Phố Nguyễn Cao, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

08/03/2018 16:44

Phố Nguyễn Cao bắt đầu từ phố Nguyễn Huy Tự qua phố Lê Quý Đôn ngoặt sang phố Lò Đúc, cạnh (số nhà 139) nay thành chợ Nguyễn Cao.

Phố Nguyễn Cao dài 330m, rộng 8m.

Phố Nguyễn Cao, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Đây nguyên là đất thôn Cảm Ứng, tổng Hậu Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ. Tới giữa thế kỷ XIX, thôn này hợp với thôn Yên Hội thành thôn Cảm Hội (tổng Hậu Nghiêm cũng đổi là tổng Thanh Nhàn).

Thời pháp thuộc đây là đường 163 (voie 163). Năm 1943 đổi thành phố Giuốcđrăng ( Rue Jourdran). Sau cách mạng đổi tên là phố Nguyễn Thị Bình. Thời tạm chiếm đổi là phố Chu Mạnh Trinh. Tháng 6/1964 đổi thành phố Nguyễn Cao.

Nay thuộc phường Đống Mác, quận Hai Bà Trưng.

Nguyễn Cao (1828-1887) hiệu Trác Phong, người làng Cách Bi, nay thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Ông đỗ giải nguyên khoa Đinh Mão (1867) từng làm đến bố chánh Thái Nguyên. Khi giặc Pháp chiếm Bắc Kỳ (1883) ông bỏ quan, tổ chức khởi nghĩa chống Pháp. Nghĩa quân Nguyễn Cao đã từng tập kích vào khu vực Đồn Thủy lúc đó là đầu não của chính quyền Pháp tại Hà Nội. Tới năm 1886, vì lực lượng yếu, ông phải lánh về vùng Sơn Lãng - huyện Ứng Hòa - Hà Nội, giả làm thày đồ dạy học ở làng Kim Giang để chờ thời cơ.

Nhưng ngày 4/4/1887, thực dân Pháp sục tới đây bắt ông. Chúng đem về Hà Nội tra khảo. Ông đã đanh thép vạch trần dã tâm xâm lược của Pháp cùng hành động bán nước cầu vinh của bọn tay sai.

Nhân trong một lần hỏi cung, kẻ thù kể tội ông là xấu bụng, làm trái lệnh triều đình (bù nhìn). Ông mắng lại chúng rồi tự rạch bụng lôi ruột ra để kẻ thù thấy được bụng dạ ông. Chúng cho y sĩ buộc thuốc, nhưng ông giật tung băng bông ra, đòi chết. Biết không dụ dỗ được nữa, chúng đem ông xử chém ở Vườn Dừa, nay là quảng trường Đông Kinh nghĩa thục, phía bắc hồ Gươm vào hồi 5 giờ chiều ngày 14/4/1887. 

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Một sự tri ân dành cho nền giáo dục nghệ thuật Việt đầu thế kỷ XX
    Với nhiệt huyết tri ân dành cho một thời kỳ vàng son của mỹ thuật Đông Dương, cũng như dấu ấn giáo dục nghệ thuật khai phóng của Trường Mỹ thuật Đông Dương nhân kỷ niệm 100 năm thành lập trường (1924 -2024), tập thể các tác giả đã cho ra đời cuốn sách Mỹ thuật và nghệ thuật ứng dụng ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX - Từ góc nhìn giáo dục nghệ thuật (Phạm Long và Trần Hậu Yên Thế đồng chủ biên, Nxb Đại học Sư phạm, 2023).
  • Trở lại Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Trở lại Điện Biên của tác giả Nguyễn Lê Hằng.
  • Hố băng
    Tôi nghe kể có một làng miền Tây hơn năm trăm năm không có lấy một đền chùa, nhà thờ, miếu mạo nào, mà cũng hơn năm trăm năm không có giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư, hay cử nhân đại học. Trái ngược hoàn toàn và cái làng sát bên hông nó, có một cái đình to vật vã với sắc phong mỗi mùa nắng ráo, ông từ phải đem ra phơi tràn cả lối đi, với các gia phả chi chít những tri huyện, thượng thư, thái úy.
  • Trường Tiểu học Phương Mai: Ngày hội trải nghiệm “Đón em vào lớp 1”
    Sáng 14/4, các em học sinh thuộc trường Mầm non Phương Mai; Mầm non Hoa Sữa; Mầm non Kim Liên... có buổi tham quan trải nghiệm đầy hào hứng và thú vị tại Trường Tiểu học Phương Mai (quận Đống Đa, Hà Nội).
  • Lưu học sinh Lào đón Tết cổ truyền Bunpimay ở Cố đô Huế
    Hàng trăm lưu học sinh Lào đang sinh sống, học tập tại tỉnh Thừa Thiên Huế rạng rỡ cười tươi và tham gia đón Tết cổ truyền Bunpimay ở Cố đô Huế
Đừng bỏ lỡ
Phố Nguyễn Cao, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO