Phố Nguyễn An Ninh, quận Hoàng Mai, Hà Nội

07/03/2018 12:29

Từ đường Trương Định chạy ngoặt khúc qua khu nhà ở Trương Định, vượt sông Lừ, tới phố Vọng (đoạn cuối gấp hình thước thợ ngắt ra lập phố Tương Mai).

        Phố Nguyễn An Ninh dài 930m, rộng 6m.

Phố Nguyễn An Ninh, quận Hoàng Mai, Hà Nội

Đất các làng Hoàng Mai, Tương Mai, huyện Thanh Trì cũ.

Sau thuộc phường Tương Mai và phường Giáp Bát, quận Hai Bà Trưng. Từ tháng 1/2004 thuộc quận Hoàng Mai.

Tên mới đặt tháng 2/1994 (đến khu nhà ở Trương Định), năm 1995 kéo dài thêm (đến đường Giải Phóng). Tháng 7/2007 điều chỉnh nắn thẳng qua cầu Nguyễn An Ninh đến phố Vọng.

Nguyễn An Ninh (1900-1943) nhà báo, nhà văn, nhà yêu nước, sinh ở làng Trung Chánh, huyện Hóc Môn, tỉnh Gia Định (nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh) là con của cụ Nguyễn An Khương, một trí thức, văn sĩ đồng thời là một nhà cách mạng, lãnh tụ của phong trào Duy tân ở miền Nam. Năm 1920 ông đỗ cử nhân Luật tại Pháp, trong thời gian ở Paris ông liên hệ với nhà yêu nước Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường và cũng từng tiếp xúc với Nguyễn Ái Quốc. Năm 1922 ông về nước, hoạt động cách mạng, diễn thuyết và ra báo “Chuông rè” (La cloche Fesleé) bằng tiếng Pháp tại Sài Gòn, công kích chế độ thuộc địa và bọn quan lại tham nhũng. Năm 1926 ông bị Pháp bắt giam 18 tháng, do quần chúng đấu tranh, nên ông được “ân xá”, sang Pháp tiếp tục động và làm tiến sĩ Luật. Năm 1928 trở về nước, tích cực hoạt động chống Pháp và lại bị bắt vì tội lập hội kín “Nguyễn An Ninh”. Năm 1930, ra tù viết bài báo Trung lập, Tranh đấu, lại bị bắt. Ông tuyệt thực được quần chúng đấu tranh nên chúng tha rồi lại bắt lại. Tháng 10/1939, bị kết án 5 năm tù và lưu đày đi Côn Đảo, do bị kiệt sức vì bị hành hạ ông đã hy sinh khoảng tháng 7/1943 ở trong tù.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người lính và mùa xuân đất nước muôn đời
    Nguyễn Khoa Điềm là tác giả lớn của nền thơ Việt Nam hiện đại. Ông góp vào gia tài thơ ca Việt Nam nhiều tác phẩm xuất sắc, trong đó có bài “Đồng dao mùa xuân”. “Đồng dao mùa xuân” được sáng tác vào tháng 12/1994, in trong sách “Thơ Nguyễn Khoa Điềm - Tuyển tập 40 năm do tác giả chọn” (Nxb Văn học, Hà Nội, 2011). Tác phẩm gồm 9 khổ với 33 dòng thơ, theo thể 4 chữ với phong cách đồng dao. Bài thơ được xem là một trong những tác phẩm thành công trong việc khắc họa hình tượng người lính.
  • Đoàn văn nghệ sĩ Thủ đô đi thực tế sáng tác tại Thái Bình
    Triển khai kế hoạch hoạt động 6 tháng đầu năm 2024, trong hai ngày 20 và 21/4/2024, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội đã tổ chức chuyến thực tế sáng tác tại tỉnh Thái Bình. Đoàn văn nghệ sĩ Thủ đô do NSND Trần Quốc Chiêm, Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội làm Trưởng đoàn.
  • Chuẩn bị khai hội, công bố Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Làng Keo
    Thông tin từ UBND huyện Gia Lâm (TP. Hà Nội), từ 13 – 15/5/2024 (mùng 6 đến mùng 8 tháng Tư năm Giáp Thìn) sẽ diễn ra Lễ hội truyền thống Làng Keo (xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm) và Lễ Công bố Quyết định Lễ hội Làng Keo là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
  • Chiến sĩ nhỏ Điện Biên theo bước chân những người anh hùng
    Hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Trung ương Đoàn, Hội đồng Đội TW tổ chức Liên hoan “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V - năm 2024, với sự tham gia của 200 đại biểu thiếu nhi, 64 đại biểu phụ trách trên toàn quốc.
  • Mỹ Tâm mở bán vé liveshow "My Soul 1981" tại Hồ Tràm
    Mới đây, Mỹ Tâm vừa đăng tải poster mới trên trang cá nhân thông báo thời gian mở bán vé chính thức của liveshow My Soul 1981 mùa 3 diễn ra bờ biển Hồ Tràm, Bà Rịa Vũng Tàu. Theo đó, khán giả có thể bắt đầu mua vé của show từ lúc 20h ngày 20/04/2024.
Đừng bỏ lỡ
Phố Nguyễn An Ninh, quận Hoàng Mai, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO