Tết cạn

Lê Hồng Lam| 26/02/2021 16:23

Hồi bé, cứ sáng mùng 3 Tết là tôi rơi vào tình trạng ngẩn ngơ thẫn thờ khi thấy bố mẹ làm lễ “đưa ông Vải” (hoá vàng). Mọi người thường hỏi sao làm sớm thế thì bố tôi trả lời: Các cụ đi lâu cũng sốt ruột nhà cửa. Cúng tiến đầy đủ rồi để các cụ về trông nhà chứ không may bọn cô hồn nó vào nhà các cụ quậy phá, không hay.

Chiều mùng 3, thếsẽ không còn khói hương quanh quẩn phảng phất. Khói pháo “đưa ông Vải” đã tan, cũng chẳng còn băng nào ngoài vài quả sót lại thi thoảng đánh đụp lạc lõng. Khay bánh kẹo tiếp khách cũng được cất đi để trở lại ba bữa cơm thường nhật. Sẽ không còn lì xì, không còn diện áo mới hân hoan tung tăng, nói năng cười tươi hớn hở... Tôi - đứa trẻ khi đó - cứ ước được quay trở lại sáng 30 Tết. Thấy sao mà ba ngày Tết lại trôi đánh vèo đi nhanh thế chứ.
Tết cạn

Năm nay, tối ngàyhết Tết đưa con về để hôm sau con đi học ba đi làm. Miệng con vẫn tóp tép nhai kẹo, ngước đôi mắt trong veo luôn khiến tôi lặng đi vì hạnh phúc mỗi khi con nhìn, thỏ thẻ:

- Ba ơi, thế bao giờ lại đến Tết hở ba?

Tôi xiết nhẹ bàn tay bé xíu đang nằm trong tay mình:

- Khi nào ba con mình gặp nhau thì đều là Tết cả con ạ.

Con bé reo lên rất khẽ.

Hôm nay đã hết “mùng”. Trời Hà Nội đẹp, buổi tối bảng lảng như hương trầm sắp tàn, như lá bánh trên mâm sắp được dọn đi. Vài nhóm người vớt vát đi chơi Xuân. Những giàn đèn, băng giấy trang trí Tết đung đưa buồn tẻ. Những cành đào bung nở rũ rượt bợt bạt chất đống đầy thùng rác trông khá chạnh lòng, những bọc bánh chưng mốc meo lăn lóc gần kề... Mới mấy ngày trước thôi, còn là nâng niu kiêu hãnh, còn là thiêng liêng xì xụp trọng thị, nay thì... Tôi nhìn mà thoảng thấy hơi bất nhẫn. Một xã hội tiêu dùng dần thừa mứa đang trở nên ráo hoảnh rồi chăng?

Những con đường thênh thang hun hút mới tuần trước còn áo xống rộn ràng cười nói râm ran nô nức hồ hởi, nay như lặng lẽ cam chịu. “Buồn như ngày hội đã tàn” - ai đó đã chiêm nghiệm thật sâu sắc. Nó thật trống trải và mang bao tiếc nuối, có gì cả như bẽ bàng, và hoang hoải, vi vút nỗi cô liêu...

Xin đừng thắm lắm mau phai

Thoang thoảng hoa nhài mà lại thơm lâu”.

Về sau này, khi đã trưởng thành, tôi cứ dần không thích Tết một phần cũng là vì thế. Tại sao không là bình lặng an yên chân thành sâu kín mà cứ phải sùng sục, rầm rập, nô nức, chen chúc, nháo nhào một hồi rồi đâu lại vào đấy. Phấp phới khách sáo để rồi lại nhìn quanh mà thấy chống chếnh khó tả?

Hết Tết rồi, ai ai cũng lại tiếp tục đối diện với những lo toan thường nhật. Muốn hạnh phúc thì phải đắp xây gìn giữ, muốn thịnh vượng thì phải đổ mồ hôi, chẳng lời chúc nào, chẳng cầu cúng gì làm thay được cả. Tết lẽ ra chỉ nên là dịp để đoàn tụ, gia đình nào về với gia đình nấy. Ông bà bố mẹ dặn dò chỉ bảo con cháu giữ gìn nề nếp gia phong, con cháu ríu ran quây quần thương yêu ấm áp bên ông bà cha mẹ… Chỉ nên thế. Bớt phí phạm đi, bớt phù phiếm hình thức đi, có phải ý nghĩa biết bao nhiêu.

Lẩn thẩn một hồi thì thấy như mình đã già. Chẳng còn thích những chen vai thích cánh hô to vang vọng, thề non hẹn biển kiểu rút đao chém xuống nước. Chỉ muốn an yên bình lặng, giao đãi ăn ở với nhau sao cho tử tế bình hòa. Rót một chén trà bốc khói tỏa hương ngồi bên nhau, chẳng cần nói lời nào nhưng thấy ấm êm vì thương yêu kia đang hiện diện, là đủ vui rồi...

Tết đã tàn, con người ta sau những nhốn nháo bốc đồng thăng hoa dường như lại muốn “quy y”. “Quy” là quay về. “Y” là dựa vào. Quay về đâu? Dựa vào gì?

Chắc hẳn là an yên…

(0) Bình luận
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • Câu chuyện một giờ
    Kate Chopin (1850 - 1904) là nhà văn người Mỹ và là một trong những tác giả nữ quyền đầu tiên của thế kỷ 20. Vốn là một người nội trợ, nhưng cuộc đời bà đã thay đổi kể từ sau cái chết yểu của người chồng. Bà trở thành nhà văn viết truyện ngắn đầy tài năng và giàu năng lượng. Kate Chopin được biết đến nhiều nhất qua tiểu thuyết “The Awakening” (1899) - câu chuyện tiên tri đầy ám ảnh về một người phụ nữ.
  • Hoa thủy tiên của mẹ
    Đã nhiều năm trôi qua chúng tôi không lên bờ đón Tết. Mẹ nói đời mẹ gửi cả vào sông. Sống ở trên sông. Mai này mẹ nằm lại đáy sông, nhờ sông giữ giùm phần linh hồn người thiên cổ. Mẹ không muốn xa dòng sông nửa bước. Tôi lớn lên trên chiếc ghe chòng chành sóng nước, qua bao mùa gió trăng. Mùa xuân này tôi ra lái thuyền ngồi chải tóc.
  • Ký ức xương rồng
    (Làm sao em nhớ Mưa ngoài song bay… T.C.S)
  • Tin vào nắng
    Cuối giờ chiều, Diệp gọi cho cô về số máy cơ quan, vừa kịp “Alô” đã nghe đầu kia choe chóe: “Mày còn chết gí ở đấy à? Tuần sau tao cưới rồi, đang túi bụi đưa thiếp mời đây. Mày phải về từ hai hôm trước còn giúp các cụ tiếp khách ở nhà.” Diệp lúc nào cũng thế, cứ ào ào như đi đánh trận. Cầm tấm thiệp được thiết kế khá cầu kỳ, tên chú rể là Biền - không nằm trong số những người quen cũ.
  • Người anh trai bé nhỏ
    Câu chuyện này tôi được nghe kể từ người bác sĩ phẫu thuật từng có thời gian dài làm việc tại một bệnh viện của thị trấn nhỏ cách thành phố Pskov 100km. Câu chuyện đã làm cho tôi xúc động đến tận đáy lòng. Tôi sẽ cố gắng kể lại nó sao cho gần với nguyên gốc nhất.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • “Một thời mạ Huế” - đậm sâu cảm xúc, suy tư về xứ Huế
    Tháng 3 này, Tủ sách văn học Việt Nam của Chibooks có thêm ấn phẩm mới là tập tản văn “Một thời mạ Huế” của tác giả Nguyễn Khoa Diệu Hà. Sách do Chibooks liên kết với Nhà xuất bản Lao động ấn hành.
  • Những mùa xuân nối tiếp
    Mùa xuân vẫn về qua cây cầu vắt ngang sông. Một khúc sông rộng đủ để những chuyến đò ngang bối rối, chênh chao. Khi không còn chở đò nữa, bóng người lái đò cứ thế xa dần, mờ dần phía cuối con đê. Bến đỗ, nẻo về ngoằn ngoèo, xa tít tắp. Ai đó còn gọi với: thầy ơi, u ơi. Chiếc lá rơi vào chiều lỗi hẹn. Quê và những mùa xuân nối tiếp làm xao động tấm chân tình.
  • Đổi mới sáng tạo, thúc đẩy ngành công nghiệp và trí tuệ nhân tạo
    Chiều 18/3/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) phối hợp với Tập đoàn Meta công bố chương trình “Thách thức Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024”.
  • Bùi Xuân Phái - người giữ hồn phố cổ Hà thành
    Thuở ấy, Bùi Xuân Phái chơi thân với nhạc sĩ Phú Quang. Họ cùng nhau đi khắp nẻo thành phố. Một người vẽ phố. Một người viết những bài ca về phố. Cùng nhau, cả hai chắt lọc và lượm nhặt những gì đẹp đẽ nhất, tinh túy nhất của đất Hà Nội, của người con gái phố, gánh hàng rong, xôi cốm, mùa thu và mùa đông, mùa xuân và mùa hạ…
Đừng bỏ lỡ
Tết cạn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO