Rời Hà Nội vào ăn Tết ở mặt trận Quảng Trị

Chu Chí Thành| 24/01/2020 16:19

Sau chiến dịch Sảm - Thông Long - Chẹng ở Lào, nhà báo nhiếp ảnh Lương Nghĩa Dũng được về nhà ăn Tết. Đó là một phần thưởng đặc cách của cấp trên dành cho anh.

Rời Hà Nội vào ăn Tết ở mặt trận Quảng Trị
Phóng viên Phân xã Vĩnh Linh ăn Tết đón xuân ở mặt trận Quảng Trị. 
Sau chiến dịch Sảm - Thông Long - Chẹng ở Lào, nhà báo nhiếp ảnh Lương Nghĩa Dũng được về nhà ăn Tết. Đó là một phần thưởng đặc cách của cấp trên dành cho anh. Còn hơn tuần nữa là đến Tết Nhâm Tý năm 1972, tối hôm đó, chị Lương Thị Nhiễu vợ anh đang dự họp Hợp tác xã tại sân đình, thì được người nhà gọi về để chia tay anh ra mặt trận. 

Là phóng viên thời chiến, Lương Nghĩa Dũng đã nhiều lần chia tay chị và các con bất ngờ và gấp gáp, nhưng chưa có lần nào thủ trưởng đơn vị anh lại đến tận nhà đón vào lúc đêm hôm như lần này.

Nghĩa Dũng lấy khăn mặt khô, luồn vào vào bụng, lau ngực và áo may ô cổ vuông (loại áo lót của bộ đội). Chị nhìn thấy ngực áo anh ướt sũng, thảng thốt hỏi:

- Sao thế?

Anh nhoẻn miệng cười:

- Thằng Trường đái dầm.

- Thay ra, để em giặt.

- Không sao, khô ngay mà…

Rồi anh kéo tấm chăn bộ đội đắp lại cho 4 đứa con đang ngon giấc. Xong xuôi, anh đeo khẩu súng lục vào bụng và khoác balo con cóc lên vai. Chị Nhiễu như muốn ứa nước mắt, nhưng cố nén không dám khóc. Anh khép cửa lại, rồi cả ba người lặng lẽ ra đầu ngõ. Từ nhà anh chị ở thôn Phú Nhiêu, xã Quang Trung, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội) ra đến Quốc lộ 1A, khoảng gần 2 km. Hai anh sải bước đi trước, chị lẽo đẽo theo sau. Đến đường cái, Đại úy Trần Dũng lên xe. Vợ chồng Lương Nghĩa Dũng lúi húi sau xe chia tay nhau. Anh dặn chị ở nhà cố gắng nuôi dạy các con, thắng trận anh sẽ về ăn Tết bù...

Rời Hà Nội vào ăn Tết ở mặt trận Quảng Trị
Lương Nghĩa Dũng (bên phải) cùng chiến sĩ giao liên trên đường Trường Sơn 

Tài xế nổ máy. Xe ngược về Hà Nội để hôm sau lên đường ra trận. Chị Nhiễu đứng lặng như trời trồng trên đường cái, đôi mắt trân trân nhìn theo ánh đèn gầm ô tô xa dần, xa dần… 

Ngày ấy, Việt Nam Thông tấn xã điều một đội ngũ phóng viên tin, ảnh ra mặt trận khá hùng hậu, lần đầu tiên, có cả xe kỹ thuật chuyển phát tin ảnh vô tuyến đi cùng. Số phóng viên, biên tập viên chia làm hai tốp, tốp đi theo bộ đội chủ lực được gọi tắt là “Mũi tấn công”, và tốp đi theo bộ đội địa phương, du kích là “Mũi nổi dậy”. Họ cùng lên đường một ngày, đến Quảng Bình thì chia tay. “Mũi tấn công” và xe kỹ thuật rẽ lên Đường 20, giáp Lào, rồi chạy dọc tuyến Trường Sơn đến sở chỉ huy mặt trận tiền phương đóng ở Tây Quảng Trị. Còn phóng viên “Mũi nổi dậy” đi tiếp theo Quốc lộ 1A vào Phân xã Vĩnh Linh, đóng ở xã Vĩnh Nam, cách thị trấn Hồ Xá 5 km. Vừa đào hầm, dựng lán xong, là Tết ập đến.

Ở Vĩnh Linh, Tết này cũng rôm rả, đủ các mỹ vị như Thủ đô: bánh chưng, thịt hộp, rượu chanh, chè gói Hồng Đào, bánh bích qui, kẹo mềm Hải Châu, thuốc lá Tam Đảo... Sự “phong phú” đó là do một phần hàng Tết mà anh em phóng viên trong đoàn mang theo, phần khác do Phân xã được cung cấp tại chỗ. Chỉ thiếu một thứ rất Hà Nội là hoa. Ở một nhà dân đổ nát gần Phân xã còn sót lại mỗi cây mận sắp nở hoa, nhưng anh em không nỡ chặt cành, để Tết đến, xuân sang cây ra hoa, làm đẹp cho cả vùng. Cái cây mận khẳng khiu ấy sống được qua hàng chục trận bom B52 và pháo kích, giờ đây quí hơn vàng. Thế là mấy phóng viên thường trú Vĩnh Linh quen địa hình đi kiếm ngay một cây gai dại còn xanh, cài vào cành lá của nó các cánh hoa giấy ngũ sắc xanh, đỏ, trắng, tím, vàng, trông rất vui mắt. Anh em đặt cành hoa đó vào miệng một cát tút pháo mặt đất 100mm vàng chóe, dựng cạnh bàn thờ Tổ quốc, có ảnh Bác Hồ, rồi ngắm nghía, vẻ mãn nguyện tự khen: Đẹp! Đẹp đấy! Đây là nhà hầm, nơi hội họp, tiếp khách của Phân xã. Gọi nó là nhà hầm bởi nền nhà được đào sâu xuống đất hơn 1m, có đường hào ra các hầm cá nhân và hầm máy thu phát tin tức. 

Ở Phân xã, anh em không nấu ăn riêng, mà ăn chung bếp với cánh tuyên giáo, báo, đài của đặc khu Vĩnh Linh. Chiều 30 Tết, lĩnh cơm, canh về, bổ sung thêm các món hàng Tết tiêu chuẩn, xem ra khá thịnh soạn. Mở chai rượu chanh màu vàng nhạt, toàn những tay không biết uống rượu, nhưng cũng cụng ly cho khí thế. Rượu không nặng, lại hơi ngọt dễ uống, thế là mấy anh em cũng nhâm nhi gần hết một chai. Mặt đỏ phừng, họ ngồi quây quần bên nhau, hò hát vài bài ca quen thuộc. “Ta đan lưới lửa trên trời, ta đan lưới thép ngoài khơi, chắc tay súng, bộ đội và dân quân sẵn sàng... Không cho chúng nó thoát, không cho chúng nó thoát, chúng bay vào sẽ không có đường ra...”. Hát hết một bài, đoạn quên, đoạn nhớ, bất kể, cứ vỗ tay cười ran, lại hát tiếp.

Hồi tưởng về cái Tết này, nhà báo Trần Mai Hưởng viết: “Một nỗi nhớ nhà, nhớ Hà Nội quay quắt trong tôi. Đêm giao thừa ầm ì tiếng súng dọc vùng giới tuyến với bầu không khí trực chiến căng thẳng. Tôi ra sườn đồi sim đứng nhìn về phía Bắc và nhớ về những người thân yêu của mình...”.

Còn ở phía Tây Quảng Trị, tốp phóng viên theo quân chủ lực được bố trí gần sở chỉ huy mặt trận, ém vào sườn núi rậm rạp, cách điểm đóng quân của phía Sài Gòn không xa. Bí mật, bình tĩnh, đợi lệnh xuất phát. Đó là mệnh lệnh của những ngày chờ nổ súng.

30 Tết, các đơn vị được “ăn tươi”, có rau bắp cải, xu hào chở từ Hà Nội vào, và có cả thịt lợn, thịt bò chạy qua các món rau xào, nấu. Nhưng không có rượu và bánh chưng như dưới Phân xã Vĩnh Linh. Còn trà gói Hồng Đào, thuốc lá Tam Thanh, Tam Đảo, bánh mứt kẹo Hải Châu được phân phối đủ. Các suất ăn được chia vào khay, nồi nhôm, hộp nhôm quân dụng theo danh sách của “Anh nuôi”. Khoảng 5 giờ chiều các đơn vị đã đến nhà bếp lấy cơm về. Mấy anh em Thông tấn cả quân sự lẫn dân sự biệt phái đều  trụ lại bên nhau trong một căn hầm. Ăn xong là uống trà, trà vừa hãm trong bi đông đổ ra bát sắt uống. Không hát hò huyên náo, chỉ chuyện trò tào lao đợi đến giao thừa nghe Bác Tôn chúc Tết. Anh em được trang bị một radio theo dõi tin tức, nghe ca nhạc. Mọi người ngồi tựa lưng vào vách hầm, lim dim mắt, nghe các chương trình phát thanh qua làn sóng điện của Đài Tiếng nói Việt Nam. Lúc này những trái tim xa nhà càng thấm thía tiếng nói từ Thủ đô là hương vị Tết vô cùng quý giá.

Ở đây không có thuốc lào, Nghĩa Dũng “nghiền” thuốc lá rê của bà con Quảng Trị. Đêm se lạnh, khói thuốc lá khen khét quẩn quanh trong hầm, hình như nó làm cho căn hầm ấm lên. Vũ Tín một phóng viên lâu năm của Phân xã Nhiếp ảnh, trong chuyến công tác này được giao nhiệm vụ biên tập ảnh gửi qua máy vô tuyến, biết Nghĩa Dũng cuốn chiếc áo may ô cổ vuông thấm nước đái dầm của thằng con ấn vào balo, anh dí dỏm khơi mào:

- Thuốc lá bố Dũng khét quá, hình như vẫn còn mùi nước đái thằng cu.

Anh em cả hầm ồ lên đồng thanh:

- Đúng rồi! Đúng rồi! Thuốc lá gì mà hắc như vậy?

- Cha này liều thật, cho anh em ăn Tết kiểu này à!

Nghĩa Dũng khoái chí, cười hả hê, lấp liếm:

- Bậy nào, hôm nọ, sau khi đào hầm xong, tớ với các cậu chả đi tắm giặt rồi còn gì...

Cùng cảnh với nhau, Vũ Tín cũng có vợ con ở Hà Nội nên rất hiểu Nghĩa Dũng. Chuyện Nghĩa Dũng lên đường vội vã, muốn giữ hơi ấm của con, kỷ niệm của con như vậy cũng giống tâm trạng anh lắm. Nhưng có thể cái kiểu của Dũng nó kỳ cục và xa lạ với những người chưa vợ con.

Được đà, Vũ Tín bồi tiếp: 

- Cảm ơn bố con ông Dũng nhá. Tết này ta có nước hoa đặc biệt đón xuân.

Nghe vậy, Nghĩa Dũng thích lắm, vừa nói, vừa cười: 

- Xin các thầy thông cảm, lính mà. Mời các thầy ngủ đi để sáng ra có sức còn xuống các đơn vị chúc Tết...

Đón Tết xong, họ nôn nao chờ ngày nổ súng. Trận mở màn ngày 30/3/1971 Nghĩa Dũng theo mũi tấn công chính, đã chụp được một bức ảnh bất hủ “Đánh chiếm Điểm cao 365”. Đây là bức ảnh chốt của bộ ảnh “Những khoảnh khắc để lại” được giải thưởng Hồ Chí Minh. Anh còn đi theo các đơn vị xe tăng, bộ binh vào giải phóng thị xã Quảng Trị. Chiến thắng đang phơi phới, ống kính anh đang đầy ắp những ảnh hào hùng, thì không may, ngày 1/5/1972, anh bị trọng thương, đã phải nằm xuống vùng Cồn Trâu, huyện Hải Lăng. Còn Vũ Tín tuy ở tuyến sau làm biên tập cũng bị bom xuyên nát cả bàn chân, không may vết thương nhiễm trùng, phải đưa ra Hà Nội mổ, cắt khớp gối. 

Vậy là lời hứa của Nghĩa Dũng về ăn Tết bù với vợ con không bao giờ thực hiện được nữa. Còn Vũ Tín trở về nhà với cái chân gỗ tập tễnh, đôi khi trái nắng trở trời, mỏm cụt đau nhói, phải tháo chân giả ra tự xoa bóp. Những lúc ấy anh tự an ủi với đồng nghiệp: Mình còn may mắn hơn Nghĩa Dũng nhiều! Hễ cứ nhắc đến Nghĩa Dũng là anh không quên được cái Tết có mùi thuốc lá rê hăng hắc trong hầm. Cái mùi đặc biệt mà đồng nghiệp đổ diệt là mùi nước tiểu thằng cu. Tưởng đấy là chuyện tào lao, vậy mà nó cứ ám ảnh, đeo đuổi anh mãi suốt cuộc đời, và nó cũng lúc ẩn lúc hiện trong tâm trí chúng tôi những nhà báo bạn các anh cho tới già.
(0) Bình luận
  • Dưới bóng cây mận già
    Năm ấy, một ngày đầu mùa hè, con ngựa bạch xuất hiện ở cổng nhà tôi với hai cái sọt to tướng đầy măng rừng trên lưng. Chở nặng, và bị cột vào gốc cây, con ngựa đứng im, đầu hơi cúi xuống trầm tư. Cái đuôi dài xác xơ thi thoảng vẩy lên đuổi một con ruồi vô ý.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • Câu chuyện một giờ
    Kate Chopin (1850 - 1904) là nhà văn người Mỹ và là một trong những tác giả nữ quyền đầu tiên của thế kỷ 20. Vốn là một người nội trợ, nhưng cuộc đời bà đã thay đổi kể từ sau cái chết yểu của người chồng. Bà trở thành nhà văn viết truyện ngắn đầy tài năng và giàu năng lượng. Kate Chopin được biết đến nhiều nhất qua tiểu thuyết “The Awakening” (1899) - câu chuyện tiên tri đầy ám ảnh về một người phụ nữ.
  • Hoa thủy tiên của mẹ
    Đã nhiều năm trôi qua chúng tôi không lên bờ đón Tết. Mẹ nói đời mẹ gửi cả vào sông. Sống ở trên sông. Mai này mẹ nằm lại đáy sông, nhờ sông giữ giùm phần linh hồn người thiên cổ. Mẹ không muốn xa dòng sông nửa bước. Tôi lớn lên trên chiếc ghe chòng chành sóng nước, qua bao mùa gió trăng. Mùa xuân này tôi ra lái thuyền ngồi chải tóc.
  • Ký ức xương rồng
    (Làm sao em nhớ Mưa ngoài song bay… T.C.S)
  • Tin vào nắng
    Cuối giờ chiều, Diệp gọi cho cô về số máy cơ quan, vừa kịp “Alô” đã nghe đầu kia choe chóe: “Mày còn chết gí ở đấy à? Tuần sau tao cưới rồi, đang túi bụi đưa thiếp mời đây. Mày phải về từ hai hôm trước còn giúp các cụ tiếp khách ở nhà.” Diệp lúc nào cũng thế, cứ ào ào như đi đánh trận. Cầm tấm thiệp được thiết kế khá cầu kỳ, tên chú rể là Biền - không nằm trong số những người quen cũ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Quận Tây Hồ: đối ngoại nhân dân góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp về công tác đối ngoại của Thủ đô
    Chiều 28/3, Quận uỷ Tây Hồ và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội đã tổ chức ký kết Chương trình phối hợp công tác đối ngoại nhân dân giai đoạn 2024 - 2025.
  • Trấn Bình Môn Kinh thành Huế như bị lãng quên
    Trấn Bình Môn là một cổng phụ trong 13 cửa của Kinh thành Huế nhưng ít người lui tới; như bị lãng quên, xuống cấp theo thời gian và tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai di dời dân để trả lại nguyên trạng cho di tích.
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Phú Thọ ra mắt tour du lịch "Về miền Di sản UNESCO ghi danh"
    Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Đặc biệt, dịp này, Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”, lấy đền Hùng làm điểm xuất phát chính để đi đến các điểm danh lam, thắng cảnh khác.
  • Quý I năm 2024, Thành phố Hà Nội đã thu hút 953,2 triệu USD vốn FDI
    Đây là thông tin được Chánh Văn phòng UBND Thành phố kiêm người phát ngôn UBND Thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng chia sẻ tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024”, diễn ra chiều 28/3 tại Trụ sở UBND Thành phố Hà Nội.
  • Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội
    Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội sẽ diễn ra đêm nhạc tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff.
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
  • Phố cổ của tôi
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Phố cổ của tôi của tác giả Nguyễn Duy Quý.
Rời Hà Nội vào ăn Tết ở mặt trận Quảng Trị
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO