Sáng tạo hình tượng Bác Hồ trên sân khấu

Miên Thảo| 02/07/2020 15:44

Sáng tạo hình tượng Bác Hồ trên sân khấu
Với NSƯT Tiến Hợi (phải), được vào vai Bác Hồ trong các vở diễn là niềm vinh dự lớn lao. 
Hội thảo “Tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh với sân khấu Thủ đô” được Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức chào mừng các ngày kỷ niệm lớn của đất nước năm 2020, đặc biệt kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội; kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hội thảo đã thu hút sự tham gia của đông đảo chuyên gia, nhà lý luận phê bình, nghệ sĩ. 

Theo các nhà nghiên cứu, các nghệ sĩ, đến nay sân khấu đã có hàng chục vở diễn về Bác Hồ. Có thể coi vở “Người công dân số một” do Nhà hát Cải lương Trung ương dàn dựng theo kịch bản của hai tác giả Hà Văn Cầu và Vũ Đình Phòng, nghệ sĩ Dương Ngọc Đức đạo diễn là vở diễn hoàn chỉnh đầu tiên về hình tượng Bác Hồ. Ở vở diễn này, NSƯT Hà Quang Văn, con trai của NSND Ái Liên được giao trọng trách thể hiện Bác Hồ thời trẻ. NSND Sỹ Hùng được đảm nhiệm diễn xuất hình ảnh Bác Hồ những năm tháng gian khổ mà hào hùng ở Việt Bắc. Vở diễn đã đoạt giải cao tại Hội diễn sân khấu toàn quốc và gây tiếng vang lớn trong dư luận. 

Nối tiếp đó là các vở diễn như: “Đêm trắng”, “Không còn con đường nào khác”, “Sáng mãi niềm tin”, “Đêm trăng huyền thoại”, “Bài ca Điện Biên”, “Lịch sử và nhân chứng”, “Hành trình người chiến sĩ”,  “Bầu trời và mặt đất”… Trong những năm gần đây cũng có nhiều vở diễn đặc sắc như: “Những vần thơ thép”, “Cái chết chẳng dễ dàng gì”, “Người ra đi từ câu hò ví dặm”, “Lời Người, lời của nước non” “Nhật kí trong tù”, “Hồi ức màu đỏ”, “Bác không phải là vua”…

Theo NSND Thanh Trầm, đề tài viết về Đảng, về Bác Hồ kính yêu luôn là nguồn cảm hứng sáng tác vô tận cho các thế hệ văn nghệ sĩ. Các vở diễn có chủ đề và nội dung tư tưởng rõ ràng; cốt truyện kịch khúc chiết, mạch lạc; ngôn ngữ nghệ thuật có nhiều tìm tòi sáng tạo. Nhiều tác phẩm sân khấu đã thành công, lay động muôn triệu trái tim khán giả.

Với tác giả Nguyễn Hiếu, đề tài Bác Hồ luôn mang lại sự gợi mở với những tứ kịch, những kết cấu, tình huống mới lạ. Không phải ngẫu nhiên, nhiều trại sáng tác với đề tài về Hồ Chủ tịch luôn luôn có sức hút các nhà viết kịch. 

Ông còn nhớ trại viết kịch về đề tài Hồ Chủ tịch do Chi hội tác giả miền Bắc mở ra ở nhà sáng tác Đại Lải vào tháng 5 năm 2009 đã thu hút 8 tác giả cùng số lượng kịch bản khá nhiều, có thể kể đến: “Vỗ cánh chim bằng” của tác giả Văn Sử, “Chuyện bên ngôi đền của Bác” của tác giả Ngọc Thụ, “Người giữ suối” của tác giả Tạ Xuyên, “Không thể chối bỏ trách nhiệm” của Phạm Văn Quý… “Điều cần ghi nhận là trong các kịch bản, vở diễn đề tài về Hồ Chủ tịch các tác giả không chỉ mô tả những biến cố lịch sử của dân tộc gắn liền với cuộc đời của Bác Hồ, phản ánh được những phẩm chất cao quý của vị cha già dân tộc mà còn  dũng cảm đề cập đến những vấn đề thuộc lĩnh vực mà cho đến nay vẫn không ít đoàn kịch, nhà hát để an toàn nên gạt bỏ hoặc không dựng vì ngại đụng chạm, nhạy cảm. Đó là đề tài chống tham nhũng, những cán bộ có chức, có quyền lợi dụng địa vị của mình để cầu lợi riêng, để lo lót cho con cái, người thân những địa vị béo bở, duy trì quyền lợi nhóm…”, tác giả Nguyễn Hiếu bày tỏ. 

NSND Trần Quốc Chiêm, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội cho rằng, thể hiện hình tượng Bác Hồ trên sân khấu không chỉ là thỏa mãn nỗi nhớ của công chúng về một con người vĩ đại, về một người lãnh tụ gần gũi bằng xương bằng thịt, mà lớn hơn thế là mục đích, là lý tưởng của cuộc sống hôm nay. Khi hóa thân vào vai diễn Bác Hồ đòi hỏi người nghệ sĩ phải có tài năng, tâm huyết, đồng thời phải nghiên cứu và sáng tạo cách thể hiện. Một số nghệ sĩ đã tạo dấu ấn trong lòng công chúng bằng vai diễn về Chủ tịch Hồ Chí Minh như: Tiến Thọ, Tiến Hợi, Đức Trung, Văn Tân, Hà Văn Trọng, Ngọc Bình, Bùi Bài Bình...

Có thể thấy, việc đưa lên sân khấu hình tượng vị lãnh tụ kính yêu được xác định là trọng trách của giới văn nghệ sĩ hôm nay với mong muốn thông qua những tác phẩm lịch sử chân thực để lại cho đời, đặc biệt cho chủ nhân tương lai của đất nước, những bài học đạo đức sống động, sâu sắc và thiết thực. “Thiết nghĩ, văn học nghệ thuật Thủ đô nói chung, sân khấu Hà Nội nói riêng, làm thế nào để đưa được tư tưởng Hồ Chí Minh vào sâu rộng trong nhân dân, cũng là làm thỏa mãn đòi hỏi được chiêm ngưỡng hình ảnh Bác có chiều sâu hơn, giống hơn, sống động và xúc động hơn - đó chính là trách nhiệm của các thế hệ nghệ sĩ" - NSND Quốc Chiêm nhấn mạnh.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thưởng thức văn hóa Kinh Kỳ qua tranh truyện Hàng Trống
    Tranh truyện Hàng Trống chính là giá trị thẩm mỹ, sự tinh tế của kỹ thuật in khắc gỗ, kỹ thuật pha màu, mang đậm bản sắc văn hoá độc đáo của đất và người Kinh kỳ xưa.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • “Một thời mạ Huế” - đậm sâu cảm xúc, suy tư về xứ Huế
    Tháng 3 này, Tủ sách văn học Việt Nam của Chibooks có thêm ấn phẩm mới là tập tản văn “Một thời mạ Huế” của tác giả Nguyễn Khoa Diệu Hà. Sách do Chibooks liên kết với Nhà xuất bản Lao động ấn hành.
  • Đảm bảo việc cung ứng điện an toàn, ổn định trên địa bàn Thủ đô trong năm 2024 và các năm tiếp theo.
    UBND TP Hà Nội vừa ban hành Văn bản số 677/UBND-KTN, chỉ đạo các Sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã; Các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội của Thành phố; Tổng Công ty Điện lực Thành phố về việc đảm bảo cung ứng điện năm 2024 và các năm tiếp theo.
  • Hà Nội có 8 học sinh tham dự Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia
    Chiều 18/3, Sở GD&ĐT tổ chức gặp mặt 8 học sinh, tác giả của 4 dự án tham dự Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia năm học 2023 – 2024.
Đừng bỏ lỡ
Sáng tạo hình tượng Bác Hồ trên sân khấu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO