Phố Phó Đức Chính, quận Ba Đình, Hà Nội

12/06/2018 09:01

Phố Phó Đức Chính bắt đầu từ đường Thanh Niên đến đường Yên Phụ (chỗ giáp phố Hàng Bún). Riêng đoạn giữa phố - từ ngã tư Cửa Bắc đến ngã tư Yên Ninh - thì mới nhập vào Nhà máy điện Yên Phụ, cho nên hiện nay phố Phó Đức Chính gồm hai đoạn cách xa nhau.

Phố Phó Đức Chính dài 714m, rộng 7m.

Phố Phó Đức Chính, quận Ba Đình, Hà Nội.

Từ trước thế kỷ XIX, đây là đất phường Yên Hoa. Tới đầu thế kỷ XIX, phường Yên Hoa chia ra một số thôn nhỏ: Yên Phụ, Yên Canh, Yên Định, Yên Ninh, Trúc Bạch... Phố Phó Đức Chính tính từ phía bắc xuống gồm đất của các thôn sau: Trúc Bạch, Yên Canh (hai thôn này sau nhập lại thành thôn Trúc Yên), Yên Định và Yên Thuận cũ. Dấu vết các thôn này nay là các đình miếu cổ: đình Trúc Yên ở số nhà 62, đình An Trí trên đất Yên Canh cũ ở số nhà 66, đình Yên Định ở số nhà 100, đình Yên Ninh ở số nhà 150. Chỗ tận cùng của phố này, tức số nhà 216, là đền Đức Vua thì đã sang đất thôn Thạch Khối (xem thêm mục Hàng Than). Đình An Trí là một di tích có giá trị lịch sử. Thần tích kể rằng: Uy Đô là con của vua Trần Thánh Tông và ba hoàng hậu Minh Đức. Chàng là hậu thân của Uy Linh Lang (tên gọi chung trăm người con của Lạc Long Quân). Khi quân Nguyễn sang xâm lược, Uy Đô mộ nghĩa binh đi đánh giặc. Khi giặc tan, chàng được phong làm Dâm Đàm đại vương. Năm ấy chàng 36 tuổi. Nhưng tới năm sau Uy Đô qua đời ở ngay nhà riêng tại xóm Bình Thọ. Nhân dân vùng này lập đền thờ chàng ở chỗ bảy cây gạo nơi chàng “hiển linh” tức này là đình Nhật Tân; lại lập một đền nữa ở trên chính nền nhà cũ (ở xóm Binh Thọ) tức là đình An Trí ngày nay. Vì lúc này vẫn còn thuộc phường Yên Hoa nên đình này cũng gọi là đình Yên Hoa (và như thế bên cạnh thánh Linh Lang đời Lý được thờ chính tại đền Voi Phục Thủ Lệ, còn có thánh Linh Lang đời Trần mà nơi thờ chính là đình An Trí). Ngoài hai nơi thờ trên ra, Uy Linh Lang còn được thờ tại đền Voi Phục ở làng Thụy Khuê và một số nơi khác trong kinh thành Thăng Long. Và nếu tước bỏ phần hoang đường đi thì Uy Linh Lang có thẻ là một chàng trai gốc gác ở phường Yên Hoa (tức Yên Phụ), có công đánh giặc Nguyên nên được vua Trần nhận làm con. Sau này, khi phường Yên Hoa bị chia nhỏ ra thì đình An Trí lại thuộc về thôn Yên Canh, cho nên thôn Yên Phụ (mới) lập đền riêng để thờ. (Tới giữa thế kỷ XIX, đền này ở sát đê, bị lở, nên dân làng mới đem bài vị bát hương vào đặt ở chùa Trấn Quốc trong hồ Tây vì chùa này cũng thuộc đất làng Yên Phụ). Khi thực dân Pháp đặt xong ách cai trị ở Hà Nội, chúng đã xây một trường đào tạo thông ngôn (người phiên dịch) bên cạnh đình An Trí. Sau trường này giải tán nhường chỗ cho học trò tiểu học và dân chúng quen gọi là Trường Yên Phụ, tuy trường này không nằm trên đất làng Yên Phụ.

Thời Pháp thuộc, đây là phố Lôcốt Bắc (rue Blockhaud Nord). Đối với lịch sử cách mạng Thủ đô, phố này có một địa điểm đáng nhớ. Đó là nhà số 19, một trụ sở bí mật của Đảng Cộng sản Đông Dương trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ (1936-1939) mà các đồng chí Trường Chinh, Lương Khánh Thiện đã từng làm việc tại đấy.

Sau cách mạng, đặt tên là phố Nguyễn Thái Học. Thời tạm chiếm đổi ra tên hiện nay.

Nay thuộc hai phường Trúc Bạch và Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình.

Phó Đức Chính (1908-1930) người làng Đa Ngưu, nay thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên là sinh viên Cao đẳng Công chính, đã tham gia sáng lập Việt Nam Quốc dân đảng. Ông đã cùng Nguyễn Thái Học và Nguyễn Khắc Nhu lãnh đạo cuộc khởi nghĩa do Việt Nam quốc dân đảng tổ chức hồi tháng 2/1930. Ông được phân công chỉ huy việc đánh đồn Thông (ở Sơn Tây cũ) với sự phối hợp của các lực lượng từ Yên Bái, Hưng Hóa, Lâm Thao kéo về (khi đã thành công ở những nơi này). Nhưng trong thực tế thì việc đánh chiếm ba nơi trên không thành, nên kế hoạch đánh đồn Thông cũng thất bại, ít ngày sau Phó Đức Chính bị giặc Pháp bắt, đưa ra hội đồng đề hình án tử hình.

Ngày 17/6/1930, hồi 5 giờ rưỡi sáng, ông bị đưa lên máy chém ở thị xã Yên Bái cùng với thủ lĩnh Nguyễn Thái Học và 11 người khác.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Phú Thọ ra mắt tour du lịch "Về miền Di sản UNESCO ghi danh"
    Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Đặc biệt, dịp này, Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”, lấy đền Hùng làm điểm xuất phát chính để đi đến các điểm danh lam, thắng cảnh khác.
  • Quý I năm 2024, Thành phố Hà Nội đã thu hút 953,2 triệu USD vốn FDI
    Đây là thông tin được Chánh Văn phòng UBND Thành phố kiêm người phát ngôn UBND Thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng chia sẻ tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024”, diễn ra chiều 28/3 tại Trụ sở UBND Thành phố Hà Nội.
  • Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội
    Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội sẽ diễn ra đêm nhạc tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff.
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
  • Phố cổ của tôi
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Phố cổ của tôi của tác giả Nguyễn Duy Quý.
  • Quận uỷ Tây Hồ ra mắt Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây
    Sáng 27/3, Quận ủy Tây Hồ tổ chức lễ ra mắt Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây. Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây phấn đấu thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, tham mưu, giúp việc cho Quận ủy, UBND quận Tây Hồ quản lý toàn diện, tập trung thống nhất khu vực Hồ Tây và vùng phụ cận; triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng Đảng.
  • Quy hoạch Phong Hòa: Phát triển đô thị theo hướng bảo tồn các giá trị di tích lịch sử
    Định hướng Quy hoạch phân khu xã Phong Hòa (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) thành lập phường đến năm 2045 và phát triển đô thị theo hướng bảo tồn các giá trị của di tích lịch sử kết hợp giữ gìn cảnh quan sông Ô Lâu, làng cổ Phước Tích.
Phố Phó Đức Chính, quận Ba Đình, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO