Tập đoàn TH và hành trình biến người nông dân miền biên viễn thành những ''công dân 4.0''

Hàn Vân| 19/09/2020 19:53

Người nông dân công nghệ cao ‘phiên bản’ của Tập đoàn TH sẽ dùng điện thoại thông minh để nhận thông tin và quản lý đàn bò sữa được đeo chip Afitag của gia đình mình. Họ tham gia một cách trực tiếp và bền vững vào mô hình kinh tế xanh - kinh tế tuần hoàn đang dần trở thành xu hướng phổ biến trên thế giới.

“Trước vất vả lắm, nay công ty TH đến bà con rất đồng lòng”

Để người nông dân không bị bỏ lại phía sau khi nông nghiệp chuyển mình theo hướng công nghệ cao, từ nhiều năm nay Tập đoàn TH đã tự nhận lãnh sứ mệnh dẫn dắt bà con trên hành trình vất vả nhưng đáng tự hào này. TH mong muốn đưa bà con vào chuỗi liên kết chăn nuôi bò sữa công nghệ cao, để người dân được hưởng lợi và cùng doanh nghiệp làm ra ly sữa đồng nhất hoàn mỹ về chất lượng, có thể tự tin xuất khẩu.

Để hiện thực hóa lộ trình này, TH đã triển khai liên kết chăn nuôi – sản xuất với nông dân tại Đà Lạt – Lâm Đồng, qua thương hiệu sữa tươi Dalatmilk. Họ cũng đang triển khai tương tự tại Thanh Hóa và mới đây nhất là Kon Tum với Dự án chăn nuôi bò sữa tập trung quy mô công nghiệp công nghệ cao vừa khởi công ngày 18/9 tại xã biên giới Mô Rai – Sa Thầy.

Tại lễ khởi công, rất đông người dân huyện Sa Thầy đã có mặt và bày tỏ sự chờ đợi những đổi thay mà dự án sẽ mang lại cho mảnh đất này.

Ông A Blong, đại diện Già làng xã Mô Rai, huyện Sa Thầy có mặt từ sớm tại lễ khởi công dù trời mưa lớn từ sáng khiến nền đất bazan vùng cao nguyên trơn tuột, lầy lội. Khi được hỏi, người dân Mô Rai (đa số là người dân tộc thiểu số) mong muốn điều gì từ dự án, Già làng phát biểu giản dị: “Bà con chỉ mong muốn dự án triển khai sớm để bà con được hưởng lợi, trồng cỏ, chăn nuôi bò để có thu nhập tốt hơn, xóa đói giảm nghèo!”.

Tập đoàn TH và hành trình biến người nông dân miền biên viễn thành những ''công dân 4.0''

Già làng A Blong – xã Mô Rai – huyện Sa Thầy – Kon Tum.

Già làng A Blong năm nay 67 tuổi, dân tộc Rờ Măm, đã sống ở mảnh đất này từ khi sinh ra. Ông đã chứng kiến những đổi thay tại đây: “Trước dân khổ lắm, nhưng nay đã thay đổi nhiều, điện đường trường trạm đều có. Từ khi có các công ty tới đầu tư, bà con đỡ vất vả hơn, nay lại có công ty TH lên đây nữa bà con rất mừng, trong lòng bà con đều nhất trí đồng lòng theo công ty”. Lời nói của Già làng ở một xã vùng biên chủ yếu là người dân tộc thiểu số như Mô Rai mang sức nặng của tâm tư tình cảm của phần đông người dân và cũng có sức nặng thuyết phục họ khi cần.

Theo Già làng A Blong, người dân vùng này chưa biết chăn nuôi bò sữa là gì, nhưng nếu được chuyên gia hướng dẫn về kỹ thuật, công nghệ thì họ sẽ học hỏi và làm theo được. Hiện bà con sống chủ yếu bằng trồng cây công nghiệp (cao su, cà phê) hoặc cây ngắn ngày như sắn, lúa nhưng thu nhập bấp bênh, đời sống còn nhiều khó khăn.

Tại Kon Tum, TH đặt mục tiêu phát triển đàn bò liên kết với nông dân lên 20.000 con. Với mỗi hộ 5-10 con bò sữa, vậy sẽ có khoảng 2.000-4.000 hộ nông dân của huyện Sa Thầy và các vùng lân cận trong tỉnh Kon Tum tham gia hợp tác xã, tiếp cận cơ hội cải thiện thu nhập và làm giàu cho gia đình.

Ông Phạm Văn Oanh, 55 tuổi, Hội Cựu chiến binh xã Sa Bình (xã bên cạnh Mô Rai) bày tỏ kỳ vọng: “Thu nhập 6-7 triệu/một tháng chưa kể nguồn thu từ việc trồng vùng nguyên liệu như tôi được nghe lãnh đạo TH nói tại lễ khởi công, tôi thấy mức thu nhập đó là quá hấp dẫn với bà con nơi đây. Tôi đã động viên gia đình con gái tôi đăng ký tham gia hợp tác xã. Hiện vợ chồng cháu làm nông, thu nhập không đảm bảo”.

Trước đó, khi tỉnh thu hồi đất làm dự án, gia đình ông Oanh cũng nhanh chóng bàn giao gần 1 hecta với mong muốn ủng hộ để dự án sớm đi vào hoạt động.

Tập đoàn TH và hành trình biến người nông dân miền biên viễn thành những ''công dân 4.0''

Nhiều bà con huyện Sa Thầy đến dự sự kiện lễ khởi công Dự án và mong trang trại, nhà máy, mô hình hợp tác xã sớm đi vào hoạt động để bà con được hưởng lợi.

Thời điểm khởi công Dự án tại Kon Tum, đã có trên 20 hộ dân sẵn sàng kí cam kết tham gia vào mô hình hợp tác xã để nhận chuyển giao công nghệ từ TH.

Bí thư huyện ủy Sa Thầy, ông Nguyễn Ngọc Sâm, ngoài đánh giá cao việc dự án sẽ giải quyết công ăn việc làm cho người dân trong huyện, còn đặc biệt nhấn mạnh: “Dự án cũng nâng cao hiệu quả sử dụng đất và giải quyết các vấn đề môi trường nông thôn hiện nay, vì phát triển chăn nuôi bò sữa sẽ giảm các hình thức chăn nuôi truyền thống khác như hình thức nuôi thả rông, chuồng trại không đảm bảo vệ sinh”.

“Bản phác họa” người nông dân – công dân công nghệ cao

Tham gia vào hợp tác xã công nghệ cao, bà con nông dân được hỗ trợ vay vốn ngân hàng để mua bò, xây dựng chuồng trại; được TH gắn chip cho bò để theo dõi mọi hoạt động của bò bằng công nghệ cao và thiết bị thông minh; được hỗ trợ về thú y; hỗ trợ cung cấp thức ăn cho bò; bao tiêu hoàn toàn sữa tươi nguyên liệu.

TH sẽ xây dựng một nhà máy chế biến thức ăn để cung cấp thức ăn tinh cho đàn bò nông hộ, xây dựng trạm thu mua và tiến hành kiểm tra sản phẩm sữa ngay trong ngày khi người nông dân mang sữa đến.

Tập đoàn TH và hành trình biến người nông dân miền biên viễn thành những ''công dân 4.0''

TH quyết tâm giúp người nông dân Kon Tum được cải thiện đời sống, tăng thu nhập, giống như người dân Nghĩa Đàn, Nghệ An 10 năm qua. Ảnh: Dàn tưới tự động của trang trại bò sữa TH tại Nghĩa Đàn.

Chia sẻ với bà con nông dân tại lễ khởi công dự án sữa tại Kon Tum, bà Thái Hương (Nhà sáng lập, Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH) khẳng định: “Theo mô hình mỗi hộ 5-10-20 con bò sữa, sau 5 năm bà con sẽ thu được toàn bộ giá trị đầu tư ban đầu và thực sự làm giàu được với con bò sữa. Tôi quyết tâm giúp người nông dân ở đây cũng được cải thiện đời sống, tăng thu nhập, giống như người nông dân Nghĩa Đàn – Nghệ An từ 10 năm nay”.

Bà Thái Hương làm một phép tính đơn giản để cụ thể hóa những điều mà người nông dân có thể được hưởng lợi khi tham gia mô hình hợp tác xã kiểu mới – hợp tác xã công nghệ cao của TH: Sau một vài năm nữa, bà con ở đây sẽ trở thành những công dân của thời đại 4.0, lương 1 tháng thấp nhất cũng 6-7 triệu đồng. Cùng với lương là lãi suất của tiền đền bù đất đai, chưa kể thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, chẳng hạn như trồng ngô sinh khối, bán cỏ cho trang trại TH.

Tư duy của tôi là phải đưa cho người dân công việc mà họ muốn làm trên mảnh đất của họ, và cần phải có những doanh nhân và doanh nghiệp đủ Tâm – Trí – Lực đi cùng nông dân thông qua hợp tác xã, nhằm phát triển bền vững, xóa đói giảm nghèo bền vững chứ không phải chỉ thoát nghèo tạm thời” – Nhà sáng lập Tập đoàn TH lý giải nền tảng tư duy dẫn lối cho chuỗi hành động của TH.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
  • Phố cổ của tôi
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Phố cổ của tôi của tác giả Nguyễn Duy Quý.
  • Quận uỷ Tây Hồ ra mắt Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây
    Sáng 27/3, Quận ủy Tây Hồ tổ chức lễ ra mắt Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây. Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây phấn đấu thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, tham mưu, giúp việc cho Quận ủy, UBND quận Tây Hồ quản lý toàn diện, tập trung thống nhất khu vực Hồ Tây và vùng phụ cận; triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng Đảng.
  • Quy hoạch Phong Hòa: Phát triển đô thị theo hướng bảo tồn các giá trị di tích lịch sử
    Định hướng Quy hoạch phân khu xã Phong Hòa (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) thành lập phường đến năm 2045 và phát triển đô thị theo hướng bảo tồn các giá trị của di tích lịch sử kết hợp giữ gìn cảnh quan sông Ô Lâu, làng cổ Phước Tích.
  • Quê hương tôi
    Quê hương luôn là nguồn cảm hứng sáng tác của các văn nghệ sĩ; Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Quê hương tôi của tác giả Nguyễn Thiện.
  • Độc đáo kiến trúc, tên gọi các cửa ra vào Kinh thành Huế
    Kinh thành Huế có 11 cửa thành đường bộ và 2 cửa đường thủy có kiến trúc, tên gọi độc đáo nhưng mỗi cửa mang một chức năng cùng những câu chuyện lịch sử khác nhau sau khi được xây dựng, phục hồi lại.
  • Hơn 300 người thuộc 54 thành phần dân tộc tham gia Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024
    Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 sẽ diễn ra từ 18 - 21/4/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội với sự tham gia của hơn 300 người thuộc 54 thành phần dân tộc của 63 tỉnh, thành phố.
  • Hà Nội đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền hiệu quả về triển khai Đề án 06/Chính phủ năm 2024
    UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc thông tin, tuyên truyền về “Kiểm soát thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông và triển khai Đề án 06/Chính phủ” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Tập đoàn TH và hành trình biến người nông dân miền biên viễn thành những ''công dân 4.0''
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO