Tết đến xuân về, lại nhớ...

Nhà thơ Nguyễn Thanh Kim| 14/02/2021 08:51

Tết đến xuân về, lại nhớ...

Thế là mùa xuân lại về. Mưa bụi lay phay trên những ngọn xoan trụi lá, bắt đầu nảy lộc xanh non. Khói sương bảng lảng dọc theo con đường theo bến sông tan dần theo bóng mặt trời rựng lên mỗi sớm mai. Chợ bắt đầu họp nơi tôi định cư vài năm nay. Những đống bưởi vàng ươm xếp chật hè phố. Lá dong mươn mướp trải ngợp những lối đi. Hoa đào hoa mai rộ khoe sắc thắm trước gió xuân. Tôi đi tha thẩn dọc theo các quầy hàng bày đủ: mộc nhĩ, nấm hương, măng, miến, mọc... Đúng là cơ chế thị trường thời đổi mới cho ta nhiều lựa chọn. Nhất là dịp Tết đến xuân về. Ký ức đưa tôi ngược chiều thời gian về lại nơi ấy, thị xã yên bình, nơi nhiều gian khó một thuở nhưng cũng lắm thương yêu. Cứ vào dịp trước Tết ông Công ông Táo (23 tháng Chạp), cha tôi lại chộn rộn rửa nhà, quét vôi tường... để đón năm mới. Mẹ tôi tất bật đi chợ xa, chộn rộn quanh năm nên mọi việc trong nhà đều do ông đảm nhận. Ông lau bàn thờ, rửa cốc chén, kiểm lại phiếu thực phẩm, định lượng lại chất đốt, củi đóm để dành cho Tết nghèo phố thị một cách chu tất. Thằng em tôi đang ở chiến trường mãi tận Quảng Trị khiến tôi bồn chồn không yên, thỉnh thoảng ra ngõ ngóng thư gửi về thăm hỏi gia đình. Cậu em học mỹ thuật công nghiệp ngút xa nơi trường sơ tán trên Hiệp Hòa (Bắc Giang) tranh thủ mấy ngày nghỉ Tết vẽ lại linh vật (trâu - sửu), nét vẽ ngời lên nhuần thắm trên nền điệp vân sóng. Tôi tranh thủ ra bưu điện thị xã mua mấy tờ báo cho có chữ nghĩa trong nhà đậm không khí Tết. Nhà bà ngoại tôi gần đấy, đôi lúc tạt sang thăm, khi dúi cho tôi dăm nắm lá vối, lúc cho tôi dăm đồng bạc lẻ, nhưng tôi đâu dám nhận. Bà ngoại ra mặt giận làm tôi cứ ân hận mãi.

Cứ vào dịp này, dẫu bận đến đâu, mẹ tôi cũng đảo qua chợ mua dăm bó mùi già và nhắc mấy đứa chúng tôi kịp tắm tất niên chiều ba mươi Tết để tẩy “bụi trần” trước khi bước vào năm mới. Có lẽ tôi nhớ nhất là cả nhà quây quần bên mâm cơm cuối năm trong bóng chiều lãng đãng. Ai cũng nhắc đến người đi xa, nhất là chú em đi nghĩa vụ quân sự. Vui nhất là cha tôi trong những ngày này, nhất là lúc rượu vào ngà ngà, ông nâng chén chạm với mấy đứa con. Ông dặn chúng tôi hết sức ân tình, mong các con thành đạt trong công việc và sự nghiệp văn học và hội họa. Viết hay và vẽ đẹp là những điều tâm đắc khi tôi nghĩ về ông. Và tôi nhớ nhất hình ông in đậm trên tường khi ông dâng hương lên ban thờ tổ tiên trong ánh pháo hoa rực sáng đêm ba mươi. Cái dáng cao gầy, mảnh khảnh, giọng ông thì thầm thành kính, mắt ông hướng về chốn linh thiêng, in đậm tâm thức tôi những ngày gian khó ấy.

Đã bao mùa xuân trôi qua. Tháng ngày như vụt hiện, chất "một đống tuổi" lên đầu lòng tôi lại rưng rưng chợt nhớ, khiến mình như trẻ lại cái thuở ban đầu ấy. Tôi chợt nhớ lại điều mình tự nhủ: ký ức không có tuổi. Vâng mỗi khi Tết đến xuân về, lòng tôi lại nao nao nhớ về nơi ấy - nơi tôi đã lớn khôn và làm người...
(0) Bình luận
  • Hố băng
    Tôi nghe kể có một làng miền Tây hơn năm trăm năm không có lấy một đền chùa, nhà thờ, miếu mạo nào, mà cũng hơn năm trăm năm không có giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư, hay cử nhân đại học. Trái ngược hoàn toàn và cái làng sát bên hông nó, có một cái đình to vật vã với sắc phong mỗi mùa nắng ráo, ông từ phải đem ra phơi tràn cả lối đi, với các gia phả chi chít những tri huyện, thượng thư, thái úy.
  • Dưới bóng cây mận già
    Năm ấy, một ngày đầu mùa hè, con ngựa bạch xuất hiện ở cổng nhà tôi với hai cái sọt to tướng đầy măng rừng trên lưng. Chở nặng, và bị cột vào gốc cây, con ngựa đứng im, đầu hơi cúi xuống trầm tư. Cái đuôi dài xác xơ thi thoảng vẩy lên đuổi một con ruồi vô ý.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • Câu chuyện một giờ
    Kate Chopin (1850 - 1904) là nhà văn người Mỹ và là một trong những tác giả nữ quyền đầu tiên của thế kỷ 20. Vốn là một người nội trợ, nhưng cuộc đời bà đã thay đổi kể từ sau cái chết yểu của người chồng. Bà trở thành nhà văn viết truyện ngắn đầy tài năng và giàu năng lượng. Kate Chopin được biết đến nhiều nhất qua tiểu thuyết “The Awakening” (1899) - câu chuyện tiên tri đầy ám ảnh về một người phụ nữ.
  • Hoa thủy tiên của mẹ
    Đã nhiều năm trôi qua chúng tôi không lên bờ đón Tết. Mẹ nói đời mẹ gửi cả vào sông. Sống ở trên sông. Mai này mẹ nằm lại đáy sông, nhờ sông giữ giùm phần linh hồn người thiên cổ. Mẹ không muốn xa dòng sông nửa bước. Tôi lớn lên trên chiếc ghe chòng chành sóng nước, qua bao mùa gió trăng. Mùa xuân này tôi ra lái thuyền ngồi chải tóc.
  • Ký ức xương rồng
    (Làm sao em nhớ Mưa ngoài song bay… T.C.S)
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Tết đến xuân về, lại nhớ...
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO