Phấn đấu 100% học sinh sinh viên Hà Nội tham gia BHYT

Công Chung| 05/12/2019 08:36

Năm học 2018 - 2019, trên địa bàn Hà Nội có hơn 1,6 triệu học sinh sinh viên (HSSV) tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), đạt tỉ lệ 96%. Trong năm học mới 2019 - 2020, BHXH TP. Hà Nội xác định thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm đạt mục tiêu 100% HSSV tham gia.

Phấn đấu 100% học sinh sinh viên Hà Nội tham gia BHYT
Bà Trần Việt Trang - Phó Trưởng phòng Quản lý Thu (BHXH TP.Hà Nội)
HSSV tham gia BHYT
Bà Trần Việt Trang - Phó Trưởng phòng Quản lý Thu (BHXH TP. Hà Nội) cho biết, TP. Hà Nội hiện có 1.736 trường học với trên 1,8 triệu HSSV. Với sự cố gắng của BHXH TP, nhất là việc ứng dụng CNTT, cải cách TTHC và giao dịch hồ sơ điện tử trong việc cấp thẻ BHYT, việc thực hiện chính sách BHYT ngày càng đơn giản, thuận tiện cho các em HSSV và nhà trường. 

“Hiện nay, nhiều trường đã đạt tỉ lệ 100% HSSV tham gia BHYT, như: Đại học  Lao động - Xã Hội, Đại học Mỹ Thuật Việt Nam, Cao đẳng Y tế Hà Nội, Cao đẳng Nghề công nghiệp Hà Nội và khối các trường THPT, THCS và tiểu học thuộc các quận Cầu Giấy, Hoàng Mai, Thanh Xuân…”, bà Trang thông tin.

Có được những kết quả này, bà Trần Việt Trang cho biết thực hiện Luật BHYT, từ năm học 2015 - 2016, HSSV là đối tượng bắt buộc tham gia BHYT và được NSNN hỗ trợ 30% mức đóng. Trong những năm qua, BHXH TP. Hà Nội đặc biệt quan tâm đến công tác này nên tỉ lệ tham gia năm sau luôn cao hơn năm trước. 

“Năm học 2018 - 2019, số HSSV tham gia BHYT đạt hơn 1,6 triệu em - tăng 3% so với năm học 2017 - 2018 và tăng 5,2% so với năm học 2016 - 2017… Với số lượng lớn các trường học và số HSSV đông nhất nước, tỉ lệ tăng thêm 3% hay 5,2% như trên tương ứng với con số tuyệt đối không hề nhỏ, là dấu mốc mới cho sự phát triển BHYT của Hà Nội nói chung và BHYT HSSV nói riêng…”, bà Trang nói.

Bên cạnh những kết quả đạt được bà Trần Việt Trang cũng cho biết, việc triển khai BHYT HSSV cũng còn gặp khó khăn như: Nhiều cơ sở giáo dục chưa có biện pháp ràng buộc HSSV tham gia BHYT do chưa có chế tài xử lý nên tỉ lệ HSSV tham gia BHYT chưa đồng đều và chưa đúng luật định. 

Đồng thời, tỉ lệ tham gia BHYT đối tượng SV còn khá thấp (91,62%), trong khi đó khối tiểu học có tỉ lệ lên tới 97,11%, khối THCS 97,49%, khối THPT 96,98%, khối trường GDTX 92,27% và khối trường trung cấp 97,38%. SV từ năm học thứ hai trở đi tham gia BHYT giảm đáng kể do nhiều em chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc về ý nghĩa nhân văn và sự cần thiết của việc tham gia BHYT; một số cơ sở giáo dục chưa chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho sinh viên…

Phấn đấu 100% học sinh sinh viên Hà Nội tham gia BHYT
BHXH TP. Hà Nội phấn đấu trong năm học 2018 - 2019, 100% số HSSV sẽ tham gia BHYT

Đồng bộ các giải pháp
Để thực hiện tốt công tác BHYT HSSV  trong năm học 2019-2020, ngay từ đầu năm học BHXH TP.Hà Nội đã triển khai thực hiện những giải pháp trong đó kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn BHXH các quận, huyện, thị xã và cơ sở giáo dục về việc thực hiện công tác BHYT HSSV. Cụ thể như:

Thứ nhất, bám sát các văn bản chỉ đạo của BHXH Việt Nam và UBND TP.Hà Nội để ngay từ đầu năm học có văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện chính sách BHYT HSSV gửi đến các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố.

Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHYT cũng như về vai trò, tầm quan trọng của chính sách BHYT trong hệ thống an sinh xã hội. Tập trung vào truyền thông một số nội dung trọng tâm, trọng điểm về BHYT HSSV như: Tính nhân văn, cộng đồng chia sẻ của BHYT nói chung và BHYT HSSV nói riêng; BHYT HSSV góp phần phát triển toàn diện thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước; phạm vi, quyền lợi khi tham gia BHYT HSSV. Cùng với đó sẽ tăng cường tuyên truyền về những trường hợp HSSV được quỹ BHYT chi trả chi phí KCB với số tiền lớn; gương “người tốt, việc tốt” trong thực hiện BHYT HSSV; các quy định mới liên quan đến việc thực hiện chính sách BHYT HSSV theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

Thứ ba, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Sở GD-ĐT, Sở LĐ-TB&XH, Đảng ủy Khối các trường đại học, cao đẳng và UBND các quận, huyện, thị xã trong việc triển khai thực hiện BHYT HSSV, phối hợp với ngành Y tế tổ chức tốt công tác KCB và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho HSSV; tiếp tục thực hiện giải pháp giao chỉ tiêu HSSV tham gia BHYT cho các trường, coi đây là một nhiệm vụ quan trọng để đánh giá chỉ tiêu thi đua hằng năm về thực hiện nhiệm vụ của nhà trường.

Thứ tư, sẽ tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong việc thu, cấp thẻ BHYT HSSV, trọng tâm là giao dịch hồ sơ điện tử. Thời gian qua, việc triển khai giao dịch hồ sơ điện tử đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi rất nhiều đối với các nhà trường trong việc kê khai, nộp hồ sơ cấp thẻ BHYT HSSV. Bên cạnh đó, ứng dụng CNTT trong việc thu, cấp thẻ BHYT cũng tiết kiệm rất nhiều thời gian, chi phí của các em HSSV và nhà trường.
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Đấu xảo Hà Nội Vang bóng một thời
    Cách đây 78 năm, đúng vào ngày 1/5, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội) đã diễn ra cuộc mít tinh khổng lồ với trên 25.000 người tham gia. Địa điểm này khi xưa được mang tên Đấu xảo - một công trình tráng lệ và đồ sộ, mang tầm vóc quốc tế.
  • Vẽ tiếp bức tranh về “Văn minh trà Việt”
    Hành trình văn hóa uống trà trải dọc bề dày suốt hơn 5000 năm của người Việt đã được tác giả Trịnh Quang Dũng phác thảo sinh động trong cuốn sách “Văn minh trà Việt”. Sách do NXB Phụ nữ ấn hành vừa trình làng bạn đọc đúng vào dịp Ngày Sách Việt Nam lần thứ 3 – 2024.
  • Triển lãm kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa
    Thông tin từ Ban quản lý Khu di tích Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội), sáng 19/4/2024, đơn vị sẽ tổ chức lễ khai mạc triển lãm “Ngô Quyền – Anh hùng dân tộc kiệt xuất” nhân kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 - 2024).
  • Hà Nội: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ III năm 2024
    Sáng 19/4, tại Thư viện Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ III năm 2024 và phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc thành phố Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
  • Trường Tiểu học Nam Thành Công tổ chức mô hình điểm Liên hoan "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên"
    Liên hoan “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” là đợt sinh hoạt truyền thống lịch sử, nhằm tạo nên bầu không khí thi đua học tập tốt, rèn luyện chăm sôi nổi trong toàn liên đội; qua đó biểu dương các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong hoạt động Đội.
Đừng bỏ lỡ
Phấn đấu 100% học sinh sinh viên Hà Nội tham gia BHYT
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO