Sao kê từ thiện: Vì sao ''cuộc chiến'' đúng - sai mãi dai dẳng?

KTĐT| 14/09/2021 06:45

Từ cuối tháng 8 đến nay, trên mạng xã hội nổ ra tranh cãi "sao kê từ thiện" liên quan đến nhiều nghệ sĩ nổi tiếng. Thế nhưng, thay vì chỉ cần đưa ra sao kê tài khoản, minh bạch tiền từ thiện, một số nghệ sĩ lại thách đố, đôi co trên mạng xã hội. Những hành xử thiếu minh bạch tiền ủng hộ của nghệ sĩ cho thấy sự không chuyên nghiệp trong hoạt động từ thiện. Đồng thời, bộc lộ những hạn chế trong văn hoá ứng xử của họ.

Nghệ sĩ nên nhận sai
Trong khi dư luận còn chưa nguôi ngoai vụ việc nghệ sĩ Hoài Linh cầm tiền từ thiện tới 6 tháng và giải ngân chưa đầy 1 tuần, gần đây, mạng xã hội lại lùm xùm khi hàng loạt nghệ sĩ nổi tiếng như: Đàm Vĩnh Hưng, Thuỷ Tiên, Trấn Thành “vướng” tin đồn nhận tiền quyên góp không đúng như công bố. Thế nhưng, thay vì chỉ cần đưa ra sao kê tài khoản, minh bạch thì nghệ sĩ lại thách đố, đôi co trên mạng xã hội nhiều ngày qua. Trong khi có người dọa kiện, người hẹn sẽ sớm tung sao kê khi hết giãn cách thì có người đã công bố gần 1.000 trang sao kê số tiền 9,6 tỷ đồng từ thiện như một cách để bảo vệ cho mình.
Từ một chồng sao kê, hàng loạt người sử dụng MXH “bóc phốt” nghệ sĩ khi “bằng chứng” không xác định được nguồn quỹ chuyển đến và đi. Chỉ nguyên nhân của những tranh cãi không hồi kết này, chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long cho rằng: “Vấn đề không phải là tổng số tiền (vốn là điều tất cả các nhân vật chính của chúng ta đang sa đà vô tranh cãi), nguồn cơn đám cháy nằm ở chỗ nghệ sĩ đã và đang nghĩ tới việc làm từ thiện một cách nghiệp dư, làm kiểu xuề xòa còn cư dân mạng đang đòi hỏi và soi chiếu việc làm của nghệ sĩ theo quy chuẩn của những Quỹ từ thiện chuyên nghiệp. Hai điều này vĩnh viễn và mãi mãi không thể “gặp nhau”. Và kết quả là gì? Là nghệ sĩ càng cố chứng minh mình đúng, thì cư dân mạng càng soi ra đủ chi tiết để kết luận họ sai. Đó là kiểu ông nói gà, bà nói vịt, chẳng đi đến đâu, không có hồi kết, và đương nhiên, sau mỗi lần giao chiến như vậy, đối tượng chịu thiệt hẳn nhiên là nghệ sĩ”.Thước đo văn hoá ứng xửGiữa những lùm xùm về việc minh bạch từ thiện, một số nghệ sĩ tuyên bố sẽ ngừng việc làm từ thiện. Mới đây, diễn viên Hồng Tú cũng đăng đàn nêu quan điểm rằng, nếu sau này có lũ lụt, các nghệ sĩ sẽ không ai dám đi cứu trợ nữa. Bản thân ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng cũng tuyên bố, từ nay về sau, anh sẽ tự bỏ tiền túi ra làm từ thiện chứ không kêu gọi bất kỳ ai nữa. Những tuyên bố “bỏ cuộc” của nghệ sĩ trong lúc vấn đề sao kê đang phức tạp, một lần nữa cho thấy văn hoá ứng xử của một bộ phận nghệ sĩ đang có phần tiêu cực.Khác hẳn với những tuyên bố tiêu cực trên, theo ca sĩ Thái Thuỳ Linh: "Tôi xác định rất rõ, chuyện thị phi trên đời là không thể tránh được, nhất là khi mình làm những việc cho cộng đồng, vì cộng đồng. Tôi không quá quan tâm đến những lời thêu dệt ác ý, nhưng rất quan tâm đến những góp ý mang tính xây dựng. Sau khi lắng nghe những lời góp ý tích cực, tôi sẽ xem xét lại hoạt động của mình và có những sự điều chỉnh phù hợp. Nhưng nhất thiết, tôi không từ bỏ sứ mệnh gieo lòng nhân ái và giúp đỡ cộng đồng". Ca sĩ Thái Thuỳ Linh cho rằng, chuyện lùm xùm về từ thiện bùng lên trong những ngày qua đã tạo nên một sự xói mòn lòng tin ghê gớm. Khán giả mất lòng tin vào nghệ sĩ, nghệ sĩ nghi kỵ lẫn nhau, nghệ sĩ e dè chuyện làm từ thiện... và cuối cùng, người thiệt thòi nhất vẫn là những người nghèo khó trong xã hội. Thực tế, nhìn vào ồn ào từ thiện vừa qua, bên cạnh những cái tên gây ồn ào thì Mỹ Tâm và vợ chồng Lý Hải nhận được sự đồng tình của công chúng khi làm từ thiện. Nguyên nhân xuất phát từ đâu? Với riêng Mỹ Tâm, cô đã có nhiều năm hoạt động thiện nguyện thông qua quỹ từ thiện riêng của mình. Bên cạnh đó, những quan điểm làm từ thiện của Mỹ Tâm được đánh giá là chuyên nghiệp và rõ ràng.Cụ thể, nữ ca sĩ từng bày tỏ quan điểm của mình về chuyện làm từ thiện: "Tôi không nghĩ vì mình là ca sĩ nên mình phải làm từ thiện, mà phải xuất phát từ việc bản thân muốn làm việc gì đó mỗi ngày cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Có người đóng góp tiền và tiền người ta mang tới mình đều công khai trên trang web để tất cả mọi người có thể vào xem. Họ thấy tiền của họ chính xác là như vậy, mình làm gì đi đâu họ thấy hết. Đó là sự rõ ràng và rõ ràng là điều quan trọng nhất”.Cũng liên quan đến chuyện từ thiện, vợ chồng Lý Hải – Minh Hà cũng từng khiến công chúng đồng tình khi dù không ai yêu cầu vẫn chủ động sao kê đầy đủ. Cụ thể, sau chuyến từ thiện miền Trung, Minh Hà đã đăng tải thông tin chi tiết kèm 216 trang giấy có đủ sao kê, chứng từ.Việc Mỹ Tâm hay Lý Hải – Minh Hà có quan điểm rõ ràng, quy trình làm từ thiện rành mạch như vậy nhận được sự đồng thuận từ cộng đồng mạng. Từ điều này cho thấy, chuyện minh bạch từ thiện và văn hoá ứng xử của nghệ sĩ khi làm từ thiện rất quan trọng. Có thể khẳng định rằng, mọi hoạt động từ thiện đều đáng quý nhưng chưa bao giờ việc là đơn giản, dễ dàng.
(0) Bình luận
  • Nhà văn Đức Anh: “Viết văn hay viết phê bình đều cần phải có đầy năng lượng…”
    Nhà văn Đức Anh Kostroma (sinh năm 1993, tại Nga) từng “chào sân” với các tác phẩm ấn tượng như “Thiên thần mù sương”, “Tường lửa”, “Đảo bạo bệnh”. Hành trình sáng tạo đầy bản lĩnh của anh đã nhận được sự đánh giá cao của giới chuyên môn và ghi được dấu ấn mạnh mẽ trong lòng bạn đọc. Giải thưởng “Tác giả trẻ” năm 2023 của Hội Nhà văn Việt Nam đã gọi tên anh cùng với tiểu thuyết “Nhân sinh kép: Sống hai cuộc đời”, bởi đã dám dấn thân thể hiện thế giới quan của “người đi khai phá nét kiêu sa” trong cuộc sống.
  • Người lính và mùa xuân đất nước muôn đời
    Nguyễn Khoa Điềm là tác giả lớn của nền thơ Việt Nam hiện đại. Ông góp vào gia tài thơ ca Việt Nam nhiều tác phẩm xuất sắc, trong đó có bài “Đồng dao mùa xuân”. “Đồng dao mùa xuân” được sáng tác vào tháng 12/1994, in trong sách “Thơ Nguyễn Khoa Điềm - Tuyển tập 40 năm do tác giả chọn” (Nxb Văn học, Hà Nội, 2011). Tác phẩm gồm 9 khổ với 33 dòng thơ, theo thể 4 chữ với phong cách đồng dao. Bài thơ được xem là một trong những tác phẩm thành công trong việc khắc họa hình tượng người lính.
  • Văn học Việt Nam đương đại - những tác động và chuyển đổi tích cực
    Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, văn học và các loại hình nghệ thuật khác đang đối mặt với những thách thức của quá trình sáng tạo và tiếp nhận. Làm sao để công chúng Việt Nam không lãng quên văn hóa đọc, văn hóa thưởng thức và cảm thụ các bộ môn nghệ thuật như sân khấu, điện ảnh, múa, ca nhạc, hội họa… trước sự “bành trướng” của loại hình nghe nhìn, sự “cám dỗ” của điện thoại thông minh cùng các thiết bị điện tử và internet? Đối mặt với những thách thức ấy, các chủ thể sáng tạo đã nỗ lực như thế nào để
  • Chuyện phố - Tiếp nối hành trình trăn trở về thế sự
    Chiều ngày 25/3/2024, NXB Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bộ môn Lý luận văn học - Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm “Chuyện phố - Một tự sự về đô thị đương đại” tại sảnh Nhà E, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tới dự tọa đàm có đại diện của Ban giám hiệu nhà trường, đại diện Nhà xuất bản, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cùng đông đảo bạn đọc trẻ.
  • Lắng mình trong những mạch nguồn văn hóa
    Họa sĩ Trần Thị Thu (Thu Trần) bề ngoài có vẻ xù xì, gai góc đối với những ai lần đầu tiên gặp mặt, nhưng bên trong chị lại là người “khát sống, khát yêu” và say mê sáng tạo trong cõi riêng của mình. Không những là họa sĩ vẽ lụa đầy ngẫu hứng, phiêu lưu, chị còn thỏa lòng mình trên những tác phẩm hội họa hoành tráng theo phong cách biểu hiện, trừu tượng. Tranh hoành tráng của Trần Thị Thu cũng giống con người chị, thô ráp mà thâm trầm, tĩnh lặng mà nồng nàn, tầng tầng lớp lớp câu chuyện ẩn trong những mạch nguồn văn hóa mà chị gắn bó, tự thân tìm hiểu đến ngọn ngành.
  • Nhà văn Lê Minh Khuê xa & gần
    Nhà văn Lê Minh Khuê (sinh năm 1949, tại xã An Hải, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) từng là phóng viên Đài Phát thanh Giải phóng, Báo Tiền phong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ; sau 1975 là phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam, biên tập viên Nhà xuất bản Hội Nhà văn.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Sao kê từ thiện: Vì sao ''cuộc chiến'' đúng - sai mãi dai dẳng?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO