Thăm thẳm một tình yêu Hà Nội

Vũ Nho| 06/09/2020 09:23

Đọc Hà Nội và tôi của Vũ Ngọc Tiến, NXB Hội Nhà văn, 2020

Thăm thẳm một tình yêu Hà Nội

Những năm gần đây, có một số nhà văn gốc Hà Nội, quan tâm đến Hà Nội của mình đã viết nhiều về thành phố này. Trong số đó phải kể đến các tên tuổi đáng chú ý như Đỗ Phấn (“Ngồi lê đôi mách với Hà Nội”, “Ngẫm ngợi phố phường”, “Đi chơi bờ hồ”, “Bâng quơ một thời Hà Nội”…), Nguyễn Trương Quý (“Tự nhiên như người Hà Nội”, “Hà Nội là Hà Nội”, “Còn ai hát về Hà Nội”…), Bảo Sinh (“Bát phố”)… và bây giờ là Vũ Ngọc Tiến.

Cuốn sách có nhan đề “Hà Nội và tôi”, như vậy Hà Nội được cảm, được nhìn, được miêu tả, đước đánh giá qua lăng kính của nhân vật tôi - nhà văn Vũ Ngọc Tiến. Nhân vật ấy từ thuở ấu thơ sống giữa những người thân trong gia đình,  sống cùng bè bạn học cấp 1, cấp 2, rồi vào đại học và trở thành kĩ sư, nhà văn. Qua tuổi thất thập, nhưng lúc nào ông cũng đau đáu về những con người, những vẻ đẹp văn hóa Hà Nội, nhưng thăng trầm của thành phố ngàn năm tuổi từ thời Pháp chiếm đóng, qua thời hòa bình, qua cuộc kháng chiến chống Mĩ cho đến thời mở cửa hội nhập với khu vực và thế giới.

Chúng ta từng biết đến truyện ngắn “Một người Hà Nội” rất nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Khải, dựa vào nguyên mẫu bà Tuyết Chi là cô họ của nhà văn. Theo Nguyễn Khải thì đó là “hạt vàng” của đất Hà Nội.

Trong sách này của nhà văn Vũ Ngọc Tiến, hình ảnh của bà Tuyết Chi được khắc họa khá chi tiết trong bài “Hà Nội có bà Nguyễn Du”. Ngoài hình ảnh bà Tuyết Chi, nhà văn còn nói đến những người Hà Nội khác trong 23 bài viết của ba phần: Hoài niệm Thăng Long,  Muốn quên một thuở và Trăn trở hôm nay.

Trong số những người Hà Nội được tác giả phác họa chân dung, có những người lương thiện, đứng đắn, lịch lãm của một Hà Nội thanh lịch, hào hoa. Như là  những người trong gia đình nhà văn, doanh nhân Mỹ Bảo, mẹ nhà văn, ông thứ trưởng Tư Cóc, “Bà Nguyễn  Du”, ông già tìm hoa trong rác, ông PTY đi tham gia kháng chiến, anh chàng Chung có giọng tenor “rất bay và sáng đẹp hơn cả Trọng Nghĩa”, có Ba Toác, có Hải “chichomex”, có Lê Mai – một nhà văn Hà Nội, ông Phúc Phật quê Gia Viễn Ninh Bình, anh bạn giám đốc quen tình cờ trên đồi thông  (Lục hòa). Đồng thời có cả những người giàu có, lắm tiền nhưng chây ỳ, quỵt nợ như bà Phúc Toàn; có người làm nghề phe phẩy như bà Tuyết Phe; có kẻ cầm đầu lưu manh móc túi như Tâm Sứt; có người tù ngổ ngáo anh chị như Bôn Tây; có họa sĩ VP sa đọa trác táng hoàn lương (Ngôi nhà chung và chàng họa sĩ); có kẻ lưu manh, từ chủ đề, phất lên, buôn bán - kể cả “buôn vua”, khoác áo trí thức như Đại Vĩ (Cái chết của một đại gia). Tay hiệu trưởng vốn là “gã đánh trống” gian manh  gặp thời, Tâm, kẻ lừa tình giờ là “sếp cỡ bự trên thành phố” (Ngoại tình tuổi năm mươi).

Không lên giọng tụng ca thái quá, cũng không oán hận hay chì chiết, khinh miệt, Vũ Ngọc Tiến cứ khách quan, trung thực dựng lại chân dung của họ, làm nên hai mảng sáng - tối, đẹp - xấu, văn hóa, thanh lịch - phản văn hóa, thô kệch của một Hà Nội mà tác giả yêu đến the thắt con tim.

Trong số những người phụ nữ của Hà Nội xưa, để lại ấn tượng mạnh mẽ là bà Tuyết Chi, người phụ nữ đảm lược, thông minh. Bà là “hình mẫu lí tưởng về một phụ nữ Hà thành xưa vẹn đủ Công - Dung - Ngôn - Hạnh, một nữ doanh nhân giỏi giang, lịch duyệt” (tr.55). Chẳng những bà là người tạo lập “Salon văn học” đầu tiên của Hà Nội, quy tập những nhà văn tài danh đương thời như: Lan Khai, Thạch Lam, Ngọc Giao, Hồ Dzếnh, Thâm Tâm, Nguyễn Bính,… mà khi cửa nhà sa sút do các chính sách quản lí trường học và xuất bản, bà đã nghiên cứu làm hoa nghệ thuật, có thu nhập cao, nuôi dạy con cái phương trưởng…

Người thứ hai là mẹ của nhà văn, được nhắc đến trong hai mẩu chuyện “Mẹ tôi” và “Hai người đàn bà bán muối”. Mẹ nhà văn là một người kinh doanh thành đạt, có bạn hàng “rải khắp các thị xã miền Trung, từ Vinh vào Đà Nẵng”. Bà là người yêu nước “Mẹ góp tiền, vàng vào ngân khố quốc gia năm Ất Dậu và cả vạn tiền Đông Dương mẹ bỏ ra cho bố mua công trái kháng chiến để Chính phủ đánh Tây”. Do thời thế thay đổi gia đình trở nên túng bấn. Từ một nhà kinh doanh, bà đã tập gánh gồng để gia nhập hợp tác xã ngành giấy. Nhà nghèo, mẹ đã có sáng kiến bán muối lộc với lời rao hấp dẫn “Muối đây… ơ muối đây… Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi, tài lộc đầy nhà, hoa đơm quả phúc, đức tụ bền lâu! Muối đây… ơ muối đây!”. Số tiền bán muối lộc “Có mấy tiếng đồng hồ, thu lãi bằng nửa năm lương làm ở tổ hợp tác, can cớ gì phải sĩ diện”! Thật đáng khâm phục sự bền bỉ và nhạy bén!

Những người tốt là những người trong mọi hoàn cảnh khó khăn, vẫn tìm ra giải pháp để vượt lên, vừa làm ăn lương thiện, vừa góp phần đảm bảo kỉ cương xã hội. Những người đó chính là vẻ đẹp của một Hà Nội hào hoa, thanh lịch.

Nhưng nếu Thành phố Hà Nội có mặt sáng, thì vẫn có những mặt tối, có nét đẹp, thanh lịch, hào hoa, thì vẫn có chỗ chưa đẹp, chưa thanh lịch. Cả về con người cũng vậy. Như đã nói ở trên, Hà Nội còn có cô Phúc “giàu mà chẳng sướng, lắm tiền mà vẫn bị coi rẻ” (bà Phúc Toàn); còn có “Bà Tuyết Phe”, “khẩu xà tâm Phật” giúp đỡ người nghèo, nhưng phải tự tử vì bí mật cuộc đời bị phát hiện. Còn có chàng họa sĩ VP sa đọa quyết tâm làm lại cuộc đời. Tâm Sứt, Bôn Tây đều là những thành phần bất hảo, có cuộc đời thăng trầm.

Trong truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Khải, bạn đọc chỉ biết một cô Hiền, nhân vật được hư cấu dựa trên nguyên mẫu là bà Tuyết Chi, thì nhà văn Vũ Ngọc Tiến viết về bà Tuyết Chi ở dạng truyện kí, với các tư liệu chân thật từ bạn thân của bà, bà Minh Mỵ; từ những tư liệu của cô con gái của bà Tuyết Chi là chị Hương Quân. Tất cả các nhân vật “người Hà Nội” khác, dù tốt hay xấu, nhà văn đều có biết, hoặc có quan hệ xóm phố hay gần gũi bạn bè, nên họ được kí họa thật sống động, trung thực. Qua những con người cụ thể ấy, bạn đọc biết được một Hà Nội nề nếp, kỉ cương, thanh lịch; đôi khi có chút xô bồ; một Hà Nội vượt qua thời bao cấp phát triển, mở cửa vừa đáng mừng lại vừa đáng lo ngại…

Sẽ là thiếu sót lớn nếu không nhắc đến nhân vật “tôi” là người phát ngôn cho nhà văn trong cuốn sách này. Đó là một chú bé con nhà danh giáo, được gia đình dạy dỗ cẩn thận, chu đáo. Chú đã từng là bạn thân thiết thời trẻ với những người bạn như Tư Cóc (sau này làm Thứ trưởng), họa sĩ VP thuộc “giai tầng quý tộc”, chàng Tâm Sứt con bà cụ không biết chữ bán dưa gang muối; là hàng xóm với bà Tuyết Phe,… Mặc dù “tôi” tự nhận “chỉ là thằng kĩ sư quèn, nghèo rớt, thần thế không có” (tr.117 -118) không giúp gì được ai, nhưng thực tế đã giúp rất nhiều người với tấm lòng thiện lương của người Hà Nội. Bằng tình yêu sâu thẳm với những thân phận người, nhà văn ca ngợi những tấm lòng nhân hậu, những phẩm chất thanh cao của những con người Hà Nội thanh lịch, hào hoa. Ngay cả với những người bị thành kiến xã hội coi thường, khinh ghét như bà Tuyết Phe, tác giả vẫn nhìn thấy mặt tốt đẹp, lương thiện. Trước cái chết của bà, nhà văn day dứt “Bà Tuyết Phe tự tử hay cuộc đời này hại chết bà? Tôi vẩn vơ tự hỏi, lòng trĩu buồn!...” (tr.103). Có những người tưởng như là xấu, là mưu mẹo như Bình Cá Gỗ, nhưng đó lại là con người tốt, làm lợi cho cá nhân và lợi cho tập thể, đến mức học theo nhân vật của Nam Cao, nhà văn thốt lên: “Tài, tài đến thế là cùng, tiên sư thằng Bình Cá Gỗ!” (tr.93). Quả nhiên, con người đa tài lắm tật ấy đã anh dũng hy sinh cho đất nước vẹn toàn lãnh thổ. Nhân vật “tôi” là người đi nhiều, quen biết rộng, hiểu biết khá sâu về những kiến thức sách vở thể hiện ở việc bàn luận về hoa lan (Tản mạn hoa lan). Đồng thời cũng thấu được những mưu mô mà con người đặt  bẫy để hại nhau. Trước băn khoăn về việc người bạn từ chối nhận nhà có giá hàng núi tiền, nhà văn đã nghe bạn giảng giải “Mày quên tao là thằng Tư Cóc rồi hả? Đó là cái bẫy đưa tao vào rọ, cản bước tao lên Bộ đấy nỡm à. Họ phân nhà cho tao, nhưng lại sai vài thằng đệ tử viết sẵn đơn tố cáo Viện trưởng lạm dụng chức quyền vơ vét lợi riêng cho mình, tao đâu có ngu, biết tỏng hết. Tao trả lại quyết định phân nhà, nói rõ mình đã có nhà của cơ quan vợ phân rồi, suất này xin nhường cho người khác” (tr.41). Chính nhân vật “tôi” đã tham gia đề tài Tam nông (nông nghiệp, nông thôn, nông dân) và trăn trở nhiều về đời sống của người nông dân (Chuyện ở một làng quê sơ tán). Và với tình yêu thăm thẳm Hà Nội mến thương, nhà văn đã viết cả một bài dài năm 2008 “Làm gì với Hà Nội mở rộng”, trong đó nêu những kiến nghị rất cụ thể. Thật tiếc khi hình như chưa có nhà lãnh đạo Hà Nội nào để mắt đến bài viết tâm huyết này. Và tác giả viết thêm phần vĩ thanh vào năm 2020: “Hà Nội cần phát triển, hiện đại hóa, nhưng không thể bằng mọi giá. Chất lượng sống của người dân mới là điều quan trọng nhất, là cái đích ta hướng tới một thủ đô văn minh, hiện đại trong thế kỉ 21” (tr. 238).

Nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã dành những lời trân trọng cho cuốn sách trong bài viết “Lời đầu sách”. Tôi đồng cảm với nhiều nhận xét và đánh giá sâu sắc và tinh tế của ông, đặc biệt là những dòng này: “Hà Nội và tôi” thực sự là một cuốn sách quý và quan trọng. Đó là 24 câu chuyện trung thực về những con người đã và đang sống trong chính mảnh đất này, nhưng bằng một cái nhìn khác biệt cùng với những phần sáng tạo nhuần nhuyễn, tác giả đã làm cho người đọc thấy hiện lên một Hà Nội trong chiều sâu của cảm xúc và tư tưởng. Cuốn sách sẽ làm thức tỉnh những con người đang rời xa những vẻ đẹp đã làm nên Hà Nội nói riêng và làm nên xứ sở này nói chung”.
(0) Bình luận
  • Hố băng
    Tôi nghe kể có một làng miền Tây hơn năm trăm năm không có lấy một đền chùa, nhà thờ, miếu mạo nào, mà cũng hơn năm trăm năm không có giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư, hay cử nhân đại học. Trái ngược hoàn toàn và cái làng sát bên hông nó, có một cái đình to vật vã với sắc phong mỗi mùa nắng ráo, ông từ phải đem ra phơi tràn cả lối đi, với các gia phả chi chít những tri huyện, thượng thư, thái úy.
  • Dưới bóng cây mận già
    Năm ấy, một ngày đầu mùa hè, con ngựa bạch xuất hiện ở cổng nhà tôi với hai cái sọt to tướng đầy măng rừng trên lưng. Chở nặng, và bị cột vào gốc cây, con ngựa đứng im, đầu hơi cúi xuống trầm tư. Cái đuôi dài xác xơ thi thoảng vẩy lên đuổi một con ruồi vô ý.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • Câu chuyện một giờ
    Kate Chopin (1850 - 1904) là nhà văn người Mỹ và là một trong những tác giả nữ quyền đầu tiên của thế kỷ 20. Vốn là một người nội trợ, nhưng cuộc đời bà đã thay đổi kể từ sau cái chết yểu của người chồng. Bà trở thành nhà văn viết truyện ngắn đầy tài năng và giàu năng lượng. Kate Chopin được biết đến nhiều nhất qua tiểu thuyết “The Awakening” (1899) - câu chuyện tiên tri đầy ám ảnh về một người phụ nữ.
  • Hoa thủy tiên của mẹ
    Đã nhiều năm trôi qua chúng tôi không lên bờ đón Tết. Mẹ nói đời mẹ gửi cả vào sông. Sống ở trên sông. Mai này mẹ nằm lại đáy sông, nhờ sông giữ giùm phần linh hồn người thiên cổ. Mẹ không muốn xa dòng sông nửa bước. Tôi lớn lên trên chiếc ghe chòng chành sóng nước, qua bao mùa gió trăng. Mùa xuân này tôi ra lái thuyền ngồi chải tóc.
  • Ký ức xương rồng
    (Làm sao em nhớ Mưa ngoài song bay… T.C.S)
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Sách và văn hóa đọc giữ vai trò quan trọng trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Hà Minh Hải, khẳng định: “Những năm gần đây văn hóa đọc Thủ đô đã từng bước phát triển rõ rệt, có chuyển biến thực chất, đọc sách trở thành thói quen, nét đẹp trong đời sống xã hội, ngành xuất bản đã khẳng định được vị trí, tầm quan trọng trong việc xây dựng xã hội học tập, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
  • Tác giả trẻ và độc giả tuổi teen - một thế hệ, một tiếng nói
    Sáng ngày 18/4, tại phố sách Hà Nội đã diễn ra tọa đàm “Tác giả trẻ và độc giả tuổi teen - một thế hệ, một tiếng nói” do nhà sách Phương Nam, Linh Lan Books và phố sách Hà Nội tổ chức nhân dịp ra mắt tiểu thuyết “Như Sơ” của tác giả Việt Chi.
  • Phát hành cuốn sách tái hiện chân dung các anh hùng, chiến sĩ Điện Biên Phủ
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 17/4/2024, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật đã phát hành cuốn sách “Anh hùng, chiến sĩ Điện Biên Phủ”. Cuốn sách do Tỉnh ủy Điện Biên và NXB Chính trị Quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức biên soạn.
  • “Đồi Thịt Băm” huyền thoại trên dãy Trường Sơn trở thành điểm du lịch mới
    Đồi A Bia hay còn gọi là “Đồi Thịt Băm” (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) trước đây là khu vực diễn ra trận chiến căng thẳng 10 ngày đêm giữa quân dân ta và quân đội Mỹ nhưng hiện nay đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn.
  • Triển lãm “Sofia Yablonska - Hành trình xuyên thế kỷ”
    Tối ngày 17/4, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (36 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Sofia Yablonska - Hành trình xuyên thế kỷ” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán U-crai-na tại Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm 32 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và U-crai-na.
  • Sôi nổi “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam” ở Huế
    Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam cho các em học sinh Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế).
  • Người dân nô nức về đền Hùng trước ngày giỗ Tổ
    Trước ngày chính Lễ hội đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch đất Tổ năm Giáp Thìn 2024, đông đảo người dân và du khách thập phương về dâng hương, trẩy hội.
  • Phố Sách Hà Nội đã trở thành không gian văn hóa, góp phần gìn giữ, phát huy giá trị Thăng Long - Hà Nội
    Phát biểu khai mạc Hội sách “Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai”, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Nguyễn Quốc Hoàn, khẳng định, Phố Sách Hà Nội đã trở thành không gian văn hóa, sinh hoạt giáo dục truyền thống phục vụ công chúng và những người yêu sách Thủ đô...
  • Ra mắt nhiều tựa sách mới chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam
    Chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - 2024, NXB Kim Đồng ra mắt nhiều tựa sách mới, đặc sắc thuộc nhiều thể loại: truyện kể cho lứa tuổi mẫu giáo, văn học thiếu nhi, sách kiến thức, khoa học, kĩ năng gợi mở tư duy, truyền tải năng lượng tích cực... Nhiều hoạt động giao lưu ra mắt, giới thiệu sách với công chúng cũng được NXB Kim Đồng tổ chức trong dịp này.
  • "Giấc mơ Hà Nội" của những đứa trẻ miền quê
    Năm lớp 2, lần đầu tiên mình được ra Hà Nội một tuần dịp nghỉ hè, được người nhà dẫn đi thăm Lăng Bác, thăm Chùa Một Cột, công viên Thủ Lệ, ăn kem Tràng Tiền... tất cả đều là trải nghiệm mới lạ đầy thích thú. Từ đó, mình luôn ao ước lớn thật nhanh để “đi Hà Nội”, để trải nghiệm tất cả những điều thú vị ở Thủ đô.
Thăm thẳm một tình yêu Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO