Phố Lương Định Của, quận Đống Đa, Hà Nội

22/09/2017 10:29

Từ phố Phạm Ngọc Thạch cắt qua phố Phương Mai vào đến Công ty Giống cây trồng Trung ương I.

Phố Lương Định Của dài 710m, rộng 7m.

Phố Lương Định Của, quận Đống Đa, Hà Nội

Đất thuộc phường Kim Hoa và Hồng Mai, tổng Tả Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ.

Nay thuộc phường Kim Liên và Phương Mai, quận Đống Đa.

Tên mới đặt năm 1995; tháng 7/2000 điều chỉnh, kéo dài thêm 150m từ đoạn ngã tư Phương Mai đến Công ty Giống cây trồng Trung ương 1. Tên phố thường bị gọi nhầm là phố Lương Đình Của.

Giáo sư Lương Định Của (1918-1975) là nông học Việt Nam hiện đại. Ông sinh ở Sóc Trăng, Nam Bộ. Tốt nghiệp trường Đại học tổng hợp Kyoto và Kiusiu, trở thành vị Tiến sĩ thứ 96 của Nhật Bản. Với nhiệt tình yêu nước, từ Nhật Bản ông cùng gia đình trở về phục vụ Tổ quốc. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ông đã cống hiến tài năng cho nền nông nghiệp nước nhà.

Cả cuộc đời ông cống hiến cho sự nghiệp lai tạo các loại giống cây trồng, đặt nền móng cho nền khoa học nông nghiệp Việt Nam, là Viện trưởng Viện Cây lương thực và thực phẩm, được phong Anh hùng Lao động và được nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Giới thiệu về làng nghề thổ cẩm Xí Thoại (Phú Yên) tại Thủ đô Hà Nội
    Với mục đích bảo tồn và phát huy các giá trị nghề thủ công truyền thống, quảng bá nét đẹp văn hóa địa phương, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với đơn vị du lịch tỉnh Phú Yên tổ chức, giới thiệu về làng nghề thổ cẩm Xí Thoại, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên tại Trung tâm Thông tin di sản phố cổ Hà Nội.
  • Chợ tranh Đông Hồ xưa được tái hiện tại Bắc Ninh
    Tranh Đông Hồ, tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, một dòng tranh dân gian Việt Nam có xuất xứ từ làng Đông Hồ (khu Tú Khê, phường Song Hồ, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Tranh Đông Hồ thường được phát hành vào dịp Tết nguyên đán, còn gọi là tranh Tết.
  • Người lính và mùa xuân đất nước muôn đời
    Nguyễn Khoa Điềm là tác giả lớn của nền thơ Việt Nam hiện đại. Ông góp vào gia tài thơ ca Việt Nam nhiều tác phẩm xuất sắc, trong đó có bài “Đồng dao mùa xuân”. “Đồng dao mùa xuân” được sáng tác vào tháng 12/1994, in trong sách “Thơ Nguyễn Khoa Điềm - Tuyển tập 40 năm do tác giả chọn” (Nxb Văn học, Hà Nội, 2011). Tác phẩm gồm 9 khổ với 33 dòng thơ, theo thể 4 chữ với phong cách đồng dao. Bài thơ được xem là một trong những tác phẩm thành công trong việc khắc họa hình tượng người lính.
  • Đồng chí Đào Duy Tùng - Một tấm gương đạo đức với những cống hiến to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc
    Nhân dịp Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Đào Duy Tùng (20/5/1924 - 20/5/2024), Tạp chí Người Hà Nội xin giới thiệu đến độc giả về những đóng góp to lớn của đồng chí Đào Duy Tùng với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc Việt Nam.
  • Công bố số điện thoại lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội để người dân phản ánh
    Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh vận tải, khai thác bến xe trên địa bàn Thành phố phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Đặc biệt là công bố số điện thoại lãnh đạo Sở Giao thông vận tải Hà Nội để người dân phản ánh.
Đừng bỏ lỡ
Phố Lương Định Của, quận Đống Đa, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO