canh hai trong bóng sẫm đổ hồi,
Còn dùng dằng chi nữa, đi đi thôi!
Kìa! Thờ ơ, trăng mờ đang chênh chếch...
Còn ngồi đó mà nghe chi tiếng địch,
Cho chí đầy dần cạn trong tim đau.
Đừng nghe! Đừng nghe nữa! Hãy đi mau!
Nghe làm chi tiếng tre đằng than ai oán,
Khúc bi ca nặng nề và đòi đoạn,
Đầy những lời thương tiếc điệu thê lương.
Quân Vương ôi! Mau sửa soạn lên đường,
Lên đường xa nơi mơ mòng sương phủ...
Nào đâu trái tim xưa? Nào đâu tâm hồn cũ?
Lãnh truân chuyên xin gắng giữ chí bình sinh,
Khách anh hào chi xá kể nỗi điêu linh,
Ngày gian lao với quãng đường khe khắt?”
Địch Trương Lương trên Ô Giang dìu dặt,
Tưởng trời đêm, trăng biếc lạnh lùng than.
Quỳ sát bên, nàng tha thiết tiếng khuyên van
“Đi đi chàng, nơi xa xăm, tiếng địch
Càng não lòng, càng âm u, càng tịch mịch...
Đi đi chàng, còn thân Ngu đâu đáng bận trí Quân Vương?
Lá lìa cây dù gió xé bên vệ đường,
Dù nắng hun, dù mưa dầm làm tan nát,
Xin Quân Vương chớ bận lòng vì phận bạc!”
Nhưng lời lời tuy dũng cảm, oai linh,
Trong lòng đau niềm thống khổ vẫn mênh mông,
Cố... nàng cố nén u buồn... nhưng không được,
Và sóng lệ ào tuôn, nàng bưng đầu thổn thức...
(...)
Vương thấy tan đâu chí anh hùng vô địch,
Cất tiếng buồn, chàng sẽ nói:
“Ái khanh ơi!
Đành... vận trời khi đã hết cũng đành thôi!
Không, phi ơi... thà cùng phi cùng sống chết
Còn hơn phải... phải trọn đời cách biệt!”
Rồi đỡ cằm, chán nản, Sở Bá Vương
Để cặp mắt im giương
Đuổi bóng những ngày vinh trong âm tối.
Nhưng nàng Ngu lại băn khoăn tha thiết gọi:
“Thiếp đâu ngờ, Quân Vương hỡi, trí trượng phu
Lại không hơn lòng nhi nữ chút nào ư?
Nếu vì thiếp, chỉ than ôi, vì tiện thiếp
Mà chàng quên chí cao cùng sự nghiệp,
Thì thân hèn thà vơ vất dưới tuyền đài
Để, đành lòng, chàng nghĩ đến cuộc tương lai.
(...)
Địch Trương Lương vẫn vô hình nức nở,
Như non nước tô sương ngùi than thở
Hòa nỗi lòng u uất cõi đêm sâu.
Vương dừng hia đứng lại trước rèm châu,
(...)
 “Buổi gió cuồng xa tống lá vàng bay,
Ta muốn nàng tường lòng son sắt chẳng đổi thay…
Lúc gian nguy cách biệt nàng, ta đâu nỡ!...
Đi! Ta cùng đi! Cùng xông pha trong sóng lửa!
Ta quyết sẽ mang nàng vượt khỏi trùng vi,
Rồi, cùng nhau ta cùng dấn bước lưu ly!
Mà ví bằng Cao Xanh kia không lựa nữa,
Đôi ta, cùng nhau, cùng chôn thây trong da ngựa:
Bên mình phi, dù bỏ mạng cũng cam tâm.”
 “Nếu chàng mong còn trở lại đất Hoài Âm.
Nếu chí xưa, chí nghiêng trời lệch đất,
Trong trái tim anh hùng chưa tan nát,
Thì, chàng ơi!
Đường mênh mông chàng vỗ ngựa ra đi thôi.
Bằng vì quyến, vì thương thân hèn mọn,
Mà đễn nỗi chàng đành buông chí lớn,
Tiện thiếp đây xin khuất bóng trước mặt chàng,
Cho chàng đi, đi ngang dọc bước ngang tàng.
Cho phỉ sức cường long nơi hồ hải.”
Dứt lời, nàng hăng hái,
Tới bên chàng, cao tuốt lưỡi gươm xanh.
Rồi tự ải.
(...)
(Hà Nội báo, số 2, ngày 8-1-1936)

Huyền Trân công chúa
 (Trích)
Huyền Trân
Ta đã quyết, lòng ơi, ta đã quyết
Không bao giờ rời bỏ đất Thăng Long
Nơi ta nghe thấy tình yêu tha thiết
Lần đầu tiên réo rắt tiếng mơ mòng
Ta không xa nơi bao lần ngây ngất,
Nơi bao lần lưu luyến bóng tình quân,
Không xa nơi còn mơ màng phảng phất
Tiếng người yêu say hát khúc ái ân
Ta không xa giải Ngân Trì trong vắt
Đã từng phen lả lướt in hình ai
Cung Tần Hương nơi cầm chiều hiu hắt
Du dương ca bên dạ khách kim hài.
Tình quân ơi! Vì đâu ta ủ rũ
Kìa! Non cao vi vút gió gọi sầu!
Trôi đi, thuyền! Và, chèo đi, thuỷ thủ!
Vì Huyền Trân chẳng bước xuống thuyền đâu!
Cung Nga Việt
Đừng bước xuống thuyền Chiêm, công chúa hỡi!
Cung Nga Chiêm
Nơi xa xa thuyền Chúa đã xa dần...
Hãy xuống thuyền cho thuyền trôi theo gió thổi!
Khắc Chung
Đi đi, công chúa hỡi!
Em Huyền Trân!
Em đi đi cho anh vẹn chữ trung thần!
Huyền Trân
Chàng đã muốn ta xa rời đất Việt,
Thì, chàng ơi! Xin vĩnh biệt từ nay!
Mành tân hôn trùng trình trên sóng biếc...
Bơi đi, chèo! Ta bước xuống thuyền đây.
Nam Quốc hỡi! Từ nay vĩnh biệt!
Vì muôn năm ta quyết chẳng về...
Và, từ nay, ánh hè khi tắt,
Mây lung linh vơ vẩn đáy hồ,
Ta thôi ngắm, mơ hồ, trăng mọc,
Tắm sắc xanh màn ngọc bên lầu.
Khi thu sang, dưới bầu mây phủ,
Khom lưng mềm, liễu rũ bên sông,
Ta thôi để thuyền bồng tha thướt
Vẩn vơ bơi trên nước Nhị Hà.
Hỡi những đêm sao ngà lộng ánh,
Ta vin ngâu mơ cạnh tình quân!
Những chiều thắm gió huân nhẹ chuyển,
Ta ngây trông khói quyện đỉnh trầm!
Hỡi những nơi còn thầm vương vấn,
Áng hương tình đôi bạn xa xôi!
Xin vĩnh biệt! Than ôi! Vĩnh biệt!
Vì, muôn năm ta quyết chẳng về...
......................................................................
Thơ tuyển rút từ tập Phạm Huy Thông thơ với tuổi thơ, 
NXB Kim Đồng 2001
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Vẽ tiếp bức tranh về “Văn minh trà Việt”
    Hành trình văn hóa uống trà trải dọc bề dày suốt hơn 5000 năm của người Việt đã được tác giả Trịnh Quang Dũng phác thảo sinh động trong cuốn sách “Văn minh trà Việt”. Sách do NXB Phụ nữ ấn hành vừa trình làng bạn đọc đúng vào dịp Ngày Sách Việt Nam lần thứ 3 – 2024.
  • Triển lãm kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa
    Thông tin từ Ban quản lý Khu di tích Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội), sáng 19/4/2024, đơn vị sẽ tổ chức lễ khai mạc triển lãm “Ngô Quyền – Anh hùng dân tộc kiệt xuất” nhân kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 - 2024).
  • Giới thiệu gần 100 hiện vật, hình ảnh, tài liệu quý của văn hóa Đông Sơn
    Sáng 18/4/2024, tại Bảo tàng Hà Nội, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề “Tiếng vọng”. Đây là hoạt động ý nghĩa nhân dịp Lễ giỗ tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
  • Khai mạc triển lãm quốc tế về làm đẹp tại Hà Nội
    Triển lãm quy tụ hơn 250 gian hàng đến từ gần 20 quốc gia và vùng lãnh thổ đi đầu trong lĩnh vực làm đẹp toàn cầu như Đức, Hà Lan, Ma-rốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc… Tại đây, công chúng được tham quan các gian trưng bày nhiều lĩnh vực như mỹ phẩm, thực phẩm chức năng làm đẹp, kính áp tròng và kính thời trang; thẩm mỹ…
  • Đà Lạt được du khách tìm kiếm nhiều nhất dịp nghỉ lễ 30/4
    Nền tảng du lịch Booking.com vừa công bố những điểm đến trong nước và quốc tế được du khách Việt Nam tìm kiếm nhiều nhất trong dịp lễ 30/4 – 1/5.
Đừng bỏ lỡ
  • Khoảnh khắc chính là yếu tố tạo nên giá trị cho mỗi bức ảnh nghệ thuật
    Trong kỷ nguyên bùng nổ của công nghệ số, mọi bức ảnh đều có thể dễ dàng chỉnh sửa và dàn dựng như ý muốn. Điều này tạo ra một thách thức lớn trong việc gìn giữ chân thực trong ống kính đối với nền nhiếp ảnh Việt Nam, đặc biệt là đối với ảnh báo chí.
  • Tự hào, yêu mến hơn với Phố Sách Hà Nội
    Theo bà Khúc Thị Hoa Phượng, Giám đốc - Tổng biên tập NXB Phụ nữ, 3 năm trở lại đây, Phố Sách Hà Nội đã “thay da đổi thịt”, chúng ta đến với không gian này đều cảm thấy niềm tự hào, yêu mến.
  • Sân khấu Sen Việt ra mắt vở Nhạc kịch "Lá cờ thêu sáu chữ vàng"
    Dù trước đây hình tượng anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản với "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" đã được dàn dựng với nhiều loại hình sân khấu như tuồng, chèo, cải lương…, nhưng lần này với phiên bản mới là Nhạc kịch Dân ca Nam Bộ, hy vọng bằng cách kể chuyện vừa dân tộc vừa hiện đại, tác phẩm sẽ tạo được ấn tượng với người xem, đặc biệt là khán giả trẻ...
  • Sách và văn hóa đọc giữ vai trò quan trọng trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Hà Minh Hải, khẳng định: “Những năm gần đây văn hóa đọc Thủ đô đã từng bước phát triển rõ rệt, có chuyển biến thực chất, đọc sách trở thành thói quen, nét đẹp trong đời sống xã hội, ngành xuất bản đã khẳng định được vị trí, tầm quan trọng trong việc xây dựng xã hội học tập, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
  • Tác giả trẻ và độc giả tuổi teen - một thế hệ, một tiếng nói
    Sáng ngày 18/4, tại phố sách Hà Nội đã diễn ra tọa đàm “Tác giả trẻ và độc giả tuổi teen - một thế hệ, một tiếng nói” do nhà sách Phương Nam, Linh Lan Books và phố sách Hà Nội tổ chức nhân dịp ra mắt tiểu thuyết “Như Sơ” của tác giả Việt Chi.
  • Phát hành cuốn sách tái hiện chân dung các anh hùng, chiến sĩ Điện Biên Phủ
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 17/4/2024, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật đã phát hành cuốn sách “Anh hùng, chiến sĩ Điện Biên Phủ”. Cuốn sách do Tỉnh ủy Điện Biên và NXB Chính trị Quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức biên soạn.
  • “Đồi Thịt Băm” huyền thoại trên dãy Trường Sơn trở thành điểm du lịch mới
    Đồi A Bia hay còn gọi là “Đồi Thịt Băm” (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) trước đây là khu vực diễn ra trận chiến căng thẳng 10 ngày đêm giữa quân dân ta và quân đội Mỹ nhưng hiện nay đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn.
  • Triển lãm “Sofia Yablonska - Hành trình xuyên thế kỷ”
    Tối ngày 17/4, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (36 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Sofia Yablonska - Hành trình xuyên thế kỷ” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán U-crai-na tại Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm 32 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và U-crai-na.
  • Sôi nổi “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam” ở Huế
    Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam cho các em học sinh Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế).
  • Người dân nô nức về đền Hùng trước ngày giỗ Tổ
    Trước ngày chính Lễ hội đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch đất Tổ năm Giáp Thìn 2024, đông đảo người dân và du khách thập phương về dâng hương, trẩy hội.
Phạm Huy Thông
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO