Tết bình yên!

Bảo Hân/HNM| 11/02/2019 10:33

Trong suốt những ngày nghỉ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi vừa qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội không có vụ phạm pháp hình sự đáng kể, không xảy ra ẩu đả, va chạm giao thông dẫn đến án mạng… Điều này có được là nhờ các lực lượng công an tinh nhuệ ngày đêm ứng trực, lấy niềm vui, sự bình an của người dân là hạnh phúc cho riêng mình.

Giây phút đoàn viên hiếm hoi

Chiều 10-2 (mùng 6 tháng Giêng),khi dòng người hối hả xuống đường tận hưởng ngày nghỉ cuối cùng của Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, Thượng úy Nhữ Quốc Hội, Đội Cảnh sát giao thông Tuần tra dẫn đoàn, mới tranh thủ vài giờ đồng hồ từ đơn vị về nhà ăn bữa cơm đoàn viên với gia đình. Sau đó, anh lại tiếp tục ca trực tối.

Tối nay, Tổ công tác Y5/141 của Thượng úy Hội được “ưu ái” ứng trực vào khung giờ từ 19h-23h nên anh em đều tranh thủ về nhà đón xuân muộn cùng gia đình. Với Y5/141, đây được coi là “khung giờ vàng” nếu so với những ca trực bắt đầu từ sau Giao thừa, thường từ 2h-5h sáng. Suốt tuần qua, Tổ công tác được coi là “quả đấm thép” của lực lượng 141 như Y5 vẫn âm thầm có mặt trên mọi nẻo đường Hà Nội khi cả thành phố đã chìm vào giấc ngủ.
Tết bình yên!
Các lực lượng 141 được bố trí làm nhiệm vụ với các ca trực khép kín, bảo đảm an ninh trật tự trên các tuyến phố suốt kỳ nghỉ Tết.

Thường làm việc trong khung giờ tảng sáng (từ 2h-5h), trái với nếp sinh hoạt hằng ngày, những chiến sĩ 141, bằng kinh nghiệm, bản lĩnh đã được tôi luyện, vẫn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Kết thúc 6 ngày đầu năm Kỷ Hợi cũng là lúc Tổ công tác Y5/141 tạm thở phào nhẹ nhõm. Với họ, Thủ đô bình yên tuyệt đối trong những ngày Tết là niềm vui, thành công lớn nhất. 

Tổ trưởng Tổ công tác, Thượng úy Nguyễn Đăng Tiến chia sẻ: "Không phát hiện ra vụ việc một phần chứng tỏ ý thức chấp hành các quy định tham gia giao thông của người dân đã được nâng lên. Các đối tượng hoạt động phạm tội cũng biết “kiêng dè”, không lợi dụng những ngày nghỉ Tết để gây án khi biết có lực lượng 141 hoạt động khép kín thời gian".

Đón Xuân Kỷ Hợi 2019, Trung tá Trần Anh Sơn lại có thêm một mùa xuân đầy ý nghĩa. Đây là năm thứ tám, ông cùng đồng đội đón Giao thừa ngoài đường phố. Vẫn như mọi năm, vào thời khắc chuẩn bị sang năm mới, Tổ công tác lại đón một người khách đặc biệt đến “xông đất”. Đó là Thượng úy Trần Tuấn Nghĩa – Đội Điều tra tổng hợp Công an quận Hoàng Mai. Kết thúc ca trực đêm ở đơn vị, chưa thể quay về nhà ngay với gia đình, Thượng úy Nghĩa thường đến chúc Tết Trung tá Trần Anh Sơn, bố đẻ của mình. Tình cảm của 2 cha con, 2 đồng đội "chung một chiến hào" khiến những chiến sĩ trong tổ công tác tạm quên đi vất vả và mệt mỏi của đêm trực dài.  

Những ca trực khép kín

Tết năm nào cũng vậy, những chiến sĩ thuộc lực lượng 141 luôn được bố trí vào những ca trực khép kín từ tối hôm trước đến sáng hôm sau. Nhiều chiến sĩ trẻ lần đầu tiên tham gia lực lượng, đón xuân ngoài đường phố, từ chỗ bỡ ngỡ, lưu luyến tình cảm cá nhân đã dần cứng cỏi. Năm nay, Thiếu úy Lương Văn Thanh - Đại đội 1, Tiểu đoàn Cảnh sát đặc nhiệm, Trung đoàn Cảnh sát cơ động có một cái Tết thật đáng nhớ, khi không chỉ lần đầu đón Tết cùng 141 mà sau Tết này, anh chính thức lập gia đình. Tranh thủ những phút giải lao ít ỏi, Thiếu úy Thanh gửi cho vợ chưa cưới những dòng tin nhắn yêu thương. 

"Đã nhiều mùa xuân, chúng tôi đón Tết trong khi làm nhiệm vụ giữ bình yên cho người dân. Gia đình, người thân vẫn nói, công việc của chúng tôi là không có Tết. Nhưng chúng tôi vẫn được nhiều người ủng hộ, động viên, chia sẻ" -  Thượng úy Nguyễn Văn Duy, Trung đội phó, Đại đội 3, Trung đoàn Cảnh sát cơ động chia sẻ.
Tết bình yên!
Đội Cảnh sát giao thông và trật tự Công an quận Hoàn Kiếm xử lý các điểm trông giữ xe vi phạm khu vực hồ Hoàn Kiếm.

Chịu sức ép không nhỏ để duy trì sự bình yên tại khu vực trung tâm thành phố phải kể đến Đội Cảnh sát 113 - Công an quận Hoàn Kiếm. Ngay từ trước Tết và đặc biệt là đêm Giao thừa, khi dòng người đông đúc đổ về khu vực hồ Hoàn Kiếm, các chiến sĩ Cảnh sát 113 Công an quận Hoàn Kiếm đã có mặt trên mọi ngã tư, mọi khu vực được coi là “điểm nóng”. Bên cạnh việc giữ gìn, bảo đảm an ninh trật tự thì Cảnh sát 113 luôn phải giải quyết những sự cố nhỏ. Mỗi khi có hiện tượng, nguy cơ mất an ninh trật tự, người dân thường tin cậy tìm đến các chiến sĩ Cảnh sát 113. 

Theo Trung tá Dương Bảo Thạch, Đội phó Đội Cảnh sát giao thông và trật tự Công an quận Hoàn Kiếm, từ Giao thừa đến nay, đơn vị luôn có mặt tại những địa điểm tâm linh như khu vực đền Ngọc Sơn, chùa Quán Sứ, đền Bạch Mã…; các địa điểm vui chơi, giải trí quanh hồ Hoàn Kiếm, chợ Đồng Xuân... để làm nhiệm vụ giữ sạch lòng, hè đường. Đơn vị đã xử phạt nhiều phương tiện dừng đỗ sai quy định; nhiều điểm trông giữ xe trái phép, thu phí "chặt chém"... Đặc biệt, đơn vị đã đưa 25 trẻ em bị lạc đoàn tụ cùng gia đình khi đi xem pháo hoa và du xuân tại khu vực hồ Hoàn Kiếm. Điển hình là giúp đỡ cháu Ngô Minh Hiếu (sinh năm 2013) ở Khu đô thị Nam Cường, Cổ Nhuế; cháu Tuấn Khôi ở phố Lò Đúc, Hai Bà Trưng… bị lạc bố mẹ khi đi chơi tại khu vực hồ Hoàn Kiếm. Phụ huynh các cháu sau đó đã liên hệ để bày tỏ cảm kích trước sự tận tụy của các chiến sĩ công an đã giúp đỡ gia đình mình và chúc các anh công tác tốt.

Thượng tá Bùi Văn Đang, Phó trưởng Công an quận Hoàn Kiếm khẳng định, những kết quả đạt được đã giúp tăng thêm sự tin yêu của nhân dân với đơn vị. Đó cũng như bước đà khởi động cho năm mới 2019 đầy kỳ vọng.
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Đấu xảo Hà Nội Vang bóng một thời
    Cách đây 78 năm, đúng vào ngày 1/5, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội) đã diễn ra cuộc mít tinh khổng lồ với trên 25.000 người tham gia. Địa điểm này khi xưa được mang tên Đấu xảo - một công trình tráng lệ và đồ sộ, mang tầm vóc quốc tế.
  • Vẽ tiếp bức tranh về “Văn minh trà Việt”
    Hành trình văn hóa uống trà trải dọc bề dày suốt hơn 5000 năm của người Việt đã được tác giả Trịnh Quang Dũng phác thảo sinh động trong cuốn sách “Văn minh trà Việt”. Sách do NXB Phụ nữ ấn hành vừa trình làng bạn đọc đúng vào dịp Ngày Sách Việt Nam lần thứ 3 – 2024.
  • Triển lãm kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa
    Thông tin từ Ban quản lý Khu di tích Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội), sáng 19/4/2024, đơn vị sẽ tổ chức lễ khai mạc triển lãm “Ngô Quyền – Anh hùng dân tộc kiệt xuất” nhân kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 - 2024).
  • Trường Tiểu học Nam Thành Công tổ chức mô hình điểm Liên hoan "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên"
    Liên hoan “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” là đợt sinh hoạt truyền thống lịch sử, nhằm tạo nên bầu không khí thi đua học tập tốt, rèn luyện chăm sôi nổi trong toàn liên đội; qua đó biểu dương các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong hoạt động Đội.
  • MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng trong năm 2024
    Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, lãnh đạo MB đã chia sẻ những mục tiêu kinh doanh trước thềm kỷ niệm 30 năm ngày thành lập ngân hàng (04/11/1994 – 04/11/2024) cùng nhiều nội dung nổi bật khác.
Đừng bỏ lỡ
Tết bình yên!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO