Ra mắt tập sách Dấu xưa xứ Quảng - Ký ức thành phố tiếng còi tàu

Khánh Linh| 18/06/2020 08:45

Cơ quan đại diện Tạp chí Văn Hiến Việt Nam tại Đà Nẵng vừa phối hợp cùng Hội nhà văn TP Đà Nẵng đã tổ chức buổi ra mắt tập sách Dấu xưa xứ Quảng - Ký ức thành phố tiếng còi tàu của nhà báo, nhà văn Trần Trung Sáng. Sách do Nxb Hội nhà văn vừa ấn hành, khổ 14,5x20,5cm, 250 trang, kèm theo nhiều hình ảnh tư liệu quý hiếm, giá trị.

Ra mắt tập sách Dấu xưa xứ  Quảng - Ký ức thành phố tiếng còi tàu

Tập sách Dấu xưa xứ  Quảng - Ký ức thành phố tiếng còi tàu của nhà văn Trần Trung Sáng do Nxb Hội nhà văn vừa ấn hành

Dấu xưa xứ Quảng là chủ đề chung của bộ sách nhiều tập và Ký ức thành phố tiếng còi tàu có thể được xem là phần 1, nội dung bao gồm các tùy bút, tản văn, ghi chép về Quảng Nam, Đà Nẵng, nhằm phản ánh đời sống văn hóa, truyền thống lịch sử, những nhân tố, con người … làm nên tính cách và sự độc đáo của đất và người xứ Quảng. Trả lời về câu hỏi, tại sao tựa đề tác phẩm có nội dung mang dáng dấp “hai trong một” và động cơ nào để tác giả xây dựng thành bộ sách nhiều tập? nhà văn Trần Trung Sáng cho biết : “ Đây là tập sách viết về Quảng Nam và Đà Nẵng, do đó dù hiện nay có sự chia tách về hành chính, thì nói chung Đà Nẵng và Quảng Nam vẫn được xem có chung một nền văn hóa xứ Quảng ( hai trong một). Tập này được xem là phần 1 với tên gọi Ký ức thành phố tiếng còi tàu, có chú trọng nhiều hơn về thành phố Đà Nẵng. Các tập sau sẽ đi sâu về các địa phương và những vấn đề khác thuộc Quảng Nam. Sở dĩ, tôi hướng đến một bộ sách dài hơi về xứ Quảng, là vì ngay từ khi thực hiện tập sách Hạt bụi bay xa (Nxb Đà Nẵng, Giải thưởng văn học đất Quảng lần thứ III 2014-2018), viết về những chân dung văn nghệ sĩ xứ Quảng đã mất, tôi nhận ra còn rất nhiều vấn đề của xứ Quảng bị bỏ sót, nếu thiếu người quan tâm tìm hiểu, thâu thập, ghi chép thì dần dần sẽ bị mai một, lãng quên…”

Ra mắt tập sách Dấu xưa xứ  Quảng - Ký ức thành phố tiếng còi tàu

Nhà văn Trần Trung Sáng, nhà nghiên cứu Đặng Tiến cùng các nhà văn nữ TP Đà Nẵng tại buổi mắt tác phẩm mới 

Trong lời giới thiệu tập sách, nhà báo Cung Văn nhìn nhận, Trần Trung Sáng như đang vén màn thăm dò về thái độ bạn đọc, về những bước chân rất cũ trong quá khứ, và dự báo những bước chân lạ lẫm hơn về tương lai. Nên sự hiển hiện lồng ghép của một Hội An đô hội xa xưa, với khả năng về một Đà Nẵng hôm nay đang dần xóa đi hình hài nhọc mệt thuở nào, sẽ làm cho bạn đọc bâng khuâng, tưởng như ấm ức thèm thuồng hương vị nào đó một đi không trở lại, mà lại khát khao sẽ có những dư vị mới, tuyệt vời hơn. Cảm hứng lâng lâng khi gập cuốn sách mỏng của Trần Trung Sáng lại, có lẽ là như vậy.

Một bạn trẻ khi đọc tập sách Dấu xưa xứ Quảng  trên cũng đã chia sẻ: “Giờ đây, khi đô thị hoá thì lại không ít người tìm về những giá trị xưa cũ với bao kỷ niệm của tuổi thơ. Họ trằn trọc, thao thức mỗi lần đặt chân về lại chốn cũ. Những đứa trẻ mặt lấm lem và cả bố mẹ chúng thân áo sờn bạc cũng vội gác lại mọi chuyện để lắng nghe tiếng còi tàu xình xịch qua đường. Nhìn bác trưởng kho thu dọn mớ hàng nơi gác xếp bên cạnh chợ Hàn, cả tiếng reo í ới của những bà hàng rong, rồi lại nghe tiếng còi tàu nối đuôi nhau theo hệ thống từ chợ Cồn qua đường Lê Duẩn và chạy thẳng hướng cầu Vồng là đến ga chính thành phố Đà Nẵng... cuộc sống bộn bề ngày qua ngày nhưng vui thấy lạ. Có khó khăn, khổ cực nhưng với họ, được sống trong cái thời mà biết bao thế hệ tương lai mong một lần chứng kiến cũng không thể tìm lại được. Có chăng cũng chỉ là qua lời kể và tài liệu của người đi trước để lại thì mới mường tượng được. Nhất là những người con nặng lòng với thành phố của tiếng còi tàu thì lời văn của họ cũng chính là tiếng lòng, là nhân chứng cho một thời đáng nhớ”./.

(0) Bình luận
  • Hố băng
    Tôi nghe kể có một làng miền Tây hơn năm trăm năm không có lấy một đền chùa, nhà thờ, miếu mạo nào, mà cũng hơn năm trăm năm không có giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư, hay cử nhân đại học. Trái ngược hoàn toàn và cái làng sát bên hông nó, có một cái đình to vật vã với sắc phong mỗi mùa nắng ráo, ông từ phải đem ra phơi tràn cả lối đi, với các gia phả chi chít những tri huyện, thượng thư, thái úy.
  • Dưới bóng cây mận già
    Năm ấy, một ngày đầu mùa hè, con ngựa bạch xuất hiện ở cổng nhà tôi với hai cái sọt to tướng đầy măng rừng trên lưng. Chở nặng, và bị cột vào gốc cây, con ngựa đứng im, đầu hơi cúi xuống trầm tư. Cái đuôi dài xác xơ thi thoảng vẩy lên đuổi một con ruồi vô ý.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • Câu chuyện một giờ
    Kate Chopin (1850 - 1904) là nhà văn người Mỹ và là một trong những tác giả nữ quyền đầu tiên của thế kỷ 20. Vốn là một người nội trợ, nhưng cuộc đời bà đã thay đổi kể từ sau cái chết yểu của người chồng. Bà trở thành nhà văn viết truyện ngắn đầy tài năng và giàu năng lượng. Kate Chopin được biết đến nhiều nhất qua tiểu thuyết “The Awakening” (1899) - câu chuyện tiên tri đầy ám ảnh về một người phụ nữ.
  • Hoa thủy tiên của mẹ
    Đã nhiều năm trôi qua chúng tôi không lên bờ đón Tết. Mẹ nói đời mẹ gửi cả vào sông. Sống ở trên sông. Mai này mẹ nằm lại đáy sông, nhờ sông giữ giùm phần linh hồn người thiên cổ. Mẹ không muốn xa dòng sông nửa bước. Tôi lớn lên trên chiếc ghe chòng chành sóng nước, qua bao mùa gió trăng. Mùa xuân này tôi ra lái thuyền ngồi chải tóc.
  • Ký ức xương rồng
    (Làm sao em nhớ Mưa ngoài song bay… T.C.S)
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Ra mắt tập sách Dấu xưa xứ Quảng - Ký ức thành phố tiếng còi tàu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO