Thầy cúng dùng miệng "chữa bệnh" cho thiếu nữ

Văn Hoàng (PLVN)| 15/10/2017 17:40

Ngâu đã giấu 2 viên đá vào miệng mình, dùng mê tín dị đoan để lừa đảo người dân. Đặc biệt, anh ta còn lợi dụng việc chữa bệnh để lợi dụng các cô gái.

Dùng miệng áp vào thân thể bệnh nhân rồi nhả ra các viên đá- đó là cách chữa bệnh bằng phương pháp hút "độc" của thầy lang Đinh Văn Ngâu (trú xã Pờ Ê, huyện Kon Pơ Long, tỉnh Kon Tum). Thực tế, Ngâu đã giấu 2 viên đá vào miệng mình, dùng mê tín dị đoan để lừa đảo người dân. Đặc biệt, anh ta còn lợi dụng việc chữa bệnh để dâm ô với các cô gái.

Tin tưởng lời đồn “thầy rất giỏi”

Anh Phạm Văn Tuấn, (ngụ thôn Núi Ngang, xã Ba Liên, huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi) kể, anh có người em gái là Phạm Thị T (19 tuổi) bị bệnh. Do nhận thức hạn chế nên cũng như nhiều người dân khác ở đây, gia đình anh Tuấn không đưa T đi bệnh viện mà mời thầy Ngâu về chữa bệnh.

Trước đó, người dân xã Ba Liên truyền tai nhau rằng thầy Ngâu chữa bệnh rất giỏi, nhất là "hút độc". Chính vì vậy, mặc dù địa phương cũng có nhiều thầy lang nhưng người dân huyện Ba Tơ lại đến tận xã Pờ Ê, huyện Kon Pơ Long, tỉnh Kon Tum để mời thầy Ngâu về chữa trị cho người thân.

Sau khi hỏi han bệnh tình em T, thầy Ngâu kết luận “Em nó bị người khác bỏ “đồ độc” vào người, cần phải hút chất độc ra”.

Theo hủ tục đồng bào miền núi Quảng Ngãi, khi nói đến “đồ độc” là đụng chạm đến những vấn đề hết sức huyền bí, ghê gớm, kéo theo cả sự chết chóc mà không ai có thể chống đỡ được. Người có “đồ độc” muốn sát hại ai thì chỉ việc vỗ vai, xoa đầu, nguyền rủa hoặc cho ăn, uống thì người bị “đồ” sẽ chết. Vì thế, khi nghe thầy Ngâu nói T bị “đồ độc”, gia đình anh Tuấn đã khẩn khoản nhờ Ngâu cứu chữa.

Đầu tiên, thầy Ngâu "thăm khám" bệnh của T bằng cách dùng tay sờ lên người, nhất là phần ngực của cô gái. Sau đó, thầy nhờ anh Tuấn và một phụ nữ cầm tay T để thầy “hút độc”. Thầy kéo áo em T lên, rồi dùng miệng áp lên người T rà quanh thân thể. Phát hiện “độc” sau lưng, thầy há miệng và áp sát miệng, lưỡi vào lưng T, sau đó nhả ra 2 cục đá.

Thầy Ngâu giải thích, 2 cục đá đó là “chất độc” được hình thành trong người bệnh nhân khi bị người có “đồ độc” bỏ vào. Thầy lang này còn khẳng định, dù các bệnh nhân có "độc" nhiều cỡ nào thầy cũng “hút” được. Chỉ khi đưa thầy “hút” hết chất “độc” đó ra thì bệnh nhân mới khỏe mạnh lại như trước!

Khi thầy Ngâu chữa bệnh tại nhà anh Tuấn, một số người dân nghe tin cũng đã đưa người thân đang bị bệnh đến nhờ thầy Ngâu chữa. Người thì thầy Ngâu hút “đá” ở chân, người thì hút “đá” ở lưng, ở bụng. Bất kỳ bệnh nhân nào thầy cũng phán bị “đồ độc” hoặc ma nhập, ma bắt.

Tuy việc thăm khám đến việc chữa bệnh của thầy đều bộc lộ sự khác thường và mê tín dị đoan. Thế nhưng nhiều người dân lại tin tưởng, gửi gắm người thân đang vật vã vì bệnh tật cho thầy tha hồ sờ, hút.

Thầy cúng dùng miệng chữa bệnh cho thiếu nữ - Ảnh 1.

Ngâu khám bệnh cho 1 thiếu nữ bằng cách... dùng tay, dùng miệng sờ khắp thân thể thiếu nữ

Vạch mặt thầy lang "dê xồm"

Do đã có kế hoạch từ trước nên khi thầy Ngâu chữa bệnh ở nhà em T đã bị công an huyện Ba Tơ ập vào bắt quả tang và đưa về trụ sở UBND xã để xử lý.

Với hình ảnh được camera ghi lại và những viên đá là “đồ độc”, thầy Ngâu thừa nhận hành vi lừa đảo, phản khoa học của mình. Trên thực tế, không hề có chuyện “hút đồ độc” gì cả mà chính thầy đã bỏ đá vào miệng, sau đó nhả ra để lừa đảo những người nhẹ dạ, cả tin vào chuyện ma quỷ, thần thánh.

Anh Phạm Văn Lê, Trưởng Công an xã Ba Liên cho biết: “Thủ đoạn của đối tượng là lợi dụng vào sự thiếu hiểu biết của người dân vùng cao, sự mê tín dị đoan tin vào cúng bái, hủ tục nghi kỵ “cầm đồ thuốc độc” để thực hiện hành vi lừa gạt”.

Liên quan đến vụ việc này, chúng tôi được nhiều người dân cho hay, thời gian gần đây trên địa bàn xã Pờ Ê, huyện Kon Pơ Long, tỉnh Kon Tum xuất hiện nhiều thầy cúng có cách chữa bệnh đậm màu mê tín dị đoan và phản khoa học như thầy Ngâu.

Đến thôn Vi-Ô-Lắc, xã Pờ Ê. Khi chúng tôi hỏi thăm nhà thầy cúng tên là A Nghiêm thì ai cũng biết và hăng hái chỉ đường. Tại nhà A Nghiêm, chúng tôi tận mắt chứng kiến nhiều người dân ở huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi) đang ngồi đợi đến lượt mình được thầy “hút độc”. Cũng giống như thầy cúng Đinh Văn Ngâu, bệnh nhân nào đau chỗ nào thì thầy A Nghiêm sẽ cắn vào chỗ đó để “hút độc” ra.

Thầy lang A Nghiêm còn có cách khám bệnh rất kỳ lạ. Thầy không cần hỏi bệnh nhân đau ở đâu, đau thế nào mà chỉ cần nhìn vào tay bệnh nhân đã biết bệnh gì. Nóng sốt, ói mửa, co giật… tất tần tật đều được thầy cầm tay và phán “bị bỏ đồ độc”.

Sau đó, thầy dùng miệng…cắn lên da bệnh nhân để “hút độc”. Người “độc” nhiều thì thầy hút được viên đá to, người “độc” ít thì thầy hút được viên đá nhỏ. Mỗi lần thầy cắn ra đá, người dân lại ồ lên thán phục và cám ơn thầy đã lấy “đồ độc” ra khỏi cơ thể bệnh nhân.

Một bệnh nhân tên Đinh Văn Cao (xã Sơn Kỳ, huyện Sơn Hà) cho biết: “Tôi bị đau chân nên cùng với nhiều người dân ở gần nhà cũng bị đau tìm đến nhà thầy Nghiêm chữa bệnh. Lúc nãy thầy hút trong chân của tôi ra 3 viên đá, mọi người trong này cũng đều được thầy cắn lấy đá ra”.

Cứ mỗi viên đá được “hút” ra, bệnh nhân phải trả cho thầy 150 nghìn đồng. Mỗi người, thầy Nghiêm “hút” được từ 4 - 5 viên, trung bình mỗi ngày A Nghiêm đã lừa lấy của người dân hàng triệu đồng. Phần lớn người dân ở các huyện Ba Tơ, Sơn Hà (Quảng Ngãi) tin vào cách chữa bệnh trên nên hàng ngày vượt hàng chục cây số để đến nhà A Nghiêm chữa bệnh bằng cách cắn lấy đá “độc”.

Thấy A Nghiêm chữa bệnh "hái ra tiền" nên một số thầy bói, thầy cúng ở xã Bờ Ê cũng bắt chước hành nghề chữa bệnh để lừa lấy tiền của người dân. Chính quyền địa phương cần phải có biện pháp ngăn chặn, xử lý thích đáng đối với các thầy lang "băm" này và tăng cường công tác tuyên truyền để người dân không bị mắc lừa và đặc biệt đưa người bệnh đến cơ sở y tế chữa trị để đảm bảo tính mạng.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Vẽ tiếp bức tranh về “Văn minh trà Việt”
    Hành trình văn hóa uống trà trải dọc bề dày suốt hơn 5000 năm của người Việt đã được tác giả Trịnh Quang Dũng phác thảo sinh động trong cuốn sách “Văn minh trà Việt”. Sách do NXB Phụ nữ ấn hành vừa trình làng bạn đọc đúng vào dịp Ngày Sách Việt Nam lần thứ 3 – 2024.
  • Triển lãm kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa
    Thông tin từ Ban quản lý Khu di tích Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội), sáng 19/4/2024, đơn vị sẽ tổ chức lễ khai mạc triển lãm “Ngô Quyền – Anh hùng dân tộc kiệt xuất” nhân kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 - 2024).
  • Giới thiệu gần 100 hiện vật, hình ảnh, tài liệu quý của văn hóa Đông Sơn
    Sáng 18/4/2024, tại Bảo tàng Hà Nội, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề “Tiếng vọng”. Đây là hoạt động ý nghĩa nhân dịp Lễ giỗ tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
  • Khai mạc triển lãm quốc tế về làm đẹp tại Hà Nội
    Triển lãm quy tụ hơn 250 gian hàng đến từ gần 20 quốc gia và vùng lãnh thổ đi đầu trong lĩnh vực làm đẹp toàn cầu như Đức, Hà Lan, Ma-rốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc… Tại đây, công chúng được tham quan các gian trưng bày nhiều lĩnh vực như mỹ phẩm, thực phẩm chức năng làm đẹp, kính áp tròng và kính thời trang; thẩm mỹ…
  • Đà Lạt được du khách tìm kiếm nhiều nhất dịp nghỉ lễ 30/4
    Nền tảng du lịch Booking.com vừa công bố những điểm đến trong nước và quốc tế được du khách Việt Nam tìm kiếm nhiều nhất trong dịp lễ 30/4 – 1/5.
Đừng bỏ lỡ
  • Khoảnh khắc chính là yếu tố tạo nên giá trị cho mỗi bức ảnh nghệ thuật
    Trong kỷ nguyên bùng nổ của công nghệ số, mọi bức ảnh đều có thể dễ dàng chỉnh sửa và dàn dựng như ý muốn. Điều này tạo ra một thách thức lớn trong việc gìn giữ chân thực trong ống kính đối với nền nhiếp ảnh Việt Nam, đặc biệt là đối với ảnh báo chí.
  • Tự hào, yêu mến hơn với Phố Sách Hà Nội
    Theo bà Khúc Thị Hoa Phượng, Giám đốc - Tổng biên tập NXB Phụ nữ, 3 năm trở lại đây, Phố Sách Hà Nội đã “thay da đổi thịt”, chúng ta đến với không gian này đều cảm thấy niềm tự hào, yêu mến.
  • Sân khấu Sen Việt ra mắt vở Nhạc kịch "Lá cờ thêu sáu chữ vàng"
    Dù trước đây hình tượng anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản với "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" đã được dàn dựng với nhiều loại hình sân khấu như tuồng, chèo, cải lương…, nhưng lần này với phiên bản mới là Nhạc kịch Dân ca Nam Bộ, hy vọng bằng cách kể chuyện vừa dân tộc vừa hiện đại, tác phẩm sẽ tạo được ấn tượng với người xem, đặc biệt là khán giả trẻ...
  • Sách và văn hóa đọc giữ vai trò quan trọng trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Hà Minh Hải, khẳng định: “Những năm gần đây văn hóa đọc Thủ đô đã từng bước phát triển rõ rệt, có chuyển biến thực chất, đọc sách trở thành thói quen, nét đẹp trong đời sống xã hội, ngành xuất bản đã khẳng định được vị trí, tầm quan trọng trong việc xây dựng xã hội học tập, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
  • Tác giả trẻ và độc giả tuổi teen - một thế hệ, một tiếng nói
    Sáng ngày 18/4, tại phố sách Hà Nội đã diễn ra tọa đàm “Tác giả trẻ và độc giả tuổi teen - một thế hệ, một tiếng nói” do nhà sách Phương Nam, Linh Lan Books và phố sách Hà Nội tổ chức nhân dịp ra mắt tiểu thuyết “Như Sơ” của tác giả Việt Chi.
  • Phát hành cuốn sách tái hiện chân dung các anh hùng, chiến sĩ Điện Biên Phủ
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 17/4/2024, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật đã phát hành cuốn sách “Anh hùng, chiến sĩ Điện Biên Phủ”. Cuốn sách do Tỉnh ủy Điện Biên và NXB Chính trị Quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức biên soạn.
  • “Đồi Thịt Băm” huyền thoại trên dãy Trường Sơn trở thành điểm du lịch mới
    Đồi A Bia hay còn gọi là “Đồi Thịt Băm” (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) trước đây là khu vực diễn ra trận chiến căng thẳng 10 ngày đêm giữa quân dân ta và quân đội Mỹ nhưng hiện nay đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn.
  • Triển lãm “Sofia Yablonska - Hành trình xuyên thế kỷ”
    Tối ngày 17/4, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (36 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Sofia Yablonska - Hành trình xuyên thế kỷ” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán U-crai-na tại Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm 32 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và U-crai-na.
  • Sôi nổi “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam” ở Huế
    Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam cho các em học sinh Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế).
  • Người dân nô nức về đền Hùng trước ngày giỗ Tổ
    Trước ngày chính Lễ hội đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch đất Tổ năm Giáp Thìn 2024, đông đảo người dân và du khách thập phương về dâng hương, trẩy hội.
Thầy cúng dùng miệng "chữa bệnh" cho thiếu nữ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO