Quảng bá, giới thiệu Thủ đô với bạn bè trong nước và quốc tế

Minh Lý| 30/01/2020 09:16

Trong năm 2019, lĩnh vực Văn hóa - Thể thao của TP. Hà Nội đã đạt được những thành tích đáng kể góp phần vào những thành tựu chung của Thành phố. Nhân dịp xuân Canh Tý 2020, ông Tô Văn Động - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã có cuộc trò chuyện với phóng viên báo Người Hà Nội chia sẻ về những thành tựu nổi bật năm qua và trọng tâm công tác của Sở trong năm tới.

Quảng bá, giới thiệu Thủ đô với bạn bè trong nước và quốc tế
Ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội.
PV: Thực hiện chủ đề “Năm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính trị 2019”, trong năm qua, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã có một năm gặt hái nhiều thành công trong công tác chuyên môn cũng như điều hành và quản lý Nhà nước. Xin ông cho biết về những thành tích nổi bật của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội trong năm vừa qua?

Ông Tô Văn Động: Năm 2019, với sự chỉ đạo sát sao của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố, sự nỗ lực, cố gắng của toàn Ngành, công tác văn hóa, thể thao của Thủ đô đạt được nhiều kết quả toàn diện, nổi bật như sau:

Công tác quản lý Nhà nước, thanh tra, kiểm tra được tăng cường. Các hoạt động sự nghiệp được tập trung triển khai thực hiện. Các chỉ tiêu của Ngành được giao đều hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch đề ra. Chỉ số Cải cách hành chính của Sở tăng 2 bậc, từ vị trí số 14/22 lên xếp vị trí số 12/22 Sở, ngành, cơ quan của thành phố.

Bên cạnh đó, Sở hoàn thành tốt vai trò cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình 04-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2016 - 2020”. Nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, trọng tâm là tuyên truyền, thực hiện 2 Quy tắc ứng xử được triển khai với nhiều hình thức, mô hình đổi mới, sáng tạo đặc biệt trong việc tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan của thành phố có nhiều chuyển biến từ nhận thức đến hành động; các vụ việc gây bức xúc xã hội về văn hóa ứng xử giảm nhiều so với các năm trước đây. Hoàn thành nghiệm thu cấp Thành phố Đề tài khoa học “Đánh giá sự phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, đảm bảo an sinh xã hội nhiệm kỳ Đại hội XVI (2015 - 2020) và định hướng phát triển đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”.

Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản đạt được nhiều kết quả; việc tu bổ, tôn tạo di tích được chú trọng, đầu tư. Sở đã phối hợp các Sở, ngành, quận, huyện, thị xã hoàn thành công tác kiểm tra, khảo sát hiện trạng và tham mưu UBND Thành phố về việc hỗ trợ các quận, huyện thực hiện đầu tư, tu bổ, tôn tạo 150 di tích đã xếp hạng, di tích cách mạng kháng chiến có giá trị tiêu biểu xuống cấp nặng tại 22 quận, huyện, thị xã; phối hợp, hướng dẫn các quận, huyện thực hiện tu bổ, tôn tạo 177 di tích; xếp hạng cho 51 di tích. Các di tích, danh thắng do Sở VHTT trực tiếp quản lý (Nhà tù Hỏa Lò, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, đền Ngọc Sơn và các di tích cách mạng kháng chiến) đã đón tiếp, phục vụ hơn 3 triệu lượt khách. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch bảo tồn, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Tham mưu UBND Thành phố xây dựng Hồ sơ trình UNESCO đề cử Hà Nội tham gia mạng lưới các Thành phố sáng tạo năm 2019. 

Công tác xây dựng Nếp sống văn hóa cơ sở, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được quan tâm tổ chức thực hiện. Công tác tổ chức và quản lý lễ hội trên địa bàn thành phố có nhiều chuyển biến; cơ bản, các lễ hội đã diễn ra vui tư­ơi, an toàn, văn minh. Công tác gia đình được tổ chức thực hiện thông qua các hoạt động từ cơ sở.

Các hoạt động chào mừng kỷ niệm sự kiện chính trị, ngày lễ lớn của đất nước và Thủ đô trong năm 2019 được tổ chức an toàn, hiệu quả; trong đó có 3 lễ kỷ niệm cấp quốc gia; 2 lễ kỷ niệm và hoạt động kỷ niệm cấp thành phố; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phục vụ Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ 2. 

Chất lượng, quy mô của các hoạt động văn hoá, văn nghệ tiếp tục được đổi mới, mở rộng và nâng cao, trong đó nhiều sự kiện đã để lại dấu ấn đối với nhân dân, du khách trong nước, quốc tế. Hoạt động quảng bá, giới thiệu về văn hóa Việt Nam, Hà Nội ra thế giới được tăng cường. Quan hệ hợp tác, giao lưu về văn hóa, thể thao trong nước, quốc tế được mở rộng. Công nghiệp văn hóa có nhiều chuyển biến và đạt được những kết quả tích cực. Dự án xây dựng Bảo tàng Hà Nội được tích cực triển khai thực hiện.

Trong lĩnh vực thể dục thể thao có một năm thành công với kết quả nổi bật về thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao. Ý thức, nhận thức của nhân dân về việc tập luyện, nâng cao sức khỏe trở thành nhu cầu thiết yếu. Thể thao Hà Nội đạt được tổng số 2.814 huy chương tại các giải thi đấu trong nước, quốc tế. Sở đã chủ động phối hợp Tổng cục Thể dục thể thao thực hiện khảo sát, rà soát, chuẩn bị cơ sở vật chất thể dục, thể thao phục vụ công tác chuẩn bị tổ chức SEA Games 31 và Para Games 11 năm 2021.

PV: Được biết, năm 2019, thể thao Hà Nội được đánh giá là có đóng góp tích cực vào thành tích chung của Đoàn thể thao Việt Nam tại kỳ SEA Games 30, lần đầu tiên thể thao Việt Nam vượt qua Thái Lan và xếp thứ 2 toàn Đoàn. Xin ông cho biết cụ thể hơn về đóng góp này của thể thao Hà Nội? Ông đánh giá như thế nào về tác động của thể thao Việt Nam nói chung và thể thao Hà Nội nói riêng đối với việc quảng bá, giới thiệu hình ảnh Thủ đô và đất nước đến với bạn bè quốc tế.

Ông Tô Văn Động: Với tinh thần đoàn kết, quyết tâm khắc phục khó khăn trong tập luyện, thi đấu, chinh phục thử thách, Đoàn thể thao Việt Nam đã giành tổng cộng 288 huy chương các loại với 98 HCV, 85 HCB, 105 HCĐ, xếp hạng 2/11 quốc gia tham dự (đây là thành tích tốt nhất của thể thao Việt Nam tại các kỳ SEA Games không phải tổ chức tại Việt Nam). Trong thành công chung của thể thao Việt Nam, Hà Nội đóng góp 186/856 thành viên (số vận động viên là 24,65% tổng số vận động viên của Đoàn Thể thao Việt Nam); là địa phương đóng góp nhiều huy chương nhất về tổng số huy chương và số huy chương vàng với tổng cộng 87/288 tổng số huy chương của Đoàn thể thao Việt Nam gồm: 34 HCV (bằng 34,69% tổng số huy chương vàng), 27HCB, 26 HCĐ. Trong đó, vận động viên Hà Nội đoạt HCV ở nhiều môn mũi nhọn Olympic như: Vật (8 HCV, 2 HCB), Đấu kiếm (3 HCV, 2 HCB, 3 HCĐ), Điền kinh (3 HCV, 1 HCB, 1 HCĐ), Bắn cung (3 HCV, 1 HCB), Thể dục dụng cụ (2 HCV, 2 HCB, 3 HCĐ), Karate (1 HCV, 2 HCB)… Bên cạnh đó́, các môn thế mạnh truyền thống tiếp tục được phát huy, như Wushu (2 HCV, 2 HCB, 3 HCĐ)… Các vận động viên môn: Nhảy cầu, Jujitsu, Bóng rổ, Cầu mây, Billiard Snooker… đều đạt được nhiều HCB, HCĐ tại Đại hội.

Tất cả các vận động viên cùng những tấm huy chương mà thể thao Hà Nội đã mang về cho đất nước tại SEA Games 30 đều rất ý nghĩa và ấn tượng.

Thể thao Việt Nam nói chung và thể thao Hà Nội nói riêng đã quảng bá, giới thiệu về đất nước, con người, văn hóa, du lịch của Việt Nam và Thủ đô đến với bạn bè trong nước, quốc tế. Thể thao đã góp phần gắn kết mọi người; mang lại không khí phấn khởi, vui tươi, tạo ấn tượng và cảm xúc trào dâng đối với nhân dân. Những hình ảnh cảm động về tinh thần, nỗ lực vượt qua khó khăn của vận động viên thể thao Việt Nam và Hà Nội tại SEA Games 30 là những tấm gương thôi thúc mỗi cá nhân và mọi người Việt Nam có ý chí vươn lên, nỗ lực phấn đấu đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước năm 2020 và trong tương lai.

PV: Năm 2020 là năm diễn ra nhiều ngày lễ lớn, sự kiện quan trọng của đất nước và Thủ đô, đặc biệt là kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội, xin ông cho biết về một số hoạt động nổi bật mà Sở dự kiến tổ chức để tạo diện mạo và dấu ấn cho Thủ đô Hà Nội trong năm 2020?

Ông Tô Văn Động: Năm 2020 là năm có nhiều ngày lễ, ngày kỷ niệm lớn, sự kiện chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô, trong đó có kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội. Với nhiệm vụ là cơ quan thường trực của thành phố, Sở Văn hóa và Thể thao xác định: Nội dung tổ chức các hoạt động kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội là một trong những nhiệm vụ công tác trọng tâm của Ngành trong năm 2020. Ngay từ những tháng cuối năm 2019, Sở Văn hóa và Thể thao đã phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan triển khai công tác chuẩn bị tổ chức các hoạt động kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội. Một số hoạt động nổi bật mà Sở dự kiến tham mưu Thành phố Hà Nội tổ chức: Phát động Cuộc vận động sáng tạo văn học, nghệ thuật tiến tới kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội; tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, triển lãm, chiếu phim, thể dục thể thao, trang trí đường phố từ Thành phố đến cơ sở chào mừng kỷ niệm; tổ chức các sự kiện: Lễ hội ẩm thực năm 2020 với sự tham gia của một số tỉnh, thành phố trong cả nước; Lễ hội Văn hóa dân gian trong đời sống đương đại năm 2020… Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội gắn với kỷ niệm 60 năm Hà Nội - Huế - Sài Gòn; 66 năm Ngày giải phóng Thủ đô và chào mừng Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, sự chỉ đạo sát sao của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố, sự vào cuộc của các cấp, các ngành, quận, huyện, thị xã và sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân Thủ đô, Sở Văn hóa và Thể thao hy vọng và tin tưởng rằng: Các hoạt động kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội sẽ thực sự tạo diện mạo và dấu ấn cho Thủ đô Hà Nội trong năm 2020.

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!
Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Quận Tây Hồ: đối ngoại nhân dân góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp về công tác đối ngoại của Thủ đô
    Chiều 28/3, Quận uỷ Tây Hồ và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội đã tổ chức ký kết Chương trình phối hợp công tác đối ngoại nhân dân giai đoạn 2024 - 2025.
  • Trấn Bình Môn Kinh thành Huế như bị lãng quên
    Trấn Bình Môn là một cổng phụ trong 13 cửa của Kinh thành Huế nhưng ít người lui tới; như bị lãng quên, xuống cấp theo thời gian và tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai di dời dân để trả lại nguyên trạng cho di tích.
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Phú Thọ ra mắt tour du lịch "Về miền Di sản UNESCO ghi danh"
    Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Đặc biệt, dịp này, Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”, lấy đền Hùng làm điểm xuất phát chính để đi đến các điểm danh lam, thắng cảnh khác.
  • Quý I năm 2024, Thành phố Hà Nội đã thu hút 953,2 triệu USD vốn FDI
    Đây là thông tin được Chánh Văn phòng UBND Thành phố kiêm người phát ngôn UBND Thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng chia sẻ tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024”, diễn ra chiều 28/3 tại Trụ sở UBND Thành phố Hà Nội.
  • Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội
    Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội sẽ diễn ra đêm nhạc tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff.
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
  • Phố cổ của tôi
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Phố cổ của tôi của tác giả Nguyễn Duy Quý.
Quảng bá, giới thiệu Thủ đô với bạn bè trong nước và quốc tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO