Phố tên Hàng có từ bao giờ?

HNMCT| 18/10/2020 14:30

Trong một cuốn sách, nhà truyền giáo Filippo de Marini đến Thăng Long năm 1663 viết: “Ở đầu mỗi phố đều treo một tấm biển gỗ trên đó có ghi tên mặt hàng”. Tấm biển này do dân chúng buôn bán tự treo như một chỉ dẫn cho dân các tỉnh về Thăng Long mua bán. Tuy không phải là đơn vị hành chính nhưng đó là xuất xứ của phố tên Hàng sau này.

Phố tên Hàng có từ bao giờ?
Phố Hàng Bạc. Ảnh: Linh Tâm

Hoài Đức phủ toàn đồ được biết tới như tấm bản đồ đầu tiên vẽ về Hà Nội bằng nguyên tắc họa đồ cận đại tiếp thu từ phương Tây, do Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam công bố ngày 24-9-2010. Để có tấm bản đồ này, người ta đã tổ chức đo đạc thực địa với phương pháp tiến bộ, có thể hiện tỷ lệ (1/500 trượng) với tính chính xác cao. Bản đồ được vẽ vào năm 1831 bởi hai tác giả Lê Đức Lộc và Nguyễn Công Tiến, trước thời điểm vua Minh Mạng cho nhập phủ Hoài Đức với trấn Sơn Nam thành tỉnh Hà Nội. Theo bản đồ này, diện tích Hà Nội năm 1831 là 28 dặm 77 trượng 4 thước, có 2 huyện là Thọ Xương và Vĩnh Thuận với 13 tổng cùng 247 phường, thôn, trại. Căn cứ vào Hoài Đức phủ toàn đồ, Hà Nội khi đó chưa có phố Hàng.

Năm 1831, vua Minh Mạng tiến hành cuộc cải cách hành chính lớn, phân chia địa giới hành chính và đặt tên mới trên cả nước, phủ Hà Nội bị sáp nhập với một số khu vực khác thành tỉnh Hà Nội - gồm 4 phủ, 15 huyện. Trong số 15 huyện đó, huyện Thọ Xương, Vĩnh Thuận vẫn thuộc phủ Hoài Đức và “36 phố phường” đều nằm trong địa phận hai huyện này. Huyện Thọ Xương có 18 phường, gồm: Yên Thọ, Hà Khẩu, Báo Thiên, Đông Hà, Đồng Xuân, Đông Tác, Đông Các, Cổ Vũ, Xã Đàn, Đồng Lạc, Thái Cực, Diên Hưng, Khúc Phố, Phục Cổ, Phúc Lâm, Kim Hoa, Hồng Mai, An Xá. 18 phường của huyện Vĩnh Thuận là: Bích Câu, Quảng Bá, Thụy Chương, Yên Thái, Hòe Nhai, Tây Hồ, Nghi Tàm, Nhật Chiêu, Trích Sài, Võng Thị, Bái Ân, Yên Lãng, Công Bộ, Thạch Khối, Hồ Khẩu, Thịnh Quang, Yên Hoa và Quan Trạm. Trong 36 phường này có các phố chuyên bán một mặt hàng. Trong cuốn Lịch sử Hà Nội, nhà sử học người Pháp Philippe Papin giải thích từ phố bằng chữ Nôm có nghĩa là “nơi mua bán, là khu dân cư tập trung quanh khu vực bến thuyền”. Còn theo nhà nghiên cứu Nguyễn Vinh Phúc, chữ “phố” nguyên nghĩa là chỗ bán hàng và phố có thể là một nhà bày bán hàng, dần dần phố có nghĩa là nơi có nhiều cửa hàng. Trong bộ sách Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX, tác giả Nguyễn Văn Uẩn giải thích: “Phường được sử dụng trong giấy tờ của nhà chức trách còn phố do dân gọi lâu mà thành, phố vẫn nằm trong phường”.

Cũng theo Lịch sử Hà Nội, chức Trưởng phố xuất hiện từ năm 1850. Tuy nhiên, chỉ có thể xác định phố tên Hàng xuất hiện chính thức văn bản hành chính trong khoảng thời gian sau năm 1831 và trước năm 1850. Sách Đại Nam nhất thống chí do Quốc sử quán triều Nguyễn (đời Tự Đức) chép, Hà Nội có 19 phố trong đó có 12 phố bắt đầu bằng chữ “Hàng”. Trong cuốn Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi 1876 của Trương Vĩnh Ký cũng dùng chữ “phố” và Hà Nội khi đó gồm 21 phố: Hàng Buồm, Quảng Đông, Hàng Mã, Hàng Mâm, Báo Thiên, Phố Nam (Hàng Bè), Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Giày, Hàng Mây, Đồng Lạc, Thái Cực (Hàng Đào), Đông Hà (Hàng Hát), Phước Kiến (bán đồ đồng, đồ thiếc), Hàng Muối, Đồng Xuân, Thanh Hà, Hàng Gai, Hà Bao, Hàng Trà (chè), Quảng Minh Đình. Trong 21 phố có 13 phố bắt đầu bằng chữ Hàng.

Ghi chép của nhiều người Pháp từng đến hoặc sống tại Hà Nội giai đoạn 1875 - 1888 cho thấy, họ sử dụng từ “rue” (tiếng Pháp nghĩa là: Đường phố, phố). Tuy nhiên, bản đồ Hà Nội trong sách Đồng Khánh địa dư chí soạn vào đời vua Đồng Khánh năm 1888 lại chép Hà Nội có 36 phường mà không có phố, nghĩa là không có phố tên Hàng. Khi Pháp đánh thành Hà Nội năm 1882, sau đó chiếm Hà Nội năm 1883, Công sứ Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản để quản lý thành phố. Một nghị định đăng trong công báo ngày 21-4-1890 của Thống sứ Bắc Kỳ đã quy định chiều dài, chiều rộng, vỉa hè của các phố và nghị định này cũng chính thức sử dụng phố tên Hàng. Theo đó, Hà Nội năm 1890 có 67 phố và 4 đường, trong đó có 38 phố bắt đầu bằng chữ Hàng. Riêng Hàng Bông có hai phố là Hàng Bông phía đông và Hàng Bông phía tây; Hàng Chiếu cũng có 2 phố là Hàng Chiếu cói và Hàng Chiếu (sau là phố Jean Dupuis). 

Trong Việt Nam thi văn hợp tuyển của Dương Quảng Hàm có bài ca về phố nhưng chỉ có 32 phố Hàng, điều đó cho thấy bài ca này có thể ra đời trước khi có nghị định về phố của Thống sứ Bắc Kỳ.

Thực ra 36 phường chỉ có trong thời Lê. Đến thời vua Tự Đức, Hà Nội có tới 153 phường, thôn, trại. 36 là số đẹp nên “Hà Nội 36 phố phường” là cách nói mang tính biểu tượng. Thực tế còn nhiều phố Hàng nữa nhưng bị thay thế dần theo thời gian. Tính đến năm 2018, Hà Nội có 53 phố và ngõ bắt đầu bằng chữ Hàng.

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khám phá ngã ba Tuần - nơi an giấc nghìn thu của 2 vua, 9 chúa nhà Nguyễn
    Khu vực ngã ba Bằng Lãng (xã Hương Thọ, TP Huế) là hợp nguồn tạo thành sông Hương với vị thế đất đặc biệt nên được các vua chúa nhà Nguyễn chọn làm nơi an nghỉ cuối đời.
  • Gần 500 lễ hội tại Hà Nội được tổ chức, đảm bảo trang trọng, lành mạnh
    Theo báo cáo của UBND Thành phố Hà Nội tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024” chiều 28/3, từ đầu năm đến nay, gần 500 lễ hội của Thủ đô được tổ chức, đảm bảo trang trọng, vui tươi, lành mạnh…
  • Có một miền chỉ một…
    Cách nay không lâu, nhà thơ Quang Hoài trải qua một cơn bạo bệnh. Rất nhiều bạn thơ lo lắng và không khỏi ái ngại cho ông. Rồi may mắn thay, ông đã “thoát hiểm”! Đó cũng là sự ngạc nhiên mà số phận dành cho ông. Càng ngạc nhiên hơn là sau đó cũng không lâu, gần như ngay lập tức, ông cho hạ sinh đứa con tinh thần thứ mười ba mang tên “Miền Hoài Phương”- một cái tên thật có ý nghĩa, lại rất lạ và hấp dẫn độc giả. Hỏi tác giả, mới hay: Đó là cái tên được kết nối, gắn kết thật khéo bởi tên ông (Hoài) cùng tên
  • Gắn biển công trình chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII
    Sáng 29/3, Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBND - UBMTTQ) quận Tây Hồ tổ chức lễ gắn biển công trình nâng cấp, cải tạo Trường Trung học cơ sở (THCS) Quảng An. Đây là công trình tiêu biểu được quận lựa chọn gắn biển chào mừng Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII - nhiệm kỳ 2024 - 2029.
  • Kỳ họp chuyên đề HĐND Thành phố Hà Nội quyết định 17 nội dung về 4 nhóm vấn đề
    “Thành phố quyết định triệu tập kỳ họp thứ 15 để kịp thời xem xét, quyết định các vấn đề lớn, quan trọng theo thẩm quyền liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội, công tác cán bộ kiện toàn chức danh Ủy viên UBND Thành phố, gồm 17 nội dung liên quan đến 04 nhóm vấn đề chính”, đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội phát biểu.
Đừng bỏ lỡ
Phố tên Hàng có từ bao giờ?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO