Sôi động thị trường Trung thu

Duy Khang| 21/09/2017 15:58

Càng sát tết Trung thu, thị trường đồ chơi và bánh nướng, bánh dẻo càng chứng kiến sự sôi động, náo nhiệt hơn. Những ngày này, trên khắp các phố phường của Thủ đô Hà Nội, đâu đâu cũng thấy sắc màu rực rỡ của các cửa hàng bánh Trung thu cũng như nhiều chủng loại đồ chơi bắt mắt. Đáng chú ý, năm nay, trên thị trường ít thấy dáng dấp của đồ chơi Trung Quốc, thay vào đó, là các sản phẩm thuần Việt, có giá trị giáo dục cao.

Xuất hiện nhiều dòng bánh ngoại nhập

Khảo sát thị trường những ngày này, thấy các tuyến phố rực rỡ sắc vàng, sắc đỏ của các cửa hàng, shop bán bánh Trung thu. Giá của các loại bánh cũng có sự chênh lệch rõ rệt. Nếu như các loại bánh thông thường có giá từ 200.00 – 400.000 đồng/hộp/4 chiếc thì những loại bánh cao cấp có giá dao động từ 800.000 – 3 triệu đồng/hộp/4 chiếc. Đáng chú ý, bánh được bày bán tại một số khách sạn, siêu thị lớn kèm rượu ngoại có giá lên tới hàng chục triệu đồng/hộp.

Sôi động thị trường Trung thu

Thị trường Trung thu ngày càng ưa chuộng đồ chơi truyền thống


Đại diện Công ty Bibica cho biết, năm nay đưa ra thị trường thêm một số dòng bánh mới như bánh Trung thu Mochi (Nhật), bánh Trung thu trái cây nhiệt đới, bánh Trung thu làm từ những nguyên vật liệu tốt cho sức khỏe như đông trùng hạ thảo, hạt chia… Ngoài những tên tuổi đã quen thuộc với thị trường Trung thu như  Kinh Đô, Thu Hương, Bibica... năm nay, thị trường chứng kiến sự tham gia của một số hãng bánh ngoại nhập với những mẫu mã cuốn hút, bắt mắt, chủ yếu đến từ các nước Malaysia, Đài Loan. Theo chị Nguyễn Minh Thu, bán hàng ở phố Đội Cấn (Hà Nội), thị trường bánh Trung thu năm nay có quá nhiều chủng loại bánh để người tiêu dùng lựa chọn. Một số loại bánh của Malaysia được trang trí rất đẹp, rất hấp dẫn, giá cả lại phải chăng nên được nhiều người lựa chọn.  

Đáng chú ý, năm nay, bánh Trung thu không còn chỉ đơn thuần là những chiếc bánh nướng truyền thống như mọi năm mà thay vào đó, nhiều loại bánh được đúc các hình thù lạ, ngộ nghĩnh trang trí đẹp được trẻ nhỏ yêu thích. Bên cạnh đó, nguyên liệu làm nhân bánh cũng vô cùng phong phú, không chỉ là đậu xanh, lạp xưởng như trước nữa mà còn các loại trà xanh, sen... cho thấy, các doanh nghiệp ngày càng nắm bắt được sở thích, thị hiếu của người tiêu dùng mà đáp ứng những dòng sản phẩm hợp lý.  

Theo đại diện Công ty Kinh Đô Việt Nam, năm nay doanh nghiệp này tung ra thị trường 84 loại bánh. Công ty CP Bibica dự kiến đưa ra thị trường trên 600 tấn sản phẩm với khoảng 60 chủng loại khác nhau, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2016. Công ty Đại Phát sản xuất 500 tấn, tăng 35% so với năm 2016. Hầu hết các thương hiệu tăng giá nhẹ (từ 3-5%) do sự tăng của nguyên liệu cũng như lương nhân công. 

Vẫn lo an toàn thực phẩm

Năm nay, xu hướng bánh Trung thu “hand made” vẫn nở rộ. Chị Bùi Thu Thủy ở phố Lê Văn Lương (Hà Nội), mặc dù làm trong ngành ngân hàng nhưng khoảng 3 mùa Trung thu trở lại đây, chị đều tự làm bánh Trung thu cho gia đình, đồng thời làm thêm để bán cho người thân, bạn bè và những ai có nhu cầu mua bánh “sạch”. Theo chia sẻ của chị Thủy, tất cả các nguyên liệu như bột làm vỏ bánh, nhân bánh, nguyên liệu sạch, hoàn toàn không có chất phụ gia, bảo quản, chất tạo màu, lại nhiều hương vị khác nhau. Do tất cả đều là nguyên liệu sạch nên bánh chị Thủy làm khi bán ra giá có cao hơn giá trên thị trường một chút, khoảng 400.000 đồng/hộp 4 bánh cỡ vừa. Thế nhưng theo chia sẻ của chị Thủy, bạn bè của chị đều rất tin tưởng và đã luôn đặt hàng bánh “hand made” của chị làm từ 3 năm nay.

Tuy nhiên, không phải tất cả các nguyên liệu sử dụng cho hàng bánh Trung thu tự làm đều có thể đáng tin tưởng. Khảo sát tại thị trường nguyên liệu bánh, nhiều loại nhân bánh như đậu xanh, hạt sen, mè đen, thập cẩm,…đều đã làm sẵn được bán với giá từ 50 đến 80 nghìn đồng/kg; trứng muối giá 30 nghìn đồng 10 quả; hạt dưa tách vỏ giá 35 nghìn đồng/kg; các loại mỡ đường dao động trong khoảng 20 đến 40 nghìn đồng/kg. Tất cả đều “sẵn” nên rất tiện lợi cho người tiêu dùng nếu muốn thử sức với bánh Trung thu tự làm. Tuy nhiên, những nguyên liệu này có một điểm chung là không có bao bì, xuất xứ. Do đó, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn luôn là sự lo lắng thường trực trước mỗi mùa Trung thu. 

Theo Cục ATTP (Bộ Y tế), việc sản xuất, kinh doanh bánh Trung thu mang tính thời vụ, cho nên vấn đề bảo đảm ATTP là điều đáng lo ngại. Bên cạnh các cơ sở bảo đảm quy trình sản xuất an toàn thì vẫn còn một số cơ sở nhỏ lẻ, thủ công đã cố ý sử dụng các loại phẩm mầu, chất bảo quản độc hại, nguyên liệu không bảo đảm. Mới đây, một cơ sở sản xuất bánh Trung thu tại quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh đã bị bắt quả tang sản xuất bánh Trung thu trong môi trường “siêu bẩn”, hoàn toàn không đạt các tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Và có lẽ, đây không phải là trường hợp duy nhất sản xuất bánh Trung thu không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Do đó Cục ATTP khuyến cáo, bên cạnh những sản phẩm đáng tin tưởng từ các doanh nghiệp đã có thương hiệu, người tiêu dùng cũng cần cẩn trọng khi mua các loại bánh cũng như nguyên liệu trên thị trường mà chưa rõ nguồn gốc.

Đồ chơi truyền thống lên ngôi

Với thị trường đồ chơi, mùa Trung thu năm nay chứng kiến sự “lên ngôi” của các mặt hàng đồ chơi truyền thống.  Khảo sát tại một số tuyến phố như Hàng Mã, Lương Văn Can, Hàng Lược (Hà Nội), có đến 80% số lượng lồng đèn, đồ chơi liên quan đến Trung thu đều là đồ chơi “made in Việt Nam” với giá cả hợp lý, đa dạng và phong phú về mẫu mã. Theo phản ảnh của ông Lê Văn Đại, ở phố Lương Văn Can, mùa Trung thu năm nay, khách hàng đến tìm đồ chơi truyền thống như đèn lồng, mặt nạ, đầu lân, mũ công chúa… cao hơn hẳn so với mọi năm. Và đa phần, người mua hàng đều hỏi rất rõ xuất xứ, của Việt Nam sản xuất mới mua. Chính vì thế, năm nay lượng đồ chơi Trung Quốc đã giảm thiểu, thế chỗ cho đồ chơi do doanh nghiệp trong nước sản xuất. Bà Nguyễn Minh Hiền, người dân ở phố Pháo Đài Láng cho hay,  giá cả  các loại đồ chơi truyền thống cũng “vừa túi tiền”, đơn cử như những chiếc trống chơi được lâu, có độ bền cao mà giá chỉ dao động từ 20.000 đồng một chiếc loại nhỏ đến 100.000 đồng loại to. Hay như đèn lồng, giá cũng chỉ khoảng 10.000 đồng - 30.000 đồng/chiếc, rất phù hợp với số đông thu nhập người dân Việt. Hơn thế, mẫu mã cũng bắt mắt nên đồ chơi truyền thống của Việt Nam năm nay lấn át hẳn hàng của Trung Quốc.

Theo ghi nhận của phóng viên, trên các tuyến phố nổi tiếng về các mặt hàng Trung thu như Hàng Mã, Hàng Lược hay Lương Văn Can hiện nay nhiều cửa hàng từ kinh doanh hỗn hợp cả đồ chơi Việt Nam lẫn Trung Quốc thì nay đã chuyển hẳn sang chỉ kinh doanh đồ chơi truyền thống Việt Nam. Nhiều chủ cửa hàng chia sẻ đây là do nhu cầu của khách càng ngày càng ưa chuộng hàng trong nước và có xu hướng tìm về các mặt hàng mang tính truyền thống, cội nguồn cho con em mình. Đáng chú ý, năm nay, những chiếc lồng đèn điện tử nhập ngoại đang dần được thay thế dần bởi những chiếc đèn mang giá trị giáo dục cao như đèn biểu hiện tình yêu biển đảo quê hương, đèn hình Thánh Gióng… Theo chia sẻ của nhiều bậc phụ huynh, họ rất vui vì thị trường Trung thu năm nay có nhiều sản phẩm đồ chơi giàu tính giáo dục tạo sân chơi lành mạnh và bổ ích cho con trẻ. 
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Trấn Bình Môn Kinh thành Huế như bị lãng quên
    Trấn Bình Môn là một cổng phụ trong 13 cửa của Kinh thành Huế nhưng ít người lui tới; như bị lãng quên, xuống cấp theo thời gian và tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai di dời dân để trả lại nguyên trạng cho di tích.
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Phú Thọ ra mắt tour du lịch "Về miền Di sản UNESCO ghi danh"
    Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Đặc biệt, dịp này, Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”, lấy đền Hùng làm điểm xuất phát chính để đi đến các điểm danh lam, thắng cảnh khác.
  • Quý I năm 2024, Thành phố Hà Nội đã thu hút 953,2 triệu USD vốn FDI
    Đây là thông tin được Chánh Văn phòng UBND Thành phố kiêm người phát ngôn UBND Thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng chia sẻ tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024”, diễn ra chiều 28/3 tại Trụ sở UBND Thành phố Hà Nội.
  • Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội
    Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội sẽ diễn ra đêm nhạc tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff.
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
  • Phố cổ của tôi
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Phố cổ của tôi của tác giả Nguyễn Duy Quý.
  • Quận uỷ Tây Hồ ra mắt Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây
    Sáng 27/3, Quận ủy Tây Hồ tổ chức lễ ra mắt Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây. Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây phấn đấu thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, tham mưu, giúp việc cho Quận ủy, UBND quận Tây Hồ quản lý toàn diện, tập trung thống nhất khu vực Hồ Tây và vùng phụ cận; triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng Đảng.
Sôi động thị trường Trung thu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO