Phố Lò Sũ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

22/09/2017 10:22

Từ đường Trần Quang Khải đến phố Đinh Tiên Hoàng (cạnh đền Bà Kiệu) cắt ngang qua các ngã tư phố Hàng Tre - Lý Thái Tổ - Hàng Dầu.

Phố Lò Sũ dài 316m, rộng 6m.

Phố Lò Sũ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Đây nguyên là đất 3 thôn cũ: đoạn phía đông (cho tới chỗ gặp phố Nguyễn Hữu Huân) là đất hai thôn Sơ Trang và Tả Lâu, tổng Tả Túc; phần còn lại là đất thôn Nhiễm Thượng, tổng Hữu Túc. Tới giữa thế kỷ XIX, Sơ Trang hợp với Tả Lâu đổi thành thôn Trang Lâu; hai tổng Tả, Hữu Túc đổi ra là tổng Phúc Lâm và Đông Thọ, tất cả đều thuộc huyện Thọ Xương.

Phố Lò Sũ, thời Pháp thuộc có tên là phố Pui-an (rue Pouyanne), có từ năm 1933. Năm 1945 đổi tên thành phố Nguyễn Trãi. Năm 1949 đổi tên phố thành phố Lò Sũ. Những lần đổi tên sau vẫn giữ nguyên tên này.

Nay thuộc phường Lý Thái Tổ và Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm.

Phố này thời trước nhiều cửa hàng đóng và bán áo quan (thường gọi là Hàng Sũ) kèm theo một số đồ gỗ khác.

Dân phường Hàng Sũ phần lớn là người các làng Liễu Viên, Phương Dực thuộc huyện Thường Tín (Hà Tây cũ), ra lập nghiệp ở đây có tới gần hai trăm năm. Họ ở phố Lò Sũ và lan cả sang ít nhà của phố Nguyễn Hữu Huân. Họ lập đền thờ ông tổ nghề mộc ở chỗ bây giờ là số nhà 22 phố Lò Sũ. Còn số nhà 30 phố này thì đình Trang Lâu. (Ở phố Nguyễn Hữu Huân cũng có đình và đền Trang Lâu, chỗ số nhà 77, đó là đình và đền của thôn Sơ Trang cũ. Còn đình ở phố Lò Sũ là của thôn Tả Lâu cũ).

Nhưng trước khi có nghề làm hàng sũ thì ở thôn Trang Lâu đã có nghề rèn. Và phường thợ rèn này không phải gốc ở làng Hòe Thị (huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội) như phường thợ rèn ở phố Lò Rèn ngày nay mà tương truyền là từ làng Đa Hội (Đông Anh, ngoại thành Hà Nội) tới đây sinh cơ lập nghiệp từ đời Lê. Họ có lập một ngôi đình thờ tổ nghề rèn. Đình ấy nay là số nhà 32 phố Lò Sũ vẫn gọi là đình Lò Rèn.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Infographic] Chuỗi sự kiện "Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai"
    Chuỗi sự kiện “Ươm mầm tri thức – Kiến tạo tương lai” là chương trình ý nghĩa được UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp các nhà xuất bản, nhà sách, các đơn vị, cá nhận hoạt động trong cùng lĩnh vực tổ chức thường niên, nhằm hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3, chào mừng kỷ niệm 7 năm Ngày thành lập Phố Sách Hà Nội (01/5/2017 - 01/5/2024).
  • Hà Nội tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Ba - năm 2024
    Tại Hà Nội, mở đầu chuỗi các hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Ba - năm 2024 là sự kiện Hội Sách với chủ đề “Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai”, kỷ niệm 7 năm ngày thành lập Phố Sách Hà Nội (01/5/2017 - 01/5/2024) được tổ chức vào 09h30 ngày 17/4/2024 tại Phố Sách Hà Nội.
  • Giới thiệu 70 tác phẩm mỹ thuật với chủ đề “Đường lên Điện Biên”
    Nhân kỷ niệm 70 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), vào ngày 26/4, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ tổ chức khai mạc triển lãm “Đường lên Điện Biên”.
  • Ý nghĩa chiến thắng Điện Biên Phủ với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
    Cách đây 70 năm, quân và dân ta đã tiến hành Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, đó là thắng lợi của sức mạnh “toàn dân đánh giặc”, dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. 70 năm đã trôi qua, nhưng tầm vóc vĩ đại và ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị, là nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay...
  • Hà Nội: Sôi nổi Liên hoan cán bộ thư viện Toàn quốc tuyên truyền văn hóa đọc
    Chiều ngày 16/4, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận Đống Đa, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Lễ tổng duyệt Liên hoan cán bộ thư viện Toàn quốc tuyên truyền phát triển văn hóa đọc và giới thiệu sách chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024) với chủ đề “Điện Biên – Vang mãi bản hùng ca”.
Đừng bỏ lỡ
Phố Lò Sũ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO