Tạo diện mạo mới cho Thủ đô

Theo Hanoimoi| 10/08/2020 10:50

Sau thời gian tạm dừng triển khai, việc thi công lát đá vỉa hè được tiến hành trở lại tại nhiều tuyến phố ở Thủ đô. Khắc phục một số tồn tại trước đây, kỹ thuật thi công, chất lượng vật liệu, công tác giám sát thi công đã được chú trọng hơn. Hiện, một số tuyến phố lát đá vỉa hè đã hoàn thành, góp phần tạo diện mạo mới cho Thủ đô.

Tạo diện mạo mới cho Thủ đô

Công tác thi công, lát đá vỉa hè quanh hồ Hoàn Kiếm (quận Hoàn Kiếm) tuân thủ nghiêm các tiêu chuẩn, quy trình. Ảnh: Nguyễn Quang

Tuân thủ nghiêm tiêu chuẩn, quy trình

Từ cuối tháng 5-2020 đến nay, UBND quận Hoàn Kiếm triển khai thi công lát đá vỉa hè, đường dạo quanh hồ Hoàn Kiếm. Hoạt động này được làm đồng bộ với việc kè hồ; hạ ngầm đường cấp điện, chiếu sáng, tưới cây tự động, dự kiến hoàn thành trước tháng 9-2020.

Trong đó với hạng mục lát đá vỉa hè, ông Trịnh Hoàng Tùng, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Hoàn Kiếm cho biết, được UBND thành phố và quận Hoàn Kiếm yêu cầu chuẩn mực cao, từ chất lượng vật liệu đến quá trình tổ chức thi công, nghiệm thu công trình.

Cụ thể, để bảo đảm sự ổn định, bền vững công trình, trong hồ sơ thiết kế, hồ sơ mời thầu quy định rõ cường độ đá lát. UBND quận Hoàn Kiếm chỉ đạo Ban Quản lý dự án thẩm định nghiêm ngặt nguồn gốc đá lát trước khi đưa vào thi công, bảo đảm nguồn gốc rõ ràng, màu sắc bền theo thời gian. Loại đá được lựa chọn lát hè, đường dạo quanh hồ Hoàn Kiếm là đá granite xuất xứ từ các tỉnh Bình Định, Phú Yên được tạo mặt nhám, dày 10cm, đáp ứng tiêu chí về thẩm mỹ, an toàn, không trơn trượt khi trời mưa. Quá trình thi công, Ban Quản lý dự án còn lấy mẫu thí nghiệm, nếu đúng tiêu chuẩn mới sử dụng...

Thực tế, các dự án cải tạo lát hè đang được triển khai trên địa bàn thành phố cũng đều áp dụng những tiêu chuẩn vật liệu và thi công chặt chẽ như vậy. Theo Sở Xây dựng Hà Nội, quận Hoàn Kiếm thực hiện cải tạo lát đá vỉa hè kết hợp đầu tư hệ thống thoát nước tại 8 tuyến phố; quận Ba Đình triển khai tại 7 tuyến phố; quận Đống Đa 5 tuyến phố, quận Hai Bà Trưng 5 tuyến phố.

Ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Đống Đa chia sẻ, quận quy định rõ vật liệu sử dụng lát hè phải bảo đảm các thông số tại Tiêu chuẩn quốc gia 4732:2016 về đá ốp, lát tự nhiên. Các dự án lát hè tại Đống Đa đều sử dụng nhóm đá granite, có nguồn gốc từ Bình Định. Vật liệu đá trước khi đưa vào thi công đều được lấy mẫu thí nghiệm, bảo đảm đạt các chỉ tiêu về độ hút nước, khối lượng, độ bền uốn, độ chịu mài mòn... Ngoài ra, quận còn yêu cầu nhà thầu khi lát đá phải có biện pháp rào chắn khu vực thi công, tránh tác động ảnh hưởng đến độ ổn định của lớp kết cấu…

Bên cạnh đó, các địa phương cũng tăng cường khâu giám sát bảo đảm chất lượng công trình. Các quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng đều cho biết đã lựa chọn nhà thầu tư vấn giám sát đủ năng lực, chuyên môn, phối hợp với cán bộ của chủ đầu tư giám sát thường xuyên, liên tục. Ngoài ra, trên mỗi địa bàn có dự án đều thành lập các tổ giám sát đầu tư cộng đồng với sự tham gia của Ban Thanh tra nhân dân, Mặt trận Tổ quốc các phường.

Cần sự chung tay của người dân

Theo Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Hoàng Cao Thắng, để bảo đảm có những vỉa hè bền, đẹp - Sở đã ban hành hướng dẫn quy định cụ thể với các dự án lát đá vỉa hè (phần nền, phần bê tông lót và lát đá); dự án phải hạ ngầm xong công trình mới lát đá… Sở cũng thành lập tổ công tác phối hợp với UBND các quận, huyện kiểm tra, hướng dẫn, kiểm soát việc áp dụng vật liệu lát hè, kết cấu hè trong công tác thẩm định, quy trình kỹ thuật trong thi công xây dựng, quản lý chất lượng công trình.

“Qua kiểm tra, Sở Xây dựng đánh giá cơ bản các dự án tuân thủ thiết kế mẫu, được thẩm định, thi công đúng quy định. Chất lượng đá đúng hồ sơ thiết kế, không có hiện tượng lún, nứt bề mặt kết cấu hè…”, ông Hoàng Cao Thắng thông tin.

Thường xuyên đi bộ tập thể dục quanh hồ Hoàn Kiếm, bà Nguyễn Thị Băng (số 14 Trần Bình Trọng, quận Hoàn Kiếm) cho biết: “Tôi thấy đá lát trên vỉa hè rất dày, chắc chắn. Công nhân thi công làm cũng rất cẩn thận. Họ căng dây lát từng hàng, còn tỉ mỉ lấy thước đo từng khe hở... Đi trên những đoạn vỉa hè đã lát đá xong cảm thấy rất thích và ưng ý”.

Hiện nay, một số tuyến phố lát đá vỉa hè đã hoàn thành, như Phan Bội Châu (quận Hoàn Kiếm); Nguyễn Khuyến, Văn Miếu (quận Đống Đa); Trần Phú (quận Ba Đình)…, góp phần chỉnh trang đô thị, mang lại diện mạo mới cho Thủ đô.

Tuy vậy, ông Hoàng Cao Thắng cũng lưu ý, sau khi công trình hoàn thành, nhiều xe máy đi lên hè khi tắc đường, hay tình trạng người dân buôn bán đổ dầu mỡ, nước thải lên hè... sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công trình. Vì vậy, để bảo đảm sự bền vững của vỉa hè, trong quá trình sử dụng rất cần sự chung tay của người dân nhằm giữ gìn, sử dụng công trình đúng công năng, mục đích. Điều này sẽ góp phần xây dựng Thủ đô thêm sạch đẹp, văn minh, hiện đại.

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Điện Biên Phủ - nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật
    Sáng 19/4, tại Điện Biên, Hội đồng Lý luận - Phê bình Văn học nghệ thuật Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Điện Biên Phủ - thiên anh hùng ca, nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật”.
  • Đấu xảo Hà Nội Vang bóng một thời
    Cách đây 78 năm, đúng vào ngày 1/5, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội) đã diễn ra cuộc mít tinh khổng lồ với trên 25.000 người tham gia. Địa điểm này khi xưa được mang tên Đấu xảo - một công trình tráng lệ và đồ sộ, mang tầm vóc quốc tế.
  • Vẽ tiếp bức tranh về “Văn minh trà Việt”
    Hành trình văn hóa uống trà trải dọc bề dày suốt hơn 5000 năm của người Việt đã được tác giả Trịnh Quang Dũng phác thảo sinh động trong cuốn sách “Văn minh trà Việt”. Sách do NXB Phụ nữ ấn hành vừa trình làng bạn đọc đúng vào dịp Ngày Sách Việt Nam lần thứ 3 – 2024.
  • Vì sao phân khu Tài Lộc được ví như “mỏ vàng” trên đảo Vũ Yên?
    Nằm ngay cửa ngõ của Thành phố Đảo Hoàng Gia Vinhomes Royal Island, lại sở hữu nhiều lợi thế hiếm nơi nào có được, phân khu Tài Lộc được xem là biểu tượng của sự thịnh vượng và may mắn, hội tụ đầy đủ các yếu tố đầu tư sinh lời, kinh doanh thuận lợi.
  • Mảng xuất khẩu của Vinamilk khởi sắc nhờ các thị trường chủ lực
    Mảng xuất khẩu của Vinamilk năm 2023 tăng về cả doanh thu và số thị trường, kết quả quí I/2024 dự báo tích cực. Bên cạnh sự đóng góp lớn từ các thị trường chủ lực truyền thống, nhiều thị trường mới đã được khai phá.
Đừng bỏ lỡ
Tạo diện mạo mới cho Thủ đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO