Phố Phan Đình Phùng, quận Ba Đình, Hà Nội

08/06/2018 08:03

Phố Phan Đình Phùng bắt đầu từ phố Hàng Cót đến phố Mai Xuân Thưởng cắt ngang qua các ngã tư Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Nguyễn Cảnh Chân, Hùng Vương. Đầu phố có vườn hoa Vạn Xuân (Hàng Đậu) cuối phố là vườn Tây Hồ.

Phố Phan Đình Phùng dài 1412m, rộng 10m.

Phố Phan Đình Phùng, quận Ba Đình, Hà Nội.

Đây nguyên là dãy hào chạy phía ngoài bức tường phía bắc của thành Thăng Long đời Nguyễn, đồng thời lại là một đoạn của sông Tô Lịch cũ. Tại phố này còn sót lại cửa “Chính Bắc môn” với dấu vết mấy phát đạn đại bác do giặc Pháp bắn vào ngày 25/4/1882 (Di tích đã được xếp hạnh năm 1999).

Thời Pháp thuộc là đường A (voie A), năm 1901 đổi thành đại lộ Các-nô (boulevard Carnot). Sau cách mạng đổi tên như hiện nay.

Tên Phan Đình Phùng còn được đặt cho một ngõ ở quãng giữa hai phố Nguyễn Biểu và Đặng Tất.

Phan Đình Phùng (1847-1895) người làng Đông Thái, nay thuộc huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Ông đỗ đình nguyên tiến sĩ năm 1877, được bổ Tri huyện Yên Khánh (tỉnh Ninh Bình). Sau về kinh đô Huế giữ chức Ngự sử. Tính ông cương trực khảng khái. Năm 1883, Tôn Thất Thuyết họp đình thần để ông bố việc phế bỏ Dục Đức, lập Hiệp Hòa. Không ai dám nói năng gì. Chỉ có ông là đứng lên chỉ trích, vì thế ông bị cách chức. Nhưng hai năm sau, khi Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi lánh ra Hà Tĩnh, ông lại triệu Phan Đình Phùng ra và cử giữ chức Hiệp thống quân vụ, lãnh đạo các đạo quân Cần vương chống Pháp tại ba khu vực Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Bản thân Phan Đình Phùng cũng tổ chức khởi nghĩa ở vùng núi thuộc hai huyện Hương Sơn, Hương Khê (Hà Tĩnh). Năm 1887, ông ra bắc bàn bạc với các lãnh tụ Cần vương khác, giao quyền chỉ huy lại cho Cao Thắng. Năm 1889 ông trở về tổ chức lại đội ngũ, gây cho địch nhiều tổn thất. Về sau, mặc dù có thắng được vài trận khá quan trọng như trận Vụ Quang (cuối năm 1894) song do lương thực và vũ khí gặp nhiều khó khan, các tướng giỏi như Nguyễn Chanh, Cao Thắng lại bị chết trận, nghĩa quân lâm vào thế suy yếu. Đến ngày 13 tháng Mười một năm Ất Mùi (28/12/1895), do bị bệnh Phan Đình Phùng đã qua đời tại bản doanh ở núi Quạt trong dãy Trường Sơn.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Phú Thọ ra mắt tour du lịch "Về miền Di sản UNESCO ghi danh"
    Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Đặc biệt, dịp này, Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”, lấy đền Hùng làm điểm xuất phát chính để đi đến các điểm danh lam, thắng cảnh khác.
  • Quý I năm 2024, Thành phố Hà Nội đã thu hút 953,2 triệu USD vốn FDI
    Đây là thông tin được Chánh Văn phòng UBND Thành phố kiêm người phát ngôn UBND Thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng chia sẻ tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024”, diễn ra chiều 28/3 tại Trụ sở UBND Thành phố Hà Nội.
  • Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội
    Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội sẽ diễn ra đêm nhạc tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff.
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
  • Phố cổ của tôi
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Phố cổ của tôi của tác giả Nguyễn Duy Quý.
  • Quận uỷ Tây Hồ ra mắt Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây
    Sáng 27/3, Quận ủy Tây Hồ tổ chức lễ ra mắt Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây. Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây phấn đấu thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, tham mưu, giúp việc cho Quận ủy, UBND quận Tây Hồ quản lý toàn diện, tập trung thống nhất khu vực Hồ Tây và vùng phụ cận; triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng Đảng.
  • Quy hoạch Phong Hòa: Phát triển đô thị theo hướng bảo tồn các giá trị di tích lịch sử
    Định hướng Quy hoạch phân khu xã Phong Hòa (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) thành lập phường đến năm 2045 và phát triển đô thị theo hướng bảo tồn các giá trị của di tích lịch sử kết hợp giữ gìn cảnh quan sông Ô Lâu, làng cổ Phước Tích.
Phố Phan Đình Phùng, quận Ba Đình, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO