Phường Phương Liên sẵn sàng khai hội Đình - Đền Kim Liên

Đăng Chung| 29/04/2018 10:26

Đình và đền Kim Liên (hay còn gọi là đền Cao Sơn) là trấn phía Nam trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long. Đền vốn được lập nên để thờ Cao Sơn Đại Vương (theo tín ngưỡng dân gian, thì đây là một người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ). Theo tài liệu lưu giữ tại đền, đền này được xây dựng dưới thời vua Lý Thái Tổ ngay khi Hoàng đế rời đô tới Thăng Long với mục đích để bảo vệ kinh thành mới ở hướng Nam.

Phường Phương Liên sẵn sàng trước giờ khai hội truyền thống đình, đền làng Kim Liên
Đình mang uy danh của thần Cao Sơn nên lễ hội rất náo nhiệt. Trước đây, lễ hội đình Kim Liên thường diễn ra từ ngày 11/3 đến 16/3 âm lịch nhưng nay chỉ gói gọn trong hai ngày 15 - 16/3 và lễ hội chính là ngày 16 tháng 3 âm lịch hàng năm (ngày sinh của Thần), sau giỗ tổ Hùng Vương. Ngoài lễ chính còn các lễ Sóc Vọng hàng tháng, lễ Kỳ An và lễ hoá vào ngày 12 tháng 8. Những ngày này rất tưng bừng. Sáng ngày 15 diễn ra hội cắt tóc với các tay thợ trẻ vào cuộc đua tài trước sự "giám sát" kỹ lưỡng và công bằng của một ban giám khảo toàn các bậc cao niên có uy tín và tay nghề trong làng.

Trống điểm ba hồi, các anh thợ trẻ dong gương ghế "vào xới" khoe tài. Từ cách choàng khăn đến cách cầm kéo, khua kéo, những đường cắt tỉa... và sau cùng là thời gian để hoàn thành một kiểu đầu đều được chấm điểm một cách tỉ mỉ. Bởi làng Kim Liên này xưa nay vẫn nổi tiếng với những "tay thợ" vừa cắt tóc, vừa múa kéo như một thứ nghệ thuật với những tiếng lách cách đều đặn và vui tai, cả cách quàng khăn đúng theo chiều gió vừa để giữ gìn sức khoẻ cho người cắt tóc, vừa thể hiện phong cách diệu nghệ và cũng để quảng bá và phát triển một làng nghề truyền thống của người Hà Nội. Sau cuộc thi là các trò chơi đẩy gậy, đập niêu… buổi tối là liên hoan ca múa nhạc.

Trong ngày chính hội (16/3), 6 giờ sáng người làng đã làm lễ Tế ở chính điện. Các bậc "bô lão" trong đội tế nam của làng thành kính đứng trước sân đình Tế Cáo với Thượng Đẳng thần Cao Sơn Đại Vương, "mở lối đi linh thiêng" để người dân bước vào ngày chính hội 16/3 âm lịch cùng những đại lễ bái rất bài bản của đội tế lễ mũ mão cân đai chỉnh tề. Vang vọng và linh thiêng còn ở tiếng thỉnh chiêng trống dứt khoát và "nặng cái tâm"... Sau đó lễ dâng hương kính cẩn diễn ra trước sân đình, rồi các dòng họ dâng những mâm cỗ cầu kỳ tái hiện ẩm thực của người Hà Nội. Đã từng có những mâm cỗ 7 tầng chất ngất, đẹp như một tác phẩm nghệ thuật nhưng mang đầy đủ ý nghĩa của mối giao hoà giữa con người và trời đất, có những mâm cỗ "khắc" ông Lã Vọng áo tơi nón lá ngồi câu cá bên bờ ao mà tất cả chỉ bằng xôi và gà... Để làm được mâm cỗ ấy, người ta phải cầu kỳ chuẩn bị cả tháng trời. Tiếp sau đó là lễ rước với 4 kiệu: kiệu Long đình, kiệu ông, kiệu bà và kiệu võng, người dân theo địa phận của làng đi từ phố Kim Hoa đến Đào Duy Anh rồi trở về đình Kim Liên tạo nên một hình ảnh rất đẹp. 

Ông Nguyễn Tiến Lộc, Chủ tịch UBND phường Phương Liên (quận Đống Đa, TP. Hà Nội) cho biết, các hoạt động Lễ hội truyền thống đối với di tích quốc gia đình, đền làng Kim Liên (Trấn Nam – Tứ Trấn Thăng Long) và Di tích lịch sử nghệ thuật và lưu niệm sự kiện cách mạng kháng chiến Đình Trung Tự, nhằm gìn giữ, bảo tồn và phát huy truyền thống di sản văn hóa địa phương, giáo dục tình yêu quê hương, đât nước, truyền thống cách mạng, giữ gìn và bảo tồn những thuần phong mỹ tục của nhân dân phường Phương Liên. Trong lễ hội đình và đền Kim Liên còn có nhiều trò chơi truyền thống như: chọi chim, cờ người, bóng bàn, thi đấu võ thuật thu hút đông đảo nhân dân trong và ngoài vùng tham gia...

"Năm nay phần rước kiệu ông Tả Ao để tưởng nhớ công ơn ông đã yểm cho dân làng Kim Liên nghề “cắt tóc” để mưu sinh suốt nhiều thế kỷ qua thì vào dịp hội làng nhằm ngày 16/3 âm lịch hàng năm Liên hiệp các CLB ngành Tóc phía Bắc, các tổ chức của các tỉnh, thành phố trong cả nước hội tụ về đây cùng với dân làng Kim Liên để tưởng nhớ và tìm về cội nguồn ngành nghề cắt tóc của nghiệp tổ..." - ông Lộc thông tin.
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Phường Phương Liên sẵn sàng khai hội Đình - Đền Kim Liên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO