Sản phẩm thịt lợn nhập khẩu tăng mạnh: Thách thức lớn cho ngành chăn nuôi

Quỳnh Dung/HNM| 04/07/2019 09:29

Trong khi bệnh Dịch tả lợn châu Phi đang gây thiệt hại lớn và chưa có dấu hiệu dừng lại, thì ngành chăn nuôi trong nước lại chịu thêm sức ép từ sản phẩm thịt lợn nhập khẩu. Đây là những thách thức lớn đặt ra với ngành chăn nuôi, đòi hỏi các cấp, các ngành chức năng phải sớm tìm ra biện pháp để ổn định sản xuất, bình ổn thị trường...

Sản phẩm thịt lợn nhập khẩu tăng mạnh: Thách thức lớn cho ngành chăn nuôi
Các hộ chăn nuôi, trang trại nuôi lợn đang gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua. Trong ảnh: Trang trại chăn nuôi của HTX Chăn nuôi Ngũ Châu, xã Trung Châu (huyện Đan Phượng). Ảnh: Bá Hoạt

Nhập khẩu tăng mạnh


Theo số liệu của Tổng cục Hải quan (Bộ Công Thương), 6 tháng đầu năm 2018, cả nước nhập khẩu gần 2.000 tấn thịt lợn, với kim ngạch 4,8 triệu USD, nhưng 6 tháng đầu năm 2019, các doanh nghiệp trong nước đã nhập hơn 4.000 tấn thịt lợn đông lạnh, với kim ngạch hơn 7 triệu USD, tương đương số lượng thịt lợn nhập khẩu của cả năm 2018. 

Sản phẩm thịt lợn chủ yếu nhập khẩu từ Mỹ, Ba Lan, Đức, Canada… với mức giá từ 80.000 đến 120.000 đồng/kg, thấp hơn sản phẩm trong nước từ 20.000 đến 40.000 đồng/kg; thậm chí, thịt lợn nhập khẩu từ Tây Ban Nha giá chỉ bằng một nửa so với thịt lợn Việt Nam.

Thông tin trên khiến người chăn nuôi trong nước như “ngồi trên đống lửa”. Theo ông Nguyễn Văn Hải, chủ trang trại chăn nuôi lợn với quy mô khoảng 3.000 lợn thương phẩm ở huyện Chương Mỹ, do ảnh hưởng của bệnh Dịch tả lợn châu Phi, thị trường có thể thiếu nguồn cung nhưng chưa đến mức các doanh nghiệp phải ồ ạt nhập khẩu thịt lợn. Các bộ, ngành cần tính toán cung - cầu, cân đối lượng thịt lợn nhập khẩu để bảo vệ người chăn nuôi trong nước. 

Còn ông Nguyễn Văn Lâm, chủ trang trại chăn nuôi lợn ở huyện Quốc Oai cho rằng, việc nhập khẩu nhiều thịt lợn sẽ khiến các hộ chăn nuôi, trang trại khó cạnh tranh về giá, đối mặt với nhiều khó khăn.
Sản phẩm thịt lợn nhập khẩu tăng mạnh: Thách thức lớn cho ngành chăn nuôi
Khách hàng chọn mua thịt lợn tại siêu thị Co.opmart Hà Đông (quận Hà Đông). Ảnh: Quang Quyết

Trước hiện tượng thịt lợn nhập khẩu tăng mạnh, Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam Đoàn Xuân Trúc lý giải, bệnh Dịch tả lợn châu Phi xảy ra tại 60 tỉnh, thành phố với số lợn tiêu hủy là 2,82 triệu con. Nhận thấy nguồn cung thiếu hụt nên nhiều doanh nghiệp đã nhập khẩu thịt lợn để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Mặt khác, giá thịt lợn trong nước đang cao hơn mức bình quân của thế giới nên với doanh nghiệp nhập khẩu thịt lợn, đây là cơ hội để họ thu lợi nhuận...


Còn theo ông Nguyễn Xuân Dương, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), trung bình mỗi năm, Việt Nam nhập khẩu khoảng 4.000 tấn thịt lợn đông lạnh, chủ yếu phục vụ các nhà hàng, cơ sở chế biến xúc xích, thịt nguội... Con số này không đáng kể và cũng chưa thể thay thế loại thịt tươi truyền thống. 

Tuy nhiên, thời gian qua do ảnh hưởng bệnh Dịch tả lợn châu Phi nên lượng thịt lợn nhập khẩu về tăng mạnh. “Chúng ta không thể cấm nhập khẩu thịt lợn, cũng không để thiếu hụt nguồn cung. Vấn đề cần quan tâm hiện nay là các cơ quan chức năng cần kiểm soát chặt chẽ chất lượng thịt nhập về Việt Nam” - ông Nguyễn Xuân Dương nói. 

Về vấn đề này, ông Đàm Xuân Thành, Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) khẳng định, tất cả sản phẩm thịt lợn nhập khẩu không khác gì thịt lợn trong nước. Qua kiểm tra chất lượng, 100% thịt lợn nhập khẩu bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, có nhãn mác đầy đủ, nguồn gốc rõ ràng… Hiện cơ quan chức năng chưa phát hiện lô sản phẩm thịt lợn nhập khẩu nào hết thời hạn sử dụng, nếu có thì cơ quan chức năng áp dụng biện pháp tái xuất hoặc tiêu hủy. 

Thực hiện đồng bộ các giải pháp

Với diễn biến của thị trường thịt lợn hiện nay, vấn đề đặt ra là các cơ quan chức năng cần có biện pháp can thiệp để bảo đảm cân đối cung - cầu, không để xảy ra tình trạng bất ổn đối với mặt hàng thịt lợn cũng như ảnh hưởng đến người chăn nuôi. 

Theo ông Nguyễn Xuân Dương, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), tổng đàn lợn cả nước khoảng 28 triệu con; số lợn chết, tiêu hủy do bệnh Dịch tả lợn châu Phi hiện chiếm khoảng 10,3% và khả năng có thể lên 15%, nên có nguy cơ thiếu hụt nguồn thịt lợn vào dịp cuối năm. 

Để bù đắp, Bộ NN&PTNT đang tìm mọi cách để bảo vệ, duy trì đàn lợn còn lại, sẵn sàng khôi phục chăn nuôi, tái đàn lợn khi điều kiện thuận lợi. Cùng với đó, Bộ đang xem xét hỗ trợ giống vật nuôi, khoa học kỹ thuật cho các trang trại quy mô lớn để áp dụng công nghệ cao vào sản xuất. Qua đó, giúp giảm giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm chăn nuôi trong nước. 

Để từng bước vực dậy chăn nuôi trong nước, Phó Cục trưởng Cục Thú y Đàm Xuân Thành đề nghị các địa phương kêu gọi doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi trên địa bàn giảm giá bán thức ăn cho lợn, bán thức ăn trả chậm để giảm áp lực về chi phí cho người chăn nuôi.

Từng trải qua khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm do ảnh hưởng của việc nhập khẩu thịt lợn, ông Nguyễn Văn Thanh, chủ trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Ứng Hòa chia sẻ, để không bị thua thiệt ngay trên sân nhà, thì bản thân người chăn nuôi phải cải tiến công nghệ, khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm đủ sức cạnh tranh với thịt lợn nhập khẩu.

Các hộ chăn nuôi cần chủ động và làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc tại cơ sở chăn nuôi của mình, nhất là bệnh Dịch tả lợn châu Phi. Theo đó, các trang trại tuân thủ quy định trong phòng, chống bệnh dịch bằng cách kiểm soát chặt chẽ con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, người ra - vào trang trại chăn nuôi. Bên cạnh đó, tổ chức lại sản xuất, hạn chế chăn nuôi nhỏ lẻ, chuyển sang phát triển chăn nuôi trang trại tập trung, quy mô lớn theo hướng an toàn sinh học.

Liên quan đến vấn đề thị trường và kiểm soát thực phẩm nhập khẩu, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) Hoàng Anh Tuấn khẳng định, Bộ Công Thương luôn theo dõi sát diễn biến thị trường và đề xuất giải pháp bảo đảm cân đối cung - cầu, ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng bất ổn đối với mặt hàng thịt lợn. 

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương sẽ phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng như: Hải quan, biên phòng, công an, kiểm dịch thú y để tăng cường biện pháp kiểm soát lưu thông, nhất là với thịt lợn nhập khẩu tại cửa khẩu, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán thịt lợn và các sản phẩm thịt lợn trái phép, chưa được kiểm dịch, không rõ nguồn gốc xuất xứ...
Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Vẽ tiếp bức tranh về “Văn minh trà Việt”
    Hành trình văn hóa uống trà trải dọc bề dày suốt hơn 5000 năm của người Việt đã được tác giả Trịnh Quang Dũng phác thảo sinh động trong cuốn sách “Văn minh trà Việt”. Sách do NXB Phụ nữ ấn hành vừa trình làng bạn đọc đúng vào dịp Ngày Sách Việt Nam lần thứ 3 – 2024.
  • Triển lãm kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa
    Thông tin từ Ban quản lý Khu di tích Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội), sáng 19/4/2024, đơn vị sẽ tổ chức lễ khai mạc triển lãm “Ngô Quyền – Anh hùng dân tộc kiệt xuất” nhân kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 - 2024).
  • Giới thiệu gần 100 hiện vật, hình ảnh, tài liệu quý của văn hóa Đông Sơn
    Sáng 18/4/2024, tại Bảo tàng Hà Nội, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề “Tiếng vọng”. Đây là hoạt động ý nghĩa nhân dịp Lễ giỗ tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
  • Khai mạc triển lãm quốc tế về làm đẹp tại Hà Nội
    Triển lãm quy tụ hơn 250 gian hàng đến từ gần 20 quốc gia và vùng lãnh thổ đi đầu trong lĩnh vực làm đẹp toàn cầu như Đức, Hà Lan, Ma-rốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc… Tại đây, công chúng được tham quan các gian trưng bày nhiều lĩnh vực như mỹ phẩm, thực phẩm chức năng làm đẹp, kính áp tròng và kính thời trang; thẩm mỹ…
  • Đà Lạt được du khách tìm kiếm nhiều nhất dịp nghỉ lễ 30/4
    Nền tảng du lịch Booking.com vừa công bố những điểm đến trong nước và quốc tế được du khách Việt Nam tìm kiếm nhiều nhất trong dịp lễ 30/4 – 1/5.
Đừng bỏ lỡ
  • Khoảnh khắc chính là yếu tố tạo nên giá trị cho mỗi bức ảnh nghệ thuật
    Trong kỷ nguyên bùng nổ của công nghệ số, mọi bức ảnh đều có thể dễ dàng chỉnh sửa và dàn dựng như ý muốn. Điều này tạo ra một thách thức lớn trong việc gìn giữ chân thực trong ống kính đối với nền nhiếp ảnh Việt Nam, đặc biệt là đối với ảnh báo chí.
  • Tự hào, yêu mến hơn với Phố Sách Hà Nội
    Theo bà Khúc Thị Hoa Phượng, Giám đốc - Tổng biên tập NXB Phụ nữ, 3 năm trở lại đây, Phố Sách Hà Nội đã “thay da đổi thịt”, chúng ta đến với không gian này đều cảm thấy niềm tự hào, yêu mến.
  • Sân khấu Sen Việt ra mắt vở Nhạc kịch "Lá cờ thêu sáu chữ vàng"
    Dù trước đây hình tượng anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản với "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" đã được dàn dựng với nhiều loại hình sân khấu như tuồng, chèo, cải lương…, nhưng lần này với phiên bản mới là Nhạc kịch Dân ca Nam Bộ, hy vọng bằng cách kể chuyện vừa dân tộc vừa hiện đại, tác phẩm sẽ tạo được ấn tượng với người xem, đặc biệt là khán giả trẻ...
  • Sách và văn hóa đọc giữ vai trò quan trọng trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Hà Minh Hải, khẳng định: “Những năm gần đây văn hóa đọc Thủ đô đã từng bước phát triển rõ rệt, có chuyển biến thực chất, đọc sách trở thành thói quen, nét đẹp trong đời sống xã hội, ngành xuất bản đã khẳng định được vị trí, tầm quan trọng trong việc xây dựng xã hội học tập, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
  • Tác giả trẻ và độc giả tuổi teen - một thế hệ, một tiếng nói
    Sáng ngày 18/4, tại phố sách Hà Nội đã diễn ra tọa đàm “Tác giả trẻ và độc giả tuổi teen - một thế hệ, một tiếng nói” do nhà sách Phương Nam, Linh Lan Books và phố sách Hà Nội tổ chức nhân dịp ra mắt tiểu thuyết “Như Sơ” của tác giả Việt Chi.
  • Phát hành cuốn sách tái hiện chân dung các anh hùng, chiến sĩ Điện Biên Phủ
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 17/4/2024, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật đã phát hành cuốn sách “Anh hùng, chiến sĩ Điện Biên Phủ”. Cuốn sách do Tỉnh ủy Điện Biên và NXB Chính trị Quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức biên soạn.
  • “Đồi Thịt Băm” huyền thoại trên dãy Trường Sơn trở thành điểm du lịch mới
    Đồi A Bia hay còn gọi là “Đồi Thịt Băm” (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) trước đây là khu vực diễn ra trận chiến căng thẳng 10 ngày đêm giữa quân dân ta và quân đội Mỹ nhưng hiện nay đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn.
  • Triển lãm “Sofia Yablonska - Hành trình xuyên thế kỷ”
    Tối ngày 17/4, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (36 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Sofia Yablonska - Hành trình xuyên thế kỷ” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán U-crai-na tại Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm 32 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và U-crai-na.
  • Sôi nổi “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam” ở Huế
    Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam cho các em học sinh Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế).
  • Người dân nô nức về đền Hùng trước ngày giỗ Tổ
    Trước ngày chính Lễ hội đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch đất Tổ năm Giáp Thìn 2024, đông đảo người dân và du khách thập phương về dâng hương, trẩy hội.
Sản phẩm thịt lợn nhập khẩu tăng mạnh: Thách thức lớn cho ngành chăn nuôi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO