Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát lệnh khởi công công trình Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng

HNM| 10/01/2021 16:51

Sáng 10-1, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tổ chức khởi công công trình Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự, phát biểu chỉ đạo và phát lệnh khởi công.

.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát lệnh khởi công công trình Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng
Lễ khởi công công trình Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng.

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, những công trình thủy điện lớn trên dòng sông Đà là biểu tượng của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công trình Thủy điện Hòa Bình cũng là biểu tượng của mối quan hệ Việt Nam - Liên Xô trước đây và Việt Nam - Liên bang Nga ngày nay. Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao ngành Điện Việt Nam đã vươn lên phát triển mạnh mẽ đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Trong điều kiện hạn hán, thiên tai, chỉ số tiếp cận điện năng đạt tiến bộ rất lớn, có vai trò quan trọng trong chỉ số cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, nếu chúng ta không chủ động làm những công trình điện lớn khác thì khó có thể đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế như hiện nay.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát lệnh khởi công công trình Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại lễ khởi công Dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Thủ tướng nêu rõ, với khối lượng công việc lớn, nhiệm vụ đặt ra cho EVN, các nhà thầu và các cơ quan liên quan là rất nặng nề. Do đó, cần nâng cao tinh thần đoàn kết, thi công dự án bảo đảm tiến độ, an toàn tuyệt đối, bảo đảm phát triển bền vững, an toàn cho hạ du, không để bất cứ sự cố nào xảy ra.

Thủ tướng giao nhiệm vụ cho các đơn vị thực hiện đúng tiến độ, chất lượng chi tiết từng hạng mục. Đặc biệt, tỉnh Hòa Bình cần làm tốt giải phóng mặt bằng, bảo đảm an ninh, an toàn trên công trường cho các đơn vị thi công.

Trước đó, phát biểu tại lễ khởi công, ông Trần Đình Nhân, Tổng Giám đốc EVN cho biết, cách đây 41 năm, vào năm 1979, công trình thế kỷ - Nhà máy Thủy điện Hòa Bình - Công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á, đã được khởi công, mở đầu cho “bản hùng ca của ngành Điện lực Việt Nam thế kỷ 20”. Công trình Nhà máy Thủy điện Hòa Bình có công suất 1.920 MW, ngoài nhiệm vụ chính là nguồn cung cấp điện chủ lực cho hệ thống điện quốc gia còn có nhiệm vụ chống lũ cho Hà Nội và vùng hạ du, bảo đảm lưu lượng nước tưới phục vụ nông nghiệp và sinh hoạt cho Đồng bằng Bắc Bộ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát lệnh khởi công công trình Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến dâng hương tại tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trên công trình thủy điện Hòa Bình ở đỉnh đồi Ông Tượng, thành phố Hòa Bình. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Quyết định xây dựng công trình Thủy điện Hòa Bình ngày ấy là một quyết định lịch sử của Đảng và Nhà nước ta trong bối cảnh khó khăn bộn bề sau ngày thống nhất đất nước. Sau 15 năm xây dựng, công trình đã hoàn thành, đưa vào vận hành, đánh dấu thành công lớn đầu tiên của những người xây dựng thủy điện trong việc chinh phục và biến dòng sông Đà hung dữ trở thành nguồn năng lượng chủ lực của quốc gia, phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước những năm cuối thế kỷ trước và nhiều năm về sau.

Theo EVN, dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng là công trình công nghiệp thuộc nhóm A đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, do EVN làm chủ đầu tư và giao Ban Quản lý dự án Điện 1 làm đại diện Chủ đầu tư. Dự án có tổng mức đầu tư là 9.220,83 tỷ đồng, trong đó EVN tự thu xếp khoảng 30% và 70% còn lại bao gồm: Nguồn vốn vay thương mại trong nước là 4.000 tỷ đồng do Ngân hàng Vietcombank thu xếp và vốn vay thương mại nước ngoài không có bảo lãnh chính phủ là 70 triệu EUR của Cơ quan Phát triển Pháp (AfD).

Dự án có tổng công suất 480 MW, bao gồm 2 tổ máy, mỗi tổ có công suất 240 MW. Sản lượng phát điện bình quân hằng năm khoảng 488,3 triệu kWh/năm. Tư vấn thiết kế dự án là Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Điện 1. Tổ hợp nhà thầu thi công xây lắp chính của dự án là liên danh các đơn vị: Tổng công ty xây dựng Trường Sơn (Bộ Quốc phòng) - Công ty cổ phần xây dựng 47 - Công ty cổ phần Lilama 10. Sau khi hoàn thành, công trình Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng với công suất 480 MW sẽ nâng tổng công suất của toàn bộ Nhà máy Thủy điện Hòa Bình đạt 2.400 MW.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát lệnh khởi công công trình Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc xem hình ảnh về địa điểm thực hiện dự án. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng nằm bên bờ phải tuyến đập Thủy điện Hòa Bình hiện hữu. Nhà máy nằm trên địa bàn phường Phương Lâm, cửa lấy nước và kênh vào thuộc phường Thái Bình, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng sẽ sử dụng chung các hạng mục hồ chứa, đập dâng, đập tràn với công trình Nhà máy Thủy điện Hòa Bình hiện nay. Phần xây dựng mới bao gồm các hạng mục: Kênh dẫn vào cửa lấy nước, cửa lấy nước, đường hầm dẫn nước, nhà máy. Tổng diện tích sử dụng đất của công trình là 99,62 ha, trong đó có 69,3 ha là diện tích sử dụng đất tạm thời phục vụ việc thi công xây dựng dự án.

Dự án sau khi hoàn thành và đưa vào vận hành sẽ tăng khả năng phát công suất phủ đỉnh cho hệ thống điện quốc gia, tạo điều kiện khai thác tối đa nguồn nước xả thừa hằng năm vào mùa lũ của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình hiện hữu để phát điện; nâng cao khả năng điều tần, ổn định tần số của hệ thống điện quốc gia; góp phần giảm chi phí của hệ thống; giảm cường độ làm việc của các tổ máy hiện hữu, qua đó kéo dài tuổi thọ của thiết bị, tiết kiệm chi phí bảo dưỡng, sửa chữa. Theo tiến độ dự kiến, tổ máy 1 của dự án sẽ phát điện vào quý III-2024, tổ máy 2 sẽ phát điện và hoàn thành công trình vào quý IV-2024.

Tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các đồng chí lãnh đạo đã thực hiện nghi thức khởi công dự án.

Nhân dịp này, EVN trao 1 tỷ đồng cho Quỹ An sinh xã hội tỉnh Hòa Bình.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Quận Tây Hồ: đối ngoại nhân dân góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp về công tác đối ngoại của Thủ đô
    Chiều 28/3, Quận uỷ Tây Hồ và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội đã tổ chức ký kết Chương trình phối hợp công tác đối ngoại nhân dân giai đoạn 2024 - 2025.
  • Trấn Bình Môn Kinh thành Huế như bị lãng quên
    Trấn Bình Môn là một cổng phụ trong 13 cửa của Kinh thành Huế nhưng ít người lui tới; như bị lãng quên, xuống cấp theo thời gian và tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai di dời dân để trả lại nguyên trạng cho di tích.
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Phú Thọ ra mắt tour du lịch "Về miền Di sản UNESCO ghi danh"
    Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Đặc biệt, dịp này, Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”, lấy đền Hùng làm điểm xuất phát chính để đi đến các điểm danh lam, thắng cảnh khác.
  • Quý I năm 2024, Thành phố Hà Nội đã thu hút 953,2 triệu USD vốn FDI
    Đây là thông tin được Chánh Văn phòng UBND Thành phố kiêm người phát ngôn UBND Thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng chia sẻ tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024”, diễn ra chiều 28/3 tại Trụ sở UBND Thành phố Hà Nội.
  • Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội
    Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội sẽ diễn ra đêm nhạc tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff.
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
  • Phố cổ của tôi
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Phố cổ của tôi của tác giả Nguyễn Duy Quý.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát lệnh khởi công công trình Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO