Tiêu dùng trong tuần: Giá vàng, gas, thực phẩm đồng loạt tăng mạnh

Tieudung.vn| 06/07/2020 08:48

Giá cả thị trường trong tuần này: Giá vàng, gas, rau xanh, cua biển, gà đồng loạt tăng mạnh.

Giá vàng tăng mạnh

Chốt phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng thế giới giao dịch tại  châu Á ở quanh mức trên 1.775 USD/oz, đi ngang so với giao dịch cùng thời điểm này sáng qua.

Tiêu dùng trong tuần: Giá vàng, gas, thực phẩm đồng loạt tăng mạnh

Giá vàng tăng mạnh.

Tuần qua, giá vàng có những phiên biến động mạnh. Đầu tuần, Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã thận trọng nhận định về kinh tế Mỹ sẽ giảm do dịch bệnh chưa được kiểm soát tốt. Ucngf với đó là căng thẳng leo thang tại khu vực Trung Đông khiến cho  càng thêm lo lắng. Mặc dù cuối tuần, Bộ Lao động Mỹ công bố số liệu việc làm tuần qua tiếp tục khả quan, với 4,6 triệu việc làm mới được tạo thêm và có 1,43 triệu người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu, con số này tuy đã giảm so với 1,5 triệu người tuần trước đó, nhưng chuyên gia vẫn cho rằng đây vẫn là con số thất nghiệp cao. Có thể dịch bệnh gia tăng cuối tháng 6, khiến cho tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và số liệu này chưa cập nhật.

Dịch bệnh tiếp tục gia tăng, sẽ khiến kinh tế Mỹ có thể chưa phục hồi được, đó chính là những nguyên nhân khiến các nhà đầu tư đẩy mạnh mua vàng.

Chốt tuần, giá vàng thế giới tăng 5 USD/oz so với giá mở cửa tuần.

Tuần qua, giá vàng trong nước đi theo xu hướng thế giới. Các phiên giá vàng SJC và vàng nhẫn đều được điều chỉnh bước giá khá rộng từ 100 – 400.000 đồng/lượng. Chỉ có phiên cuối tuần, khi vàng thế giới đi ngang thì vàng trong nước tăng nhẹ.

Chốt tuần tại thị trường tự do vàng SJC đã tăng 550.000 đồng/lượng. Tại Doji tăng 500.000 đồng/lượng so với giá mở cửa tuần. Tại Phú quý tăng 420.000 đồng/lượng. Có đơn vị đã niêm yết giá vàng lên 50 triệu đồng/lượng là Maritimebank.

So với giá vàng thế giới, tuần giá vàng trong nước đã điều chỉnh tăng mạnh. Theo nhận định của một số doanh nghiệp, mặc dù giá vàng tăng mạnh nhưng thị trường không quá sôi động.

Giá gas tháng 7 tăng thêm 3.500 đồng bình/12kg

Chiều 30/6, Công ty TNHH MTV Dầu khí TP Hồ Chí Minh (Saigon Petro) cho biết từ 1/7 giá bán gas được điều chỉnh tăng 292 đồng/kg (đã VAT), tương đương tăng 3.500 đồng bình/12kg. Giá bán lẻ tối đa đến người  là 314.500 đồng/bình 12 kg.

Tiêu dùng trong tuần: Giá vàng, gas, thực phẩm đồng loạt tăng mạnh

Giá gas tháng 7 tăng thêm 3.500 đồng bình/12kg.

Tương tự, ông Lê Quang Tuấn - trưởng Phòng Kinh doanh, Công ty cổ phần thương mại dầu khí Thái Bình Dương (Pacific Petro) - cũng cho biết các sản phẩm gas bán lẻ của doanh nghiệp tăng 250 đồng/kg, tương ứng 3.000 đồng/bình 12kg.

Theo đó, giá bán lẻ đến tay  của một số thương hiệu gas như City Petro, Esgas, Gas Pacific… trong tháng 7 không vượt quá 338.00 đồng/bình 12kg và 1.408.000 đồng/bình 50kg.

Theo ông Tuấn, do giá gas thế giới tháng 7 công bố 350 USD/tấn, tăng 10 USD/tấn kéo giá gas bán lẻ trong nước tăng dù nhiều ngày qua đều  giảm.

Như vậy, giá gas tháng 7 đã tăng trở lại, sau khi giữ giá trong tháng 6/2020. Tính từ đầu năm đến nay thì đây là tháng thứ ba giá gas tăng với tổng mức là 85.500 đồng/bình 12kg.

Giá rau củ tăng mạnh

Những ngày gần đây, giá rau, củ, quả  tại các chợ trên địa bàn TP.Đà Nẵng luôn ở mức “nóng” và tăng cao. 

Ghi nhận tại chợ đầu mối Hòa Cường (phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu), các gian hàng rau củ quả luôn tấp nập người mua bán. Lượng rau tại đây được nhập chủ yếu từ các vùng trồng rau sạch ở Đà Nẵng và Quảng Nam. Bên cạnh đó, vì nguồn  tại địa phương khan hiếm nên thương lái phải nhập thêm hàng từ Gia Lai, Lâm Đồng, Nghệ An… nhằm đảm bảo cung ứng đủ cho thị trường.

Tiêu dùng trong tuần: Giá vàng, gas, thực phẩm đồng loạt tăng mạnh

Giá rau củ tăng mạnh.

Chị Kim Ánh, tiểu thương bán rau tại chợ đầu mối cho biết: “Vì  nên nông dân khó trồng rau và sản lượng giảm mạnh, không đủ cung cấp cho thị trường. Ngoài nguồn rau thu mua từ Điện Dương (Quảng Nam), tôi còn phải nhập thêm từ các mối khác mới đủ bán. Hiện nay, cải ngọt dao động từ 10.000-15.000 đồng/kg, khổ qua từ 20.000-30.000 đồng/kg, xà lách 55.000 đồng/kg, mồng tơi 8.000 đồng/bó, bắp su 14.000 đồng/kg, đậu tây 20.000 đồng/kg.

Khảo sát tại các chợ dân sinh khác như chợ Hòa Khánh (quận Liên Chiểu), chợ Túy Loan (huyện Hòa Vang), rau củ quả được nhập về từ chợ đầu mối Hòa Cường và một số vùng sản xuất nhỏ lẻ khác. Các tiểu thương cho hay, nắng hạn khó trồng rau, nguồn hàng khan hiếm nên giá thành nhích lên qua từng ngày: khổ qua 20.000 đồng/kg (tăng 3.000-5.000 đồng), cải ngọt 15.000 đồng/kg (tăng 3.000 đồng), xà lách 55.000 đồng/kg (tăng 15.000-20.000 đồng), rau mồng tơi 10.000 đồng/bó (tăng 2.000-3.000 đồng).

Giá hành lá cao nhất 3 năm qua

Chị Hoa, ở Gò Vấp (TP Hồ Chí Minh) cho biết, hơn tuần nay chị đi chợ và khá bất ngờ vì giá hành lá tăng khá cao, lên 80.000 đồng một kg. "Thông thường mua rau, người bán hay cho thêm hành. Nhưng mấy ngày nay, các tiểu thương đều đề nghị mua thêm vì giá hành lên quá cao, gấp đôi so với trước. Tôi mua thêm 10.000 đồng cũng chỉ được 1 lạng hành lá", chị Hoa nói.

Chị Loan, chuyên bán bún bò ở quận 3 cũng cho biết, trước đây chị hay mua số lượng nửa kg hành một lần thì nay phải mua 3 kg để được giá sỉ. Tuy nhiên, giá hành tính ra vẫn cao gấp đôi so với trước đó.

Tiêu dùng trong tuần: Giá vàng, gas, thực phẩm đồng loạt tăng mạnh

Giá hành lá cao nhất 3 năm qua.

Theo người dân tại thủ phủ chuyên trồng hành Đồng Tháp, hiện hành lá ở vườn đang được bán giá 45.000 đồng một kg, tăng 25.000 đồng so với tháng trước đó. Với mức giá này, bình quân mỗi công hành lá (1.000 m2) cho thu nhập trên 20 triệu đồng (sau khi trừ chi phí). Đây cũng là mức lợi nhuận cao hơn so với nhiều loại cây trồng khác.

Cùng với Đồng Tháp, hiện giá hành lá tại các tỉnh An Giang, TP HCM cũng tăng cao thêm 30% so với cùng kỳ. Giá bán hành lá tại vườn ở các khu vực này dao động 35.000-40.000 đồng một kg. Còn giá bán lẻ tại chợ lên đến 60.000-80.000 đồng một kg tùy loại.

Nguyên nhân do đang bước vào mùa mưa nên năng suất hành không cao, dễ phát sinh bệnh. Cũng chính vì năng suất giảm nhưng nhu cầu của thị trường cao nên giá sản phẩm tăng đột biến và được cho là cao nhất trong vòng 3 năm qua.

Cua biển tăng giá trở lại

Ngày 4/7, theo ghi nhận, giá cua biển trên thị trường Cà Mau tăng trên dưới 50.000 đồng/kg (tùy loại). Theo đó, cua gạch được thương lái thu mua với giá 500.000 đồng/kg; cua y loại 1 giá 300.000 đồng/kg; cua y tứ (dưới 300 gram/con) giá 180.000 đồng/kg…

Tiêu dùng trong tuần: Giá vàng, gas, thực phẩm đồng loạt tăng mạnh

Cua biển tăng giá trở lại.

Trước đó, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên cua biển Cà Mau có thời điểm trượt giá "không phanh". Đặc biệt, có lúc thương lái ngưng thu mua cua thương phẩm do thị trường truyền thống Trung Quốc bị "đóng băng". Từ đó, khiến cho nhiều hộ nuôi cua ở vùng đất cực Nam tổ quốc "đứng ngồi không yên".

Thời gian gần đây, giá cua biển tăng trở lại do tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước được kiểm soát, việc giao thương trở lại bình thường.

Ông Nguyễn Văn Đoàn (ngụ huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau), : "Tôi rất mừng vì cua tăng giá trở lại, hiện mỗi ngày đặt rập tôi bắt được khoảng 5kg cua, thu về hơn 1,5 triệu đồng. Sau dịch Covid-19, gia đình nào ít nhiều cũng bị ảnh hưởng và đây là khoản tiền hữu ích để người dân tái vụ mới".

Tuy nhiên, không phải hộ nuôi nào cũng hưởng niềm vui trọn vẹn như hộ ông Đoàn. Ông Nguyễn Văn Út (ngụ huyện Năm Căn) cho hay trước đó ông đã canh thời điểm thích hợp để thả 6.000 con cua giống nhằm thu hoạch đúng dịp Tết nguyên đán với mong muốn bán với giá cao. Tuy nhiên, năm nay vào đúng thời điểm thu hoạch giá cua lại giảm mạnh do dịch Covid-19 hoành hành.

"Vụ cua này, tôi mất hàng chục triệu đồng do không gặp may. Trong tháng tới, khi độ mặn ở vuông nuôi giảm tôi sẽ bắt con giống để thả vụ mới", ông Út chia sẻ.

Giá gà công nghiệp tăng mạnh

Ngày 1/7, Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng cho biết, giá gà công nghiệp đang ở mức cao nhất tính từ đầu năm 2020 tới nay. Hiện, giá gà công nghiệp bán ra tại chuồng ở mức 35.000 – 36.000 đồng/kg tùy loại, tăng khoảng 12.000 đồng/kg so với hơn một tháng trước.

Tiêu dùng trong tuần: Giá vàng, gas, thực phẩm đồng loạt tăng mạnh

Giá gà công nghiệp tăng mạnh.

Theo các thương lái thu mua gà tại Đức Trọng và Lâm Hà, giá gà tăng cao do thời gian gần đây người chăn nuôi tại Lâm Đồng và nhiều địa phương trong cả nước đã hạn chế tái đàn vì giá thấp kéo dài. Đồng thời, thời gian qua do thịt lợn giá cao khiến nhiều người dân lựa chọn chuyển dần qua ăn thịt gà. Với giá gà hiện tại, người chăn nuôi lãi từ 10.000 – 12.000 đồng/kg gà xuất chuồng.

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Tiêu dùng trong tuần: Giá vàng, gas, thực phẩm đồng loạt tăng mạnh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO