Thi hành Luật Trợ giúp pháp lý: Chính sách nhân văn chậm vào cuộc sống

Hà Phong/HNM| 24/06/2019 07:37

Sau hơn một năm triển khai thi hành Luật Trợ giúp pháp lý 2017 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2018), diện người được trợ giúp pháp lý được mở rộng. Tuy nhiên, tại Hà Nội và không ít địa phương khác, số người hưởng chính sách nhân văn này vẫn còn khiêm tốn, chậm đi vào cuộc sống...

Đối tượng nhiều, sử dụng dịch vụ ít

Ngày 20-6-2017, Luật Trợ giúp pháp lý được Quốc hội thông qua với hơn 93% đại biểu Quốc hội bỏ phiếu tán thành và có hiệu lực từ ngày 1-1-2018. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc cho biết, nội dung luật thể hiện tính nhân văn của Nhà nước, mở rộng diện người được trợ giúp pháp lý từ 6 lên đến 14 đối tượng. 

Thế nhưng, qua thực tế kiểm tra của Bộ Tư pháp tại một số địa phương cho thấy, số vụ việc trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng còn ít so với tổng số án thụ lý trên địa bàn. Trong khi đó, tại Thái Bình, đối tượng nhận trợ giúp được cơ quan tư pháp giới thiệu cho Trung tâm Trợ giúp pháp lý Thái Bình còn chưa kịp thời.
Thi hành Luật Trợ giúp pháp lý: Chính sách nhân văn chậm vào cuộc sống
Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội tư vấn pháp luật cho người dân phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng.

Đáng lưu ý là tại Hà Nội, theo thống kê của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, trong số hơn 3 triệu người thuộc diện được trợ giúp pháp lý theo Luật Trợ giúp pháp lý thì có hơn 1,8 triệu trẻ em, hơn 764 nghìn người có công, hơn 94 nghìn người nghèo. 

Ngoài ra còn có hàng nghìn người cao tuổi, người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng… cũng trong diện hỗ trợ của luật. Thế nhưng, so với diện điều chỉnh của luật thì số trường hợp thụ hưởng chính sách trợ giúp pháp lý còn hạn chế.

Theo các cơ quan tư pháp thành phố Hà Nội, năm 2018, các vụ việc được trợ giúp pháp lý trong lĩnh vực dân sự là 55 vụ và trong lĩnh vực hành chính là 8 vụ. Dưới góc độ người được thụ hưởng, bà Nguyễn Thị Mơ (phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy) cho rằng, nhiều người có cảm giác chưa thực sự tin tưởng bởi đây là dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí. 

Trong khi đó, ông Bùi Kính Khôi (phường Ngã Tư Sở, quận Đống Đa) cho rằng, mới nghe nhắc đến Luật Trợ giúp pháp lý chứ chưa rõ đối tượng được trợ giúp là những ai...

Cần đẩy mạnh tuyên truyền ở cơ sở 

Đánh giá nguyên nhân quan trọng khiến người dân chưa biết, thiếu tin tưởng vào trợ giúp pháp lý miễn phí, Chánh án Tòa án Lao động - Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội Lê Chí Cường nhận định, đó là do công tác tuyên truyền chưa tốt. Thực tế, trợ giúp pháp lý là dịch vụ công, chỉ miễn phí cho đối tượng được Nhà nước hỗ trợ, chứ không miễn phí cho dịch vụ. Nhà nước phải thành lập tổ chức bộ máy trợ giúp pháp lý từ trung ương đến địa phương để thực hiện và trả chi phí cho hệ thống này hoạt động.

Song, vì chưa hiểu, nên dù khi tiến hành tố tụng, cán bộ, công chức tòa án phát hiện, nhận diện đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý và có hướng dẫn, nhưng không ít đương sự từ chối...

Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Hữu Chính cho rằng, sở dĩ có tình trạng trên là do nhận thức của người dân về trợ giúp pháp lý chưa đầy đủ; giấy tờ để chứng minh thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý còn nhiều cách hiểu, tốn chi phí nên khá đông trường hợp thuộc đối tượng hưởng đã từ chối. Trong khi đó, công tác phối hợp giữa các cơ quan tố tụng và giữa Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp với cơ quan tố tụng chưa đạt hiệu quả cao. 

“Do vậy, giải pháp quan trọng trong thời gian tới là cần thường xuyên và đổi mới các hình thức tuyên truyền về trợ giúp pháp lý nhà nước để người dân hiểu đúng, hiểu đầy đủ và được hưởng các lợi ích từ quyền này” - ông Nguyễn Hữu Chính nhấn mạnh.

Ở góc nhìn khác, luật sư Nguyễn Hồng Hải (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) cho rằng, để thu hút người dân, đặc biệt là người già, người nghèo đến với dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí, bên cạnh tuyên truyền, cần nâng cao chất lượng dịch vụ. 

Thực tế, trong nhiều vụ án hôn nhân gia đình, dân sự, lý do người dân chịu bỏ tiền túi thuê luật sư, dù chi phí không hề rẻ còn là do trình độ năng lực của đội ngũ trợ giúp viên chưa đáp ứng yêu cầu. Luật Trợ giúp pháp lý 2017 đặt ra yêu cầu "Trợ giúp viên pháp lý không thực hiện vụ việc tham gia tố tụng trong thời gian 2 năm liên tục sẽ bị miễn nhiệm".

Căn cứ quy định này, hằng năm Bộ Tư pháp cần giao chỉ tiêu tham gia tố tụng cho trợ giúp viên pháp lý với 3 mức độ trên cơ sở ý kiến khách hàng, thâm niên càng nhiều năm thì chỉ tiêu càng cao. 

"Đạt chỉ tiêu là căn cứ để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ. Ngoài ra, tương tự như luật sư, trợ giúp viên pháp lý hằng năm phải có nghĩa vụ tham gia các khóa tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý" - ông Nguyễn Hồng Hải hiến kế.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Quận Tây Hồ: đối ngoại nhân dân góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp về công tác đối ngoại của Thủ đô
    Chiều 28/3, Quận uỷ Tây Hồ và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội đã tổ chức ký kết Chương trình phối hợp công tác đối ngoại nhân dân giai đoạn 2024 - 2025.
  • Trấn Bình Môn Kinh thành Huế như bị lãng quên
    Trấn Bình Môn là một cổng phụ trong 13 cửa của Kinh thành Huế nhưng ít người lui tới; như bị lãng quên, xuống cấp theo thời gian và tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai di dời dân để trả lại nguyên trạng cho di tích.
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Phú Thọ ra mắt tour du lịch "Về miền Di sản UNESCO ghi danh"
    Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Đặc biệt, dịp này, Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”, lấy đền Hùng làm điểm xuất phát chính để đi đến các điểm danh lam, thắng cảnh khác.
  • Quý I năm 2024, Thành phố Hà Nội đã thu hút 953,2 triệu USD vốn FDI
    Đây là thông tin được Chánh Văn phòng UBND Thành phố kiêm người phát ngôn UBND Thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng chia sẻ tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024”, diễn ra chiều 28/3 tại Trụ sở UBND Thành phố Hà Nội.
  • Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội
    Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội sẽ diễn ra đêm nhạc tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff.
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
  • Phố cổ của tôi
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Phố cổ của tôi của tác giả Nguyễn Duy Quý.
Thi hành Luật Trợ giúp pháp lý: Chính sách nhân văn chậm vào cuộc sống
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO