Phố cổ Hà Nội năm 1959 qua tay máy người Châu Âu

Di Vỹ/VnE/ Ảnh: Rév Miklós| 15/03/2018 13:24

Nhiếp ảnh gia Rév Miklós đã ghi lại những khoảnh khắc ở thủ đô trong chuyến thăm vào những năm cuối thập niên 50.

Phố cổ Hà Nội năm 1959 qua tay máy người châu Âu

Rév Miklós là nhiếp ảnh gia Hungary, sinh năm 1906 tại Sátoraljaújhely và mất tại Budapest tháng 5/1998. Ông bắt đầu sự nghiệp nhiếp ảnh từ năm 1923. Năm 1957, Rév Miklós là Chủ tịch Hội nhiếp ảnh gia Hungary. Ông có chuyến thăm Hà Nội vào năm 1959. Những bức hình của ông mang đến một góc nhìn chân thực về cuộc sống ở thủ đô hơn 50 năm trước. Trong hình là cảnh trước chợ Đồng Xuân, một trong những chợ lâu đời vẫn còn tồn tại và hoạt động ở thủ đô hiện nay.

Phố cổ Hà Nội năm 1959 qua tay máy người châu Âu

Hà Nội 50 năm trước chưa xuất hiện bóng dáng xe máy. Người dân chủ yếu đi lại bằng xe đạp, xích lô, ôtô hoặc đi bộ. Tấm hình chụp một góc ngã tư Tràng Tiền - Hàng Bài bên bờ hồ Gươm.

Đường phố/Giao thông thủ đô Hà Nội 50 năm trước

Thước phim hiếm về giao thông Hà Nội 50 năm trước. Video: British Pathe.

Phố cổ Hà Nội năm 1959 qua tay máy người châu Âu

Một pa-nô cổ động phát triển nông nghiệp cạnh bờ hồ Gươm.

Phố cổ Hà Nội năm 1959 qua tay máy người châu Âu

Khi người Pháp đến miền bắc vào năm 1872, con phố trong hình có tên tiếng Pháp là Rue des Voiles. Đến thế kỷ 19, người Hoa Quảng Đông từ khu vực phố Hàng Ngang mở rộng đến tận đây, Hội quán Quảng Đông cũng được lập nên tại phố này. Đến năm 1954, phố được gọi bằng tên tiếng Việt là Hàng Buồm.

Phố Hàng Buồm ngày nay thuộc phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm. Con phố dài gần 300 mét nằm theo hướng Đông - Tây, đầu phía Đông là ngã tư giao cắt với các phố Đào Duy Từ và Mã Mây, đầu phía Tây giao cắt với các phố Hàng Ngang, Hàng Đường và Lãn Ông. Hiện các sản phẩm bán chủ yếu trên phố là bánh kẹo, hạt dưa, hạt bí các loại, cùng với đó là các loại rượu bia, nước giải khát. Du khách đến đây còn có cơ hội thưởng thức các món thịt quay, bún, nộm...

Phố cổ Hà Nội năm 1959 qua tay máy người châu Âu

Còn đây là phố Hàng Bạc, nơi nổi tiếng với nghề kim hoàn. Vào thời thuộc Pháp, khoảng cuối thế kỷ 19, phố có tên tiếng Pháp là Rue des changeurs (phố của những người đổi tiền) và được đổi tên thành Hàng Bạc năm 1945.

Hàng Bạc có chiều dài khoảng 500 mét. Một đầu là ngã tư giáp với các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Bồ, đầu còn lại giáp phố Hàng Mắm. Hàng Bạc nằm cách Hồ Hoàn Kiếm khoảng 300 mét. Du khách dạo quanh nơi đây sẽ được dịp tham quan và tìm hiểu nghề thủ công truyền thống, mua sắm các sản phẩm là đồ trang sức trơn thuần như nhẫn, khuyên tai, vòng xuyến, vòng bạc.

Phố cổ Hà Nội năm 1959 qua tay máy người châu Âu

Hai ông cháu đang ngồi uống nước tại một hàng vỉa hè trong trung tâm phố cổ.

Phố cổ Hà Nội năm 1959 qua tay máy người châu Âu

Hai cậu bé xem phim thùng lưu động trên phố.

Phố cổ Hà Nội năm 1959 qua tay máy người châu Âu

Cảnh họp chợ hoa đông đúc trên phố Hàng Khoai được nhiếp ảnh gia ghi lại từ góc trên cao. 

Phố cổ Hà Nội năm 1959 qua tay máy người châu Âu

Khu phố cổ Hà Nội là tên gọi của một khu vực đô thị có từ lâu đời ở thủ đô, toạ lạc ngoài Hoàng thành Thăng Long. Nơi này tập trung dân cư hoạt động tiểu thủ công nghiệp và buôn bán giao thương, hình thành lên những phố nghề đặc trưng, mang nét truyền thống riêng biệt. Ngày nay, đây là một trong những điểm đến thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước tại đất Hà thành. Thưởng thức ẩm thực địa phương, các món đặc sản; trải nghiệm không gian cà phê, triển lãm; tìm hiểu lịch sử, văn hoá tại các ngôi chùa, nhà cổ... là những điều không nên bỏ qua.

Phố cổ Hà Nội năm 1959 qua tay máy người châu Âu

Nhiều mảng tường vàng, mái ngói đỏ lẫn ô cửa màu xanh lá ngày nay vẫn còn giữ, đem lại cho du khách nhiều cảm xúc hoài niệm khi dạo quanh.

Phố cổ Hà Nội năm 1959 qua tay máy người châu Âu

Rév Miklós còn được biết đến là một phóng viên ảnh nổi tiếng. Những hình ảnh này được trích từ một cuốn sách ảnh nói về miền Bắc Việt Nam sau Hiệp định Geneve 1954. Sách được xuất bản năm 1960 tại thủ đô Budapest, Hungary. Đồng tác giả của ấn phẩm này là ký giả, nhà ngoại giao và sưu tầm văn hóa Patkó Imre.

(0) Bình luận
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Bồi đắp hệ giá trị gia đình Thủ đô
    Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến là nơi hội tụ nhiều nét tinh hoa của dân tộc. Nổi bật trong đó là nét đẹp văn hóa gia đình, là ứng xử thanh lịch, văn minh trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Nói theo cách khác, văn hóa gia đình là một trong những nền tảng, cốt lõi để hình thành nên giá trị văn hóa người Hà Nội; góp phần đưa những giá trị văn hóa Thủ đô thăng hoa lên tầm cao mới trong thời đại hội nhập quốc tế.
  • Vinh danh 70 cán bộ Đoàn Thủ đô Hà Nội tiêu biểu năm 2023
    Kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2024), ngày 22/3/2024, Ban Chấp hành Thành đoàn Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm và Lễ Tuyên dương 70 cán bộ Đoàn Thủ đô tiêu biểu năm 2023.
  • Hà Nội: Hành trình cảm xúc của người phụ nữ đi tìm ánh sáng cho con trai, em trai
    Chị Trần Thị Xuân (33 tuổi, thị trấn Vân Canh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội) là nhân vật đặc biệt và đến với khán giả cả nước trong chương trình “Trạm yêu thương” - chủ đề “Điểm tựa bình yên”, phát sóng lúc 10 giờ ngày 23/3 trên kênh VTV1.
  • Lễ hội xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm: Tái hiện nét đẹp giá trị văn hóa truyền thống
    Sáng ngày 22/3, đoàn kiểm tra của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội do đồng chí Bùi Minh Hoàng - Trưởng phòng Xây dựng Nếp sống văn hóa và gia đình (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội) đã kiểm tra công tác chuẩn bị lễ hội tại xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
  • Cuộc thi báo chí viết về công tác Đoàn và phong trào Thanh thiếu nhi Thủ đô năm 2024
    Thành đoàn Hà Nội vừa phát động “Cuộc thi báo chí viết về công tác Đoàn và phong trào Thanh thiếu nhi Thủ đô năm 2024”. Các tác phẩm dự thi ở 1 trong 4 thể loại: Báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình được đăng tải từ ngày 1/3 đến hết ngày 30/10/2024.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Phú Thọ ra mắt tour du lịch "Về miền Di sản UNESCO ghi danh"
    Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Đặc biệt, dịp này, Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”, lấy đền Hùng làm điểm xuất phát chính để đi đến các điểm danh lam, thắng cảnh khác.
  • Quý I năm 2024, Thành phố Hà Nội đã thu hút 953,2 triệu USD vốn FDI
    Đây là thông tin được Chánh Văn phòng UBND Thành phố kiêm người phát ngôn UBND Thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng chia sẻ tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024”, diễn ra chiều 28/3 tại Trụ sở UBND Thành phố Hà Nội.
  • Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội
    Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội sẽ diễn ra đêm nhạc tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff.
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
  • Phố cổ của tôi
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Phố cổ của tôi của tác giả Nguyễn Duy Quý.
  • Quận uỷ Tây Hồ ra mắt Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây
    Sáng 27/3, Quận ủy Tây Hồ tổ chức lễ ra mắt Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây. Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây phấn đấu thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, tham mưu, giúp việc cho Quận ủy, UBND quận Tây Hồ quản lý toàn diện, tập trung thống nhất khu vực Hồ Tây và vùng phụ cận; triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng Đảng.
  • Quy hoạch Phong Hòa: Phát triển đô thị theo hướng bảo tồn các giá trị di tích lịch sử
    Định hướng Quy hoạch phân khu xã Phong Hòa (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) thành lập phường đến năm 2045 và phát triển đô thị theo hướng bảo tồn các giá trị của di tích lịch sử kết hợp giữ gìn cảnh quan sông Ô Lâu, làng cổ Phước Tích.
Phố cổ Hà Nội năm 1959 qua tay máy người Châu Âu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO