Phát huy kết quả của 15 năm thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp

Xuân Tùng (TTXVN)| 18/10/2019 16:01

Vừa qua, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Đề án tổng kết Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 tổ chức Hội thảo đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết; phương hướng, nhiệm vụ cải cách tư pháp giai đoạn sau năm 2020.

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc, Trưởng ban Chỉ đạo Đề án tổng kết Nghị quyết 49 và Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án tổng kết Nghị quyết 49 đồng chủ trì Hội thảo.
Phát huy kết quả của 15 năm thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp
Đồng chí Phan Đình Trạc, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội Chính trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Hội thảo nhằm lấy ý kiến các đồng chí lãnh đạo, chuyên gia, nhà khoa học có nhiều kiến thức, kinh nghiệm, tâm huyết đối với công tác tư pháp và cải cách tư pháp, trên cơ sở đó hoàn thiện Đề án tổng kết trình Bộ Chính trị (dự kiến cuối tháng 12-2019).

Nghị quyết số 49-NQ/TW về cải cách tư pháp là chủ trương lớn của Đảng, xác định rõ mục tiêu của Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 là "xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao".

Trong quá trình thực hiện Nghị quyết, Bộ Chính trị đã 3 lần tiến hành sơ kết, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết và sắp tới sẽ thực hiện 15 năm thực hiện Nghị quyết.

Theo Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc, qua 15 năm thực hiện Nghị quyết, công tác cải cách tư pháp của nước ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần phát triển, bảo vệ đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Tuy nhiên, qua khảo sát tại một cơ quan, đơn vị ở Trung ương, địa phương và báo cáo tổng kết của các cấp ủy, tổ chức đảng thì còn nhiều vấn đề đặt ra cần đánh giá, làm rõ, từ đó đề ra mục tiêu, quan điểm, phương hướng, nhiệm vụ cải cách tư pháp trong thời gian tới.

Phát huy kết quả của 15 năm thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Tại hội thảo, các đại biểu cũng đề xuất nhiều nhiệm vụ cải cách tư pháp giai đoạn sau năm 2020, trong đó nhấn mạnh đến việc hoàn thiện chính sách, pháp luật hình sự, dân sự và thủ tục tố tụng tư pháp; việc kiện toàn bộ máy Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân và Cơ quan điều tra; việc xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp và bổ trợ tư pháp trong sạch, vững mạnh; xây dựng, hoàn thiện chế định bổ trợ tư pháp; vấn đề về bảo đảm cơ sở vật chất cho hoạt động tư pháp…

Tham luận tại hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Tất Viễn, nguyên Ủy viên thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương cho rằng, thời gian tới cần tiếp tục phát huy kết quả của 15 năm thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp, coi đây là căn cứ quan trọng đẩy việc thực hiện các nhiệm vụ cải cách tư pháp trong những năm tới đây.

Đó là những thành tựu tư pháp trong bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội; đấu tranh phòng, chống tham nhũng trên phương diện pháp luật và tư pháp với vai trò là chốt chặn cuối cùng.

Theo PGS.TS Nguyễn Tất Viễn, tiếp tục giải quyết những nhiệm vụ có tính chất cốt lõi do Chiến lược cải cách tư pháp đề ra (tổ chức tòa án sơ thẩm theo đơn vị hành chính, mô hình quản lý các tòa án; chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của viện kiểm sát; tổ chức cơ quan điều tra theo hướng thu gọn đầu mối; việc chuyển giao tổ chức và công tác thi hành án cho Bộ Tư pháp; xã hội hóa hoạt động thi hành án dân sự và các dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp...).

Bên cạnh đó, các đại biểu đã đánh giá về những ưu điểm, kết quả cũng như những khó khăn, vướng mắc sau 15 năm thực hiện Nghị quyết. Trong đó, tập trung vào những vấn đề: Về tổ chức tòa án theo khu vực; về đào tạo cử nhân luật, đào tạo cán bộ nguồn của các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp; cơ chế thu hút, tuyển chọn những người có tâm huyết, đủ sức, đủ tài vào làm việc ở các cơ quan tư pháp...

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Gần 500 lễ hội tại Hà Nội được tổ chức, đảm bảo trang trọng, lành mạnh
    Theo báo cáo của UBND Thành phố Hà Nội tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024” chiều 28/3, từ đầu năm đến nay, gần 500 lễ hội của Thủ đô được tổ chức, đảm bảo trang trọng, vui tươi, lành mạnh…
  • Có một miền chỉ một…
    Cách nay không lâu, nhà thơ Quang Hoài trải qua một cơn bạo bệnh. Rất nhiều bạn thơ lo lắng và không khỏi ái ngại cho ông. Rồi may mắn thay, ông đã “thoát hiểm”! Đó cũng là sự ngạc nhiên mà số phận dành cho ông. Càng ngạc nhiên hơn là sau đó cũng không lâu, gần như ngay lập tức, ông cho hạ sinh đứa con tinh thần thứ mười ba mang tên “Miền Hoài Phương”- một cái tên thật có ý nghĩa, lại rất lạ và hấp dẫn độc giả. Hỏi tác giả, mới hay: Đó là cái tên được kết nối, gắn kết thật khéo bởi tên ông (Hoài) cùng tên
  • Trở lại Hà Nội sau 15 năm, nhà văn quốc tế vẫn ấn tượng với ẩm thực Thủ đô
    Trong bài viết trên trang Travel And Leisure gần đây, nhà văn Chris Wallace (Mỹ) cho biết, sau 15 năm trở lại Việt Nam đã nhận thấy quốc gia hình chữ S có nhiều sự phát triển. Với Hà Nội, nhà văn Chris Wallace ấn tượng với món chả cá, cà phê sữa, khu phố cổ…
  • Thương hoài xe sứ hàng rong
    Bố tôi bảo rằng, người Hà Nội sành sỏi chơi hàng gốm sứ, có đắt một chút mà món hàng ưng ý họ cũng sẽ mua. Mà gốm sứ Bát Tràng mang theo hồn cốt người Hà thành, dẫu đồ sứ nhập ngoại hay đồ nhựa, inox ào ạt thì gốm sứ Bát Tràng luôn có một vị trí trang trọng trong ngôi nhà của họ.
  • Lễ phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam
    Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (06/01/1946 – 06/01/2026). Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu chỉ đạo buổi Lễ.
Đừng bỏ lỡ
  • Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) qua tiếp thu, chỉnh lý đủ điều kiện trình Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội
    Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Nguyễn Công Anh, cho biết, Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) qua những lần xin ý kiến gần đây, cơ bản việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật được các cơ quan Trung ương, đại biểu Quốc hội đánh giá cao và tán thành nhiều nội dung, được lãnh đạo Quốc hội đánh giá đủ điều kiện để trình kỳ họp thứ 7 của Quốc hội.
  • Quận Tây Hồ: đối ngoại nhân dân góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp về công tác đối ngoại của Thủ đô
    Chiều 28/3, Quận uỷ Tây Hồ và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội đã tổ chức ký kết Chương trình phối hợp công tác đối ngoại nhân dân giai đoạn 2024 - 2025.
  • Trấn Bình Môn Kinh thành Huế như bị lãng quên
    Trấn Bình Môn là một cổng phụ trong 13 cửa của Kinh thành Huế nhưng ít người lui tới; như bị lãng quên, xuống cấp theo thời gian và tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai di dời dân để trả lại nguyên trạng cho di tích.
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Phú Thọ ra mắt tour du lịch "Về miền Di sản UNESCO ghi danh"
    Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Đặc biệt, dịp này, Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”, lấy đền Hùng làm điểm xuất phát chính để đi đến các điểm danh lam, thắng cảnh khác.
  • Quý I năm 2024, Thành phố Hà Nội đã thu hút 953,2 triệu USD vốn FDI
    Đây là thông tin được Chánh Văn phòng UBND Thành phố kiêm người phát ngôn UBND Thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng chia sẻ tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024”, diễn ra chiều 28/3 tại Trụ sở UBND Thành phố Hà Nội.
  • Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội
    Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội sẽ diễn ra đêm nhạc tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff.
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
Phát huy kết quả của 15 năm thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO