Tiếng ca hòa bình

Bằng Việt giới thiệu và dịch.| 23/05/2020 08:16

LTS: Tháng 5/1945, tháng của niềm vui hòa bình oanh liệt, sau khi cả nhân loại chiến thắng chủ nghĩa phát xít, kết thúc Đại chiến thế giới lần thứ II. Ba mươi năm sau, tháng 5/1975, cũng lại là tháng của niềm vui hòa bình và thống nhất cảm động trong lịch sử chiến đấu lâu dài của dân tộc Việt Nam đi tới tự do, độc lập. Nhân kỷ niệm 75 năm chiến thắng chủ nghĩa phát xít trên thế giới và 45 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, báo Người Hà Nội xin giới thiệu 2 bài thơ đầy ý nghĩa nhân văn và tha thiế

Tiếng ca hòa bình

Pablô Nêruda 
(1904 - 1973)

Xtalingrat dưới đôi cánh 
rực lửa của mùa hè

Những ngôi nhà bình yên thức dậy
Giản dị, bình thường, vẫn thành phố ấy,
Nơi mọi người vội vã đi làm,
Con chó ngủ quên giữa bụi mặt trời, 
Cô gái cầm phong thư đi gửi…
Như chẳng có gì thay đổi,
Dòng sông Volga vẫn chở đi từng luồng sóng sẫm màu…

Nhưng những ngôi nhà kia
Nào phải đâu chỉ từ đất cất lên?
Nó được cất lên từ trái tim chiến sĩ…
Để cho từng con tem có chỗ trở về
Để cho bao trường lớp trẻ em trở về
Để rợp bóng những hàng cây tươi mát
Rồi rộn rã tình yêu đôi lứa trở về...
Các bà mẹ lại được mang thai như cũ
Những quả anh đào lại có mùa chín tới
Có gió rung, đích thực là hơi gió!
Chỗ hố bom sâu, xưa kia từng là phố,
Thì bây giờ, phố ấy lại mọc lên!
Đến cả cái ngã tư nhỏ xinh 
Lại hồi phục y nguyên từng xăngtimét…
Nhưng tất cả đều phải giành bằng máu,
Bằng bao nhiêu cuộc đời và ý nghĩa cuộc đời!

Mới ở đây, chỉ hôm qua thôi
Có thể nào tưởng tượng được chăng
Rằng chúng ta lại có thể tung tăng
Đến gặp một cô gái bình thường mơ mộng,
Hay viết một lá thư, đánh một bức điện,
Mua giỏ trái cây, ăn một cốc kem…
Phải, cũng chính vì những điều bình thường như thế
Mà chiến thắng đã đến đây ngự trị
Trên đống tro tàn của mảnh đất thiêng liêng!

Sách đọc và bánh mì,
Rặng thông non vừa trồng buổi sớm,
Và đại lộ ngập tràn ánh sáng
Mới chỉ hiện ra trên bản vẽ
Phác ra từ trong ngọn lửa chiến tranh!

Rặng cây keo vàng hoe đã kịp ra hoa,
Ôi, biết có nơi nào trên Trái đất
Mà mùi hương của ngươi lại khiến ta ngây ngất
Như mùi hương kỳ diệu ở nơi đây!

Đêm nay, tất cả đều sáng tươi 
Ánh trăng và không gian trải rộng,
Trong trẻo, cũng đầy cảnh giác, quyết tâm…
Ở trên cao
Cành cây keo, lá cây keo,
Hoa vàng rực vẫn kèm gai sắc,
Nhành gai tự vệ
Cho Mùa Xuân lớn lao
Xtalingrat,
Cho mùi hương bất tuyệt
Xtalingrat!

Tiếng ca hòa bình

Cônxtantin Ximônôp 
(1915 – 1979)

Gửi nhà thơ Tố Hữu

Tôi biết rằng, ở đây, bài thơ tôi đã sống
Trong lời thơ Anh dịch tuyệt vời!
Và còn sống, khi ngàn vạn người vợ còn chờ đợi
Ngàn vạn người chồng vẫn biền biệt hành quân…

Một phần tư thế kỷ rồi, súng nổ còn cứ nổ,
Bao người vợ góa đã thắp hương lên mộ…
Mà thơ tôi vẫn sống - để ngóng chờ người sống -
Trong lời thơ Anh dịch tuyệt vời!

Mong sao chúng ta đi trọn đường dài, 
Mong sớm tới ngày tự do, độc lập.
Và được giống như Người, Thơ cuối cùng kết thúc
Cuộc trường chinh mỏi mòn - trong lời thơ Anh dịch tuyệt vời!

Mong thiên nhiên yên bình, mong không ai phải đợi!
Mong về lại nhà mình, đừng vướng bận chiến tranh!
Để thở phào êm ru, thơ của tôi sẽ chết
Trong lời dịch tuyệt vời của Anh!
(0) Bình luận
  • Hố băng
    Tôi nghe kể có một làng miền Tây hơn năm trăm năm không có lấy một đền chùa, nhà thờ, miếu mạo nào, mà cũng hơn năm trăm năm không có giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư, hay cử nhân đại học. Trái ngược hoàn toàn và cái làng sát bên hông nó, có một cái đình to vật vã với sắc phong mỗi mùa nắng ráo, ông từ phải đem ra phơi tràn cả lối đi, với các gia phả chi chít những tri huyện, thượng thư, thái úy.
  • Dưới bóng cây mận già
    Năm ấy, một ngày đầu mùa hè, con ngựa bạch xuất hiện ở cổng nhà tôi với hai cái sọt to tướng đầy măng rừng trên lưng. Chở nặng, và bị cột vào gốc cây, con ngựa đứng im, đầu hơi cúi xuống trầm tư. Cái đuôi dài xác xơ thi thoảng vẩy lên đuổi một con ruồi vô ý.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • Câu chuyện một giờ
    Kate Chopin (1850 - 1904) là nhà văn người Mỹ và là một trong những tác giả nữ quyền đầu tiên của thế kỷ 20. Vốn là một người nội trợ, nhưng cuộc đời bà đã thay đổi kể từ sau cái chết yểu của người chồng. Bà trở thành nhà văn viết truyện ngắn đầy tài năng và giàu năng lượng. Kate Chopin được biết đến nhiều nhất qua tiểu thuyết “The Awakening” (1899) - câu chuyện tiên tri đầy ám ảnh về một người phụ nữ.
  • Hoa thủy tiên của mẹ
    Đã nhiều năm trôi qua chúng tôi không lên bờ đón Tết. Mẹ nói đời mẹ gửi cả vào sông. Sống ở trên sông. Mai này mẹ nằm lại đáy sông, nhờ sông giữ giùm phần linh hồn người thiên cổ. Mẹ không muốn xa dòng sông nửa bước. Tôi lớn lên trên chiếc ghe chòng chành sóng nước, qua bao mùa gió trăng. Mùa xuân này tôi ra lái thuyền ngồi chải tóc.
  • Ký ức xương rồng
    (Làm sao em nhớ Mưa ngoài song bay… T.C.S)
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Infographic] Chuỗi sự kiện "Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai"
    Chuỗi sự kiện “Ươm mầm tri thức – Kiến tạo tương lai” là chương trình ý nghĩa được UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp các nhà xuất bản, nhà sách, các đơn vị, cá nhận hoạt động trong cùng lĩnh vực tổ chức thường niên, nhằm hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3, chào mừng kỷ niệm 7 năm Ngày thành lập Phố Sách Hà Nội (01/5/2017 - 01/5/2024).
  • Hà Nội tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Ba - năm 2024
    Tại Hà Nội, mở đầu chuỗi các hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Ba - năm 2024 là sự kiện Hội Sách với chủ đề “Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai”, kỷ niệm 7 năm ngày thành lập Phố Sách Hà Nội (01/5/2017 - 01/5/2024) được tổ chức vào 09h30 ngày 17/4/2024 tại Phố Sách Hà Nội.
  • Giới thiệu 70 tác phẩm mỹ thuật với chủ đề “Đường lên Điện Biên”
    Nhân kỷ niệm 70 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), vào ngày 26/4, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ tổ chức khai mạc triển lãm “Đường lên Điện Biên”.
  • Ý nghĩa chiến thắng Điện Biên Phủ với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
    Cách đây 70 năm, quân và dân ta đã tiến hành Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, đó là thắng lợi của sức mạnh “toàn dân đánh giặc”, dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. 70 năm đã trôi qua, nhưng tầm vóc vĩ đại và ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị, là nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay...
  • Hà Nội: Sôi nổi Liên hoan cán bộ thư viện Toàn quốc tuyên truyền văn hóa đọc
    Chiều ngày 16/4, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận Đống Đa, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Lễ tổng duyệt Liên hoan cán bộ thư viện Toàn quốc tuyên truyền phát triển văn hóa đọc và giới thiệu sách chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024) với chủ đề “Điện Biên – Vang mãi bản hùng ca”.
Đừng bỏ lỡ
Tiếng ca hòa bình
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO