Phê duyệt 62 ngành, nghề chuẩn Quốc tế

K.An/NLĐ| 25/01/2018 11:33

Các nghề được ưu tiên như: Nhóm ngành, nghề về công nghệ, kỹ thuật, nông nghiệp, công nghiệp.

Bộ LĐ-TB-XH vừa phê duyệt trường, ngành và nghề trọng điểm giai đoạn 2016-2020. Về các ngành nghề, Bộ LĐ-TB&XH đã lựa chọn 134 ngành, nghề trọng điểm ở các cấp độ, trong đó 62 ngành, nghề cấp độ Quốc tế; 93 ngành, nghề cấp độ Khu vực ASEAN và 134 ngành, nghề cấp độ quốc gia.

Về trường nghề trọng điểm, Bộ LĐ-TB-XH đã chọn có 412 trường với 1.504 lượt ngành, nghề trọng điểm, trong đó có: 342 lượt ngành, nghề cấp độ Quốc tế; 293 lượt ngành, nghề cấp độ Khu vực ASEAN và 869 lượt ngành, nghề cấp độ Quốc gia. Các trường được chọn được phân bố đều thuộc 6 vùng trên toàn quốc, như: Vùng trung du miền núi phía Bắc có 65 trường; Vùng Đồng bằng sông Hồng 130 trường; Vùng Bắc Trung bộ, duyên hải miền Trung có 97 trường; Vùng Tây nguyên có 16 trường; Vùng Đông Nam bộ có 50 trường và Vùng Đồng bằng sông Cửu long có 53 trường.

Phê duyệt 62 ngành, nghề chuẩn Quốc tế - Ảnh 1.

Theo Bộ LĐ-TB-XH, các ngành, nghề được lựa chọn đang được thị trường lao động cần với số lượng nhân lực lớn, phù hợp với yêu cầu phát triển nhân lực có tay nghề của ngành, địa phương và khoa học kỹ thuật hiện đại. Các nghề được ưu tiên như: Nhóm ngành, nghề về công nghệ, kỹ thuật, nông nghiệp, công nghiệp. Đặc biệt là những ngành, nghề phục vụ trực tiếp của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (thuộc các lĩnh vực như công nghệ thông tin; vật lý; sinh học); các ngành, nghề phục vụ nông nghiệp công nghệ cao và các ngành, nghề gắn với chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp...

Phê duyệt 62 ngành, nghề chuẩn Quốc tế - Ảnh 2.

Nhóm ngành, nghề về công nghệ, kỹ thuật, nông nghiệp, công nghiệp được ưu tiên

Theo Bộ LĐ-TB-XH việc phê duyệt danh mục ngành, nghề trọng điểm là cơ sở cho các Bộ, ngành, địa phương và các trường thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. Đồng thời, việc phê duyệt ngành, nghề trọng điểm theo hướng "mở", tạo hành lang pháp lý, khuyến khích các trường nghiên cứu, đề xuất phát triển các ngành, nghề mới phục vụ phát triển nguồn nhân lực, khai thác vận hành hiệu quả những tiến bộ công nghệ của Cách mạng công nghiệp thứ 4.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Điện Biên Phủ - nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật
    Sáng 19/4, tại Điện Biên, Hội đồng Lý luận - Phê bình Văn học nghệ thuật Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Điện Biên Phủ - thiên anh hùng ca, nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật”.
  • Đấu xảo Hà Nội Vang bóng một thời
    Cách đây 78 năm, đúng vào ngày 1/5, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội) đã diễn ra cuộc mít tinh khổng lồ với trên 25.000 người tham gia. Địa điểm này khi xưa được mang tên Đấu xảo - một công trình tráng lệ và đồ sộ, mang tầm vóc quốc tế.
  • Vẽ tiếp bức tranh về “Văn minh trà Việt”
    Hành trình văn hóa uống trà trải dọc bề dày suốt hơn 5000 năm của người Việt đã được tác giả Trịnh Quang Dũng phác thảo sinh động trong cuốn sách “Văn minh trà Việt”. Sách do NXB Phụ nữ ấn hành vừa trình làng bạn đọc đúng vào dịp Ngày Sách Việt Nam lần thứ 3 – 2024.
  • Vì sao phân khu Tài Lộc được ví như “mỏ vàng” trên đảo Vũ Yên?
    Nằm ngay cửa ngõ của Thành phố Đảo Hoàng Gia Vinhomes Royal Island, lại sở hữu nhiều lợi thế hiếm nơi nào có được, phân khu Tài Lộc được xem là biểu tượng của sự thịnh vượng và may mắn, hội tụ đầy đủ các yếu tố đầu tư sinh lời, kinh doanh thuận lợi.
  • Mảng xuất khẩu của Vinamilk khởi sắc nhờ các thị trường chủ lực
    Mảng xuất khẩu của Vinamilk năm 2023 tăng về cả doanh thu và số thị trường, kết quả quí I/2024 dự báo tích cực. Bên cạnh sự đóng góp lớn từ các thị trường chủ lực truyền thống, nhiều thị trường mới đã được khai phá.
Đừng bỏ lỡ
Phê duyệt 62 ngành, nghề chuẩn Quốc tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO