Tăng cường vai trò tổ giám sát, bám sát ''thông điệp 5K''

HNM| 19/09/2020 13:59

Thực hiện yêu cầu của UBND thành phố Hà Nội về việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong trạng thái bình thường mới, ngày 18-9, các địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn duy trì nhiều giải pháp, trong đó chú trọng việc tăng cường vai trò tổ giám sát và bám sát "thông điệp 5K”.

Tăng cường vai trò tổ giám sát, bám sát
Lực lượng công an phường Kim Mã (quận Ba Đình) yêu cầu quán nước ở phố Sơn Tây dừng hoạt động.

Thực hiện tốt "thông điệp 5K”

Theo Phó Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai Trần Quý Thái, 14 đoàn kiểm tra của UBND quận đã đi kiểm tra 9 đợt. Tính đến nay, lực lượng chức năng đã xử phạt vi phạm hành chính 13 vụ với tổng số tiền phạt hơn 64,6 triệu đồng; tịch thu 44.140 chiếc khẩu trang không rõ nguồn gốc, xuất xứ; xử phạt 52 trường hợp không đeo khẩu trang với số tiền 10,4 triệu đồng. UBND 14 phường trên toàn quận đã thành lập 178 tổ "Giám sát và tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 tại cộng đồng" với 1.204 người tham gia.

Ông Vũ Đức Chiêu, Tổ trưởng tổ "Giám sát và tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 tại cộng đồng" Khu dân cư số 7, phường Mai Động (quận Hoàng Mai) cho biết, hơn 10 thành viên trong tổ đã tăng cường đi kiểm tra, nhắc nhở trực tiếp người kinh doanh, người dân đi tập thể dục đeo khẩu trang đúng cách, giữ khoảng cách, sát khuẩn tay...

"Hiện dịch bệnh đã được kiểm soát, các địa phương trở lại hoạt động trong trạng thái bình thường mới, song tổ giám sát vẫn được tiếp tục duy trì. Chúng tôi sẽ bám sát "thông điệp 5K" (đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, khử khuẩn, không tập trung đông người, khai báo y tế, giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác) để mỗi người dân luôn nâng cao cảnh giác, không lơ là công tác phòng, chống dịch", ông Vũ Đức Chiêu nói.

Tăng cường vai trò tổ giám sát, bám sát
Nhiều người dân vào siêu thị tại khu chung cư HH Linh Đàm (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai) đều đeo khẩu trang phòng dịch.

Sau khi một số hoạt động kinh doanh, dịch vụ được nới lỏng quy định phòng, chống dịch, tại phường Kim Mã (quận Ba Đình), lác đác quán karaoke đã hoạt động trở lại. UBND phường Kim Mã đã yêu cầu chủ quán ký cam kết thực hiện nghiêm "thông điệp 5K".

Tại các tuyến phố Kim Mã, Sơn Tây, Giang Văn Minh, tổ kiểm tra liên ngành của phường và 13 tổ giám sát dịch ở 13 tổ dân phố vẫn duy trì hoạt động. Trung tá Nguyễn Quốc Huy, Trưởng Công an phường Kim Mã cho biết, nhờ tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, giám sát nên ý thức phòng, chống dịch của người dân đã được nâng cao.

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên Nguyễn Mạnh Huy, để bảo đảm công tác phòng, chống dịch bệnh hiệu quả trong tình hình mới, huyện tiếp tục duy trì hoạt động hiệu quả 160 tổ giám sát, tuyên truyền phòng, chống dịch tại 157 thôn/tiểu khu. Các tổ giám sát tiếp tục tập trung tuyên truyền, giám sát, nhắc nhở người dân đeo khẩu trang khi ra ngoài cộng đồng, yêu cầu các điểm dịch vụ, quán karaoke thực hiện tốt "thông điệp 5K”.

Tăng cường vai trò của tổ giám sát cộng đồng 

Nâng cao vai trò của tổ giám sát cộng đồng để nhắc nhở người dân thực hiện nghiêm quy định phòng dịch trong tình hình mới, đó là yêu cầu cần thiết mà các địa phương đưa ra. Theo Trung tá Nguyễn Đức Khánh, Trưởng Công an phường Phạm Đình Hổ (quận Hai Bà Trưng), đơn vị vẫn duy trì các tổ công tác tuần tra, tuyên truyền, nhắc nhở người dân thực hiện nghiêm các quy định này.

Tăng cường vai trò tổ giám sát, bám sát
Cảnh sát 113 Công an quận Hoàn Kiếm làm nhiệm vụ tuyên truyền phòng, chống Covid-19 và giữ an ninh trật tự ở khu vực cổng Bệnh viện Phụ sản trung ương, phố Tràng Thi.
Tăng cường vai trò tổ giám sát, bám sát
Xe tuần tra Công an phường Trung Liệt (Đống Đa) làm nhiệm vụ tuần tra, tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 tại những ngõ nhỏ nằm sâu trong khu dân cư.

Trong khi đó, ông Nguyễn Thao Hùng, Chủ tịch UBND phường Trung Liệt (quận Đống Đa) khẳng định, đơn vị vẫn duy trì việc cung cấp thông tin vi phạm trật tự đô thị và phòng, chống dịch Covid-19 qua Zalo kết nối lãnh đạo phường. Hằng ngày, xe tuần tra công an phường vẫn làm nhiệm vụ tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 tại những ngõ nhỏ, khu tập thể nằm sâu trong khu dân cư. Tinh thần không chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch được quán triệt tới từng cán bộ và người dân.

Cũng nhờ bám sát địa bàn, sáng 18-9, trong quá trình tuần tra, nhắc nhở người dân thực hiện các quy định phòng, chống dịch Covid-19, Công an phường Hàng Trống (quận Hoàn Kiếm) và tổ công tác 113, Công an quận Hoàn Kiếm đã phát hiện và bắt giữ 1 đối tượng bảo kê thu tiền xe taxi khi đối tượng xuất hiện ở khu vực Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức.

Tăng cường vai trò tổ giám sát, bám sát
Các quán ăn trên địa bàn xã Thanh Lâm (huyện Mê Linh) vẫn thực hiện giãn cách chỗ ngồi và có nước rửa tay khô phục vụ khách hàng.

Khảo sát thực tế các tuyến phố trên địa bàn phường Trung Hòa (quận Cầu Giấy) như Nguyễn Khang, Vũ Phạm Hàm…, tình trạng hàng quán chiếm dụng vỉa hè, người tham gia giao thông không đeo khẩu trang khi điều khiển phương tiện qua đây cơ bản đã được giải quyết. Theo ông Nguyễn Hải, Phó Chủ tịch UBND phường Trung Hòa (quận Cầu Giấy), cho đến nay, UBND phường vẫn duy trì hoạt động của 46 tổ công tác, các chốt kiểm tra, đồng thời cử các tổ giám sát tỏa xuống địa bàn, tuyên truyền, nhắc nhở người dân và các cơ sở kinh doanh ăn uống, dịch vụ...

Tại phường Đại Kim (quận Hoàng Mai), hiện tại các nhà hàng ăn, quán cà phê trên phố Nguyễn Xiển, Nguyễn Hữu Thọ đã chấp hành giãn cách và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch. Bà Nguyễn Thu Thái, Phó Chủ tịch UBND phường Đại Kim cho biết, 16 tổ tuyên truyền và 4 tổ giám sát của phường hằng ngày dùng loa di động tuyên truyền về biện pháp phòng, chống dịch tại các cụm dân cư.

Tăng cường vai trò tổ giám sát, bám sát
Nhiều người dân trên địa bàn huyện Phúc Thọ vẫn duy trì đeo khẩu trang để phòng, chống dịch bệnh.

Ghi nhận tại các xã Mê Linh, Đại Thịnh, Thanh Lâm (huyện Mê Linh), nhiều người dân tham gia giao thông trên các tuyến đường đều đeo khẩu trang. Tại quán bún chả Tuấn Trâm trên địa bàn xã Thanh Lâm, chủ quán chuẩn bị nước sát khuẩn; bố trí bàn ghế giãn cách...

Tương tự, trên địa bàn huyện Phúc Thọ, người dân vẫn duy trì thói quen đeo khẩu trang khi ra đường.

Ghi nhận chung trong ngày 18-9 tại các địa phương cho thấy, ý thức phòng dịch của người dân đã tốt hơn nhờ sự tuyên truyền, nhắc nhở, vận động của các tổ giám sát cộng đồng, lực lượng chức năng các phường, xã, thị trấn. 

Hãy cài đặt Bluezone để bảo vệ mình, bảo vệ mọi người. Để cài đặt ứng dụng này trên điện thoại, cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.

Bước 2: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth để ghi nhận tiếp xúc với những người dùng đã cài đặt Bluezone khác. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.

Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2m đã sử dụng Bluezone, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc.

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Điện Biên Phủ - nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật
    Sáng 19/4, tại Điện Biên, Hội đồng Lý luận - Phê bình Văn học nghệ thuật Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Điện Biên Phủ - thiên anh hùng ca, nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật”.
  • Đấu xảo Hà Nội Vang bóng một thời
    Cách đây 78 năm, đúng vào ngày 1/5, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội) đã diễn ra cuộc mít tinh khổng lồ với trên 25.000 người tham gia. Địa điểm này khi xưa được mang tên Đấu xảo - một công trình tráng lệ và đồ sộ, mang tầm vóc quốc tế.
  • Vẽ tiếp bức tranh về “Văn minh trà Việt”
    Hành trình văn hóa uống trà trải dọc bề dày suốt hơn 5000 năm của người Việt đã được tác giả Trịnh Quang Dũng phác thảo sinh động trong cuốn sách “Văn minh trà Việt”. Sách do NXB Phụ nữ ấn hành vừa trình làng bạn đọc đúng vào dịp Ngày Sách Việt Nam lần thứ 3 – 2024.
  • Phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc thành phố Hà Nội năm 2024
    Sáng 19/4, tại Thư viện Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ III năm 2024 và phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc thành phố Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
  • Trường Tiểu học Nam Thành Công tổ chức mô hình điểm Liên hoan "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên"
    Liên hoan “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” là đợt sinh hoạt truyền thống lịch sử, nhằm tạo nên bầu không khí thi đua học tập tốt, rèn luyện chăm sôi nổi trong toàn liên đội; qua đó biểu dương các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong hoạt động Đội.
Đừng bỏ lỡ
Tăng cường vai trò tổ giám sát, bám sát ''thông điệp 5K''
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO