Sắm tượng trâu đón Tết Tân Sửu 2021

NSHN| 17/02/2021 16:15

Dân tộc Việt Nam sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước. Từ bao đời nay, con trâu như người bạn thân thiết, gắn bó với đời sống nông nghiệp và nông dân. Chính vì thế, hình tượng con trâu hiền lành, khỏe mạnh đi vào nghệ thuật rất đỗi tự nhiên... Năm Tân Sửu 2021 đang đến rất gần, những tượng trâu may mắn, tài lộc đang được người Hà Nội tìm mua để bài trí nhà cửa, tạo nên những điểm nhấn trang trí đáng yêu. Đây cũng là món quà Tết độc đáo, ý nghĩa thể hiện sự chúc phúc tới bạn bè và những người thân yêu.
Sắm tượng trâu đón Tết Tân Sửu 2021

Ở Việt Nam, hình tượng con trâu bằng đất nung đã được giới khảo cổ tìm thấy trong các di chỉ Tiên Hội, Đồng Đậu... hơn ba nghìn năm trước. Vật trang sức hình đầu trâu bằng đá, mài nhẵn bóng đã được tìm thấy ở di chỉ Đình Chàng (Hà Nội), cũng có tuổi khoảng ba nghìn năm. Nói vậy để thấy đề tài con trâu rất được quan tâm vì tính chất đặc biệt của nó. Năm nay, theo quan niệm của người Á Đông, trong mười Thiên can chỉ có Canh và Tân thuộc hành Kim, do đó, năm Tân Sửu 2021 sẽ là năm Trâu Vàng.

Chào đón năm mới 2021, trên thị trường có rất nhiều tượng trâu với đủ màu sắc, kiểu dáng, chất liệu. Không chỉ là món quà thông thường, những bức tượng này được đặc biệt yêu thích bởi sự công phu và chất nghệ thuật trong từng công đoạn chế tác...

Sắm tượng trâu đón Tết Tân Sửu 2021

Làm con giống cho năm mới là hoạt động thường niên của gốm Hiên Vân. Mỗi năm, Hiên Vân đều dựa vào các đặc tính, tính cách tự nhiên của con vật để thể hiện nó bằng đường nét và hình khối. Năm nay, trâu gốm thiết kế cho năm Tân Sửu của Hiên Vân cũng không ngoại lệ. Các chú trâu gốm với 4 màu chủ đạo có tạo hình vô tư, hiền hòa, trong một trạng thái nghỉ ngơi, mỉm cười chân thành với mọi người, mọi vật xung quanh mình.

Hình tượng con trâu trong hội họa, cả trong tạo hình gốm của họa sĩ Thành Chương là một mảng miếng khác biệt tạo nên thương hiệu Thành Chương. Năm nay, tượng trâu ngũ sắc của ông với những mảng màu nguyên, tươi rói, tương phản mạnh mang đến một cảm giác vui tươi, giàu trí tưởng tượng và nhiều tính trang trí hiện đại.

Sắm tượng trâu đón Tết Tân Sửu 2021
Sắm tượng trâu đón Tết Tân Sửu 2021

Thành Chương cho biết, ông vốn sinh ra ở nông thôn, từng có tuổi thơ chăn trâu cắt cỏ nên trong tiềm thức lúc nào cũng hiện lên hình ảnh trong sáng, đẹp đẽ của con trâu và cánh đồng. Hình ảnh con trâu gắn bó với nền nông nghiệp của nhiều nước châu Á, nhưng ở Việt Nam, tinh thần và tình cảm của con người với con trâu là rất khác biệt. Con trâu là một thành viên trong gia đình nông dân Việt Nam.

Bởi vậy, khi vẽ hay làm tượng con trâu, ông luôn cố gắng thể hiện tinh thần gần gũi, gắn bó mật thiết ấy. Con trâu của Thành Chương không chỉ đánh thức ký ức của nhiều người về một thời xa xưa mà còn kể câu chuyện làng quê Việt Nam với bạn bè thế giới.

Sắm tượng trâu đón Tết Tân Sửu 2021

Thương hiệu Hanoia có Trâu hoàng kim với 4 phiên bản tượng trâu chào đón 2021, đặc biệt phiên bản trâu vàng được dát vàng và rắc bụi vàng tinh tế là lời chúc gia chủ năm mới Tân Sửu may mắn, viên mãn và thành công.

Năm nay, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát “trình làng” 1010 con trâu sơn mài tại làng cổ Đường Lâm. Hơn 20 năm theo đuổi và gắn bó với công việc tạo ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ sơn mài dân tộc, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát cho biết, ý tưởng làm tượng trâu sơn mài xuất phát từ tác phẩm “trâu hoa Lạc Việt” của anh đã đoạt giải cao nhất trong cuộc thi thiết kế thủ công mỹ nghệ năm 2020.

Sắm tượng trâu đón Tết Tân Sửu 2021
Sắm tượng trâu đón Tết Tân Sửu 2021

Mỗi tác phẩm trâu của Nguyễn Tấn Phát, dù truyền thống hay cách điệu, là một ý tưởng gắn với đời sống hiện đại và tâm linh, thể hiện óc thẩm mỹ tinh tế và đôi tay khéo léo của nghệ nhân.

Theo nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát, từ bao đời nay, con trâu là “đầu cơ nghiệp” và cũng là người bạn thân thiết với người nông dân Việt Nam nên anh muốn gửi gắm tất cả tình yêu và tấm lòng tri ân với mảnh đất quê hương vào 1010 tượng trâu sơn mài với mong muốn truyền hơi xuân ấm áp và ước vọng về một cuộc sống thuận hòa, khỏe mạnh, hạnh phúc trong năm mới.

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Sắm tượng trâu đón Tết Tân Sửu 2021
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO