Phố Hàng Khay có nghề khảm trai

HNMCT| 06/03/2021 09:08

Phố Hàng Khay ngày nay, thời Lê sơ là hồ Lục Thủy. Đến thời Lê Trung hưng, chúa Trịnh sai làm đường để cưỡi voi từ phủ chúa (tương ứng với một phần các phố Tràng Thi, Quang Trung, Bà Triệu, Hai Bà Trưng hiện nay) sang lầu Ngũ Long (hiện là khu vực Bưu điện Hà Nội) thì Lục Thủy bị chia làm hai.

Phố Hàng Khay có nghề khảm trai

Bản đồ vẽ năm 1883 của trung úy Launay có tên phố Thợ Khảm (Rue des Incrusteurs), phố này bắt đầu từ Đồn Thủy kéo dài ra đến tận Cửa Nam ngày nay. Launay đặt tên Thợ Khảm vì hai bên đường có nhiều nhà làm nghề khảm trai. Song người Hà Nội lại không gọi là phố Thợ Khảm mà gọi là Hàng Khay như một sự tiếp nối các phố bắt đầu từ chữ Hàng đã có từ lâu. Sở dĩ họ gọi như vậy vì tất cả đồ nghề của thợ từ cưa, đục nhỏ, dũa, mảnh trai đã mài, sơn... tất cả đều để trong khay gỗ. Audré Masson, tác giả cuốn Hà Nội giai đoạn 1873 - 1888 viết: “Từ năm 1873 đến 1883, nghề khảm trai và đồ thêu rất phát đạt vì binh lính và nhân viên người Pháp tham gia xây dựng các công trình trong khu Đồn Thủy mua rất nhiều”. Hiện nay, đầu phố Hàng Khay còn một ngôi nhà cổ, trên cao đắp dòng chữ 1886. 

Trước hết, phải khẳng định nghề khảm trai có nguồn gốc từ Việt Nam. Cuốn Xứ Đông thuộc Pháp - Những kỷ niệm (xuất bản ở Paris năm 1905), Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer (giai đoạn 1897 - 1902) viết: “Tủ chè, đồ gỗ nhỏ khảm xà cừ thật sự được chú ý và nổi tiếng ở vùng Viễn Đông. Những thợ khảm Trung Hoa ở Quảng Châu hình như đã học tập nghệ thuật của người An Nam nhưng tài nghệ còn kém xa”. Nhưng nghề khảm trai xuất hiện ở Thăng Long khi nào? Tại làng Cựu Lâu (nay là khu vực phố Tràng Tiền) từng có đình thờ Thành hoàng Nguyễn Kim (đình bị phá khi thực dân Pháp xây khu nhượng địa Đồn Thủy năm 1876), người được cho là ông tổ nghề khảm trai khi mang nghề đến Thăng Long vào đời vua Lê Hiển Tông (1740 - 1786).

Theo truyền thuyết, Nguyễn Kim là dân thuyền chài quê Thuận Nghĩa (Thanh Hóa), trong một lần đi đánh cá thấy vỏ trai có màu sắc ánh lên đã mang về gắn lên gỗ, sau đó ra Chuyên Mỹ (huyện Phú Xuyên) dạy cách làm cho dân chúng vùng này rồi mang ra Thăng Long. Thế nhưng, trong bản tường trình lên quan Chưởng Ấn Silhouette, giáo sĩ Pháp Charles Thomas de Saint Phalle (1701 - 1766, đến Thăng Long năm 1732 và sống ở đây 8 năm, thạo tiếng Việt) lại cho rằng, sản phẩm khảm trai có nguồn gốc ở Thăng Long. Thực ra nhận định của Charles Thomas không đúng. Quan điểm về Nguyễn Kim là ông tổ của nghề khảm trai đất Thăng Long chỉ là truyền thuyết. Tuy nhiên, nghề khảm ở Thăng Long do người xã Chuyên Mỹ (huyện Phú Xuyên, Hà Tây, nay là Hà Nội) mang ra là điều chắc chắn.

Sau khi phố Thợ Khảm được mở rộng, lát vỉa hè vào năm 1885 và cuối năm 1886 được đặt tên chính thức là Paul Bert (tên viên Trú sứ người Pháp tại Hà Nội chết ngày 11-11-1886). Khi phố Thợ Khảm mở rộng, vài chục cửa hàng ven Hồ Gươm bị giải tỏa nhưng vẫn còn nhiều hộ mua đất tiếp tục làm nghề và nghề này kéo dài đến sau 1954. Sau nhiều năm ở Thăng Long, nghề khảm trai lại trở về Chuyên Mỹ và ngày càng phát triển.

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • “Một thời mạ Huế” - đậm sâu cảm xúc, suy tư về xứ Huế
    Tháng 3 này, Tủ sách văn học Việt Nam của Chibooks có thêm ấn phẩm mới là tập tản văn “Một thời mạ Huế” của tác giả Nguyễn Khoa Diệu Hà. Sách do Chibooks liên kết với Nhà xuất bản Lao động ấn hành.
  • Những mùa xuân nối tiếp
    Mùa xuân vẫn về qua cây cầu vắt ngang sông. Một khúc sông rộng đủ để những chuyến đò ngang bối rối, chênh chao. Khi không còn chở đò nữa, bóng người lái đò cứ thế xa dần, mờ dần phía cuối con đê. Bến đỗ, nẻo về ngoằn ngoèo, xa tít tắp. Ai đó còn gọi với: thầy ơi, u ơi. Chiếc lá rơi vào chiều lỗi hẹn. Quê và những mùa xuân nối tiếp làm xao động tấm chân tình.
  • Đổi mới sáng tạo, thúc đẩy ngành công nghiệp và trí tuệ nhân tạo
    Chiều 18/3/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) phối hợp với Tập đoàn Meta công bố chương trình “Thách thức Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024”.
  • Bùi Xuân Phái - người giữ hồn phố cổ Hà thành
    Thuở ấy, Bùi Xuân Phái chơi thân với nhạc sĩ Phú Quang. Họ cùng nhau đi khắp nẻo thành phố. Một người vẽ phố. Một người viết những bài ca về phố. Cùng nhau, cả hai chắt lọc và lượm nhặt những gì đẹp đẽ nhất, tinh túy nhất của đất Hà Nội, của người con gái phố, gánh hàng rong, xôi cốm, mùa thu và mùa đông, mùa xuân và mùa hạ…
Đừng bỏ lỡ
Phố Hàng Khay có nghề khảm trai
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO